Kiều Nguyệt Nga người phụ nữ bản lĩnh kiên cường

Một phần của tài liệu nghĩa trong tác phẩm lục vân tiên của nguyễn đình chiểu (Trang 53)

CHƯƠNG 3: CHỮ “NGHĨA” TRONG TÍNH CÁCH CON NGƯỜI NAM BỘ

3.1.3.2.Kiều Nguyệt Nga người phụ nữ bản lĩnh kiên cường

Không những có một mình chàng thanh niên trẻ tuổi Tử Trực kia là trọng nghĩa tình, một hình ảnh nữa mà ta thấy như một sợi chỉ hồng kéo dài trong suốt tác phẩm, nghĩa tình lúc nào cũng thể hiện một cách trọn vẹn. Chính là nàng Kiều Nguyệt Nga. Sự thủy chung và bản lĩnh của người con gái Nam Bộ đã được Nguyễn Đình Chiểu cố công xây dựng nàng là một người phụ nữ hoàn hảo – cả tài làm thơ, nhan sắc và sự kiên trinh lòng chung thủy trước sau như một của nàng đủ để ta khẳng định nét tính cách ấy không phải ai cũng có.

Theo quan niêm của Nguyệt Nga đã không mang ơn thì thôi, nếu đã chịu ơn thì phải trả, mà cách trả của nàng là cả cuộc đời mình như vậy vẫn chưa gọi là đủ. Tình mà nàng trao cho Vân Tiên nó đã biến thành cái nghĩa ân tình sâu nặng, nếu là tình có thể thay đổi, còn nghĩa khó mà nhạc phai. Trong mối quan hệ giữa Vân Tiên và Nguyệt Nga,

không có cái nghĩa sâu nặng ấy thì khó mà giúp Nguyệt Nga kiên quyết vượt qua mọi gian khổ nhưvậy.

Ngay từ ban đầu Vân Tiên giết cướp cứu nàng. Nguyệt Nga xem mạng sống của nàng sẽ thuộc về chàng trai dũng cảm ấy, chính vì vậy nàng nghĩ từ nay mạng sống của mình là do Vân Tiên quyết định.

Vân Tiên anh hỡi có hay,

Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng.

Từ những hành động và suy nghĩ của nhân vật một phần nào nói lên được hết những nét tính cách của con người Nam Bộ, tính cách tuy bộc trực nhưng dễ gần, chân thật. sống hết mình với lẽ phải, tìnhđời mà trong cuộc đời không dễ mấy ai cũng có được. Chính từ những phẩm chất trên góp phần tô đậm tính cách tốt đẹp của con người Nam Bộ.

Một phần của tài liệu nghĩa trong tác phẩm lục vân tiên của nguyễn đình chiểu (Trang 53)