Biểu tượng dòng sông

Một phần của tài liệu Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu (Trang 78 - 84)

5. Kết cấu luận văn

2.2.1. Biểu tượng dòng sông

Trong ca dao, dân ca Việt Nam, sông thường được nhắc đến như một đặc trưng cho quê hương, cho miền quê,... đặc biệt trong ca dao, dân ca hình ảnh sông được lặp đi lặp lại nhiều lần với những giá trị thẩm mỹ sâu sắc, phong phú. Hình tượng sông có tần số xuất hiện rất cao: việc sử dụng hình tượng sông nước ở đây không nhằm tái hiện hình ảnh một con sông cụ thể nào mà chủ yếu bị chi phối bởi các đặc thù của cảm xúc và mục đích biểu tượng hoá nghệ thuật - Sông trở thành một biểu tượng nghệ thuật khi được sử dụng với nghĩa bóng ổn định.

Sông là hiện thân của dòng chảy lớn, dài, mênh mông, sâu và vô tận. Những đặc điểm này khiến người ta dễ hình dung nó như một thực thể sống động, có khả năng diễn đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người. Hình tượng sông khơi dậy ý niệm một cái gì đó mênh mông vô tận nên xu hướng phổ biến nhất là lấy đặc điểm hình thể: dài, rộng, sâu, bao la của sông để gợi liên tưởng về sự xa cách, sự bền vững, về cái lớn lao, vô tận.

Xu hướng mượn những sự vật có liên quan với sông để gợi những liên quan với sông để gợi những liên tưởng khác nhau về thân phận con người, về đời người: Cánh bèo gắn bó với dòng sông, trôi dạt lênh đênh trên dòng sông không biết đâu là phương hướng, không biết đâu là bến bờ... Trong ca dao, hình ảnh cánh bèo trên sông được dùng để biểu đạt ý niệm thân phận, số phận con người. Cũng xuất phát từ những ý niệm đó mà trong thơ ca hình ảnh con sông đã trở thành một hình tượng gần gũi, mang trong mình những đoạn

trường như số phận con người. Dòng sông xuất hiện trong thơ Tố Hữu khá nhiều và nó đã trở thành một hình tượng mang ý nghĩa biểu trưng cho dòng thác cách mạng đang ngày ngày chuyển mình để tiến đến quét sạch quân thù xâm lược. Hơn thế nữa dòng sông cũng là dòng đời của biết bao những số phận con người và cũng là một phần của đời thơ Tố Hữu.

Dòng sông là hình ảnh có tần số xuất hiện khá nhiều trong hành trình thơ Tố Hữu, trong tập Từ ấy và Việt Bắc có 24 lần xuất hiện dòng sông hoặc

từ liên quan đến sông, dòng nước… Cụ thể là hình ảnh dòng Hương Giang xứ Huế xuất hiện 11 lần, còn lại sông Thao, sông Lô, sông Đáy cũng là những dòng sông cụ thể ở những miền quê cụ thể trên đất nước Việt Nam. Còn lại là những hình ảnh chung chung: sông núi, sông nước, dòng sông…

Hình ảnh dòng Hương Giang trong tập thơ Từ ấy gây được bao ấn

tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc!

Trên dòng Hương Giang Em buông mái chèo Trời trong veo Nước trong veo Em buông mái chèo

Trên dòng Hương Giang…

“Trên dòng Hương Giang” xuất hiện 3 lần trong bài thơ như một nốt nhấn, một ám ảnh đối với nhân vật cũng như với người đọc, dòng Hương Giang cụ thể là một dòng sông thơ mộng trên xứ Huế, dòng sông của thi ca, của tình yêu của con người Huế. Nhưng tiếng thơ cất lên vút cao trong nỗi niềm của một cô gái giang hồ:

Trăng lên trăng đứng trăng tàn

Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng Thuyền em rách nát

Mà em chưa chồng

Em đi với chiếc thuyền không Khi mô vô bến rời dòng dâm ô? Trời ơi em biết khi mô

Thân em hết nhục giày vò năm canh

Hình ảnh cô gái trên sông nổi bật lên với nỗi đau đớn về nghề nghiệp của mình, một ước mơ cháy bỏng “rời dòng dâm ô” ám ảnh khắc khoải trong lòng. Dòng sông vô tình vẫn chảy theo quy luật muôn đời của nó nhưng bập bềnh trên đó là những số phận, những con người đang vật vã tìm cho mình một đường sống trong sạch hơn.

Cũng như tiếng lòng của cô gái giang hồ trên dòng Hương Giang, người đọc lại bắt gặp lại hình ảnh:

Ven bờ sông phẳng con đò mộng Lả lướt đi về trong gió mai

Những câu thơ có hình ảnh dòng sông trong hai tập thơ trên hầu như đều là những hình ảnh mang nỗi buồn man mác của cuộc sống nhiều cơ cực và chưa tìm được ánh sáng cách mạng. Hơn 5 lần Tố Hữu viết: “Lòng ta như nước Hương Giang ấy” hay “Nước Hương Giang hiền lành thanh tịnh”… là những tiếng lòng thi sỹ đầy ẩn ý, dư ba.

Đến Gió lộng hình ảnh dòng sông lại xuất hiện nhiều đến 28 lần, những dòng sông cụ thể xuất hiện 12 lần, chung chung là 16 lần. Âm hưởng của cách mạng đã lan sang cả hình ảnh sông nước, dòng sông rộn tiếng ca, dòng sông tràn niềm vui nhiều hơn trước:

Xưa là rừng núi, là đêm

Giờ thêm sông biển, lại thêm ban ngày (Xưa… nay…) Suối ngàn đã chảy thành sông

Đố ai tát cạn được dòng nước xuôi

Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe sông chuyển thành con sông dài

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Gắn với đó là những dòng sông cụ thể nhuốm sắc màu thắng lợi:

Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương Mái nhì man mác nước sông Hương

(Quê mẹ) Bây chừ sông nước về ta

Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày (Mẹ Suốt)

Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa

Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy Hỏi đây thác nhảy cho điện quay chiều

(Bài ca xuân 61)

Hay những hình ảnh dòng sông được viết ra để chỉ về Người:

Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa… (Theo chân Bác)

Đến tập thơ Máu và Hoa thì dòng sông xuất hiện 15 lần, số lượng hình ảnh sông cụ thể tăng lên đến 11 lần, còn 4 lần là chung chung, tác giả hồ hởi theo những chiến công mà đất nước đạt được. Cảm xúc cũng cứ thế dâng tràn, tên sông, tên núi vang vọng. Những tên sông cụ thể như: Cửu Long, Bến Hải,

sông Hương, Thạch Hãn, sông Trà, sông Ba, sông Lại… với những cảm xúc và cái nhìn khác nhau:

Rừng núi đã xanh màu giải phóng Hãy trào lên ơi sóng Cửu Long Quét phăng những rác bùn ứ đọng Những thép gai ngăn mặt cách lòng

(Việt Nam máu và hoa) Sông Bến Hải bên bồi bên lở

Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương Sông Trà, sông Lại, sông Ba

Khu Năm dằng dặc lòng ta mọi miền

Anh còn lặn lội đường xa

Sông Hương đành nhớ, chưa qua sông Bồ Phù Lai ba bến con đò

Thanh Lương quê ngoại câu hò còn chăng Êm dòng Thạch Hãn đêm trăng

Những lo ngược gió Tam Giang nặng chèo

Dòng Hương nước biếc trong veo Gió khơi Bạch Mã sóng đèo Hải Vân.

(Nước non ngàn dặm)

Ngoài ra dòng sông cũng được tác giả nhắc đến như một ngọn nguồn sáng tạo và để giãi bày lòng mình trong bài thơ Nước non ngàn dặm:

Một lời nghe vút tiếng roi

Đó là nỗi thương nhớ người anh em đồng chí đã từng giúp đỡ, người còn, người mất:

Nhớ thương bạn lại bùi ngùi

Nhớ làng Rô nhớ người nuôi năm nào Ghé thăm lòng xót xa sao

Bến sông lửa cháy, bom đào bãi lau.

Trong niềm vui của ngày hôm nay đổi mới, giọng thơ Tố Hữu cũng rộn ràng:

Tôi lại nhìn như đôi mắt trẻ thơ Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ

Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển Xanh trời xanh của những giấc mơ…

(Vui thế hôm nay)

Tập thơ Một tiếng đờn được Tố Hữu viết trong 10 năm, quãng thời gian nhà thơ vừa làm thi sỹ vừa làm một nhà lãnh đạo. Những vần thơ ông viết vẫn tràn đầy thơ mộng, tràn đầy một niềm tin yêu cuộc sống và những chia sẻ hết sức đời thường. Dòng sông xuất hiện 7 lần thì 5 lần là gắn với tên sông cụ thể như sông rạch Mỏ Cày, Sông Đà, sông Dâu, sông Mã. Người ta đọc thấy trong đó bao niềm vui:

Nhớ buổi chiều về thăm quê Đồng Khởi Sông rạch Mỏ Cày xúm xít thuyền ghe

(Một khúc ca) Chặn sôngĐà ta làm ra thác điện Cho sáng núi rừng sáng đến mai sau

Con sông Dâu chảy về đâu

Mà lơ thơ… đến Luy Lâu lại dừng (Luy Lâu)

Sóng rờn sông Mã lượn quanh hàng đồi (Cẩm Thủy)

Đời thơ Tố Hữu như một dòng chảy nhất quán từ trước đến sau và trên dòng sông cuộc đời, dòng chảy của hồn thơ ông đã thể hiện được những bước thăng trầm trong cuộc đời riêng cũng như cuộc đời chung của cách mạng Việt Nam. Dòng sông không chỉ là hình tượng mà hơn hết nó đã trở thành một biểu tượng tiêu biểu trong thơ Tố Hữu.

Một phần của tài liệu Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)