Yêu thương – đoàn kết

Một phần của tài liệu nghĩa trong tác phẩm lục vân tiên của nguyễn đình chiểu (Trang 56 - 58)

3.2.2.Chất phác – giản dị

3.2.3. Yêu thương – đoàn kết

Không thể bỏ qua một yếu tố quan trọng góp phần tô đậm chất nhân văn trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Đó là những con người sống ở nơi đây họ yêu mến nhau bằng tình

nhân vật yêu thương giúp đở con người không phải những người giàu có, sang trọng mà trái lại là những người bần hàn nhưng rất tốt bụng. Tình cảm của họ bao la như chan hòa cùng sông nước, thiên nhiên tươi đẹp thì tình yêu của họ cũng dạt dào không kém, nếu như thiên nhiên là vẻ đẹp của bức tranh thì tình cảm con người tạo nên cái hồn cho bức tranh ấy. Những ông Ngư, ông Tiều, ông Quán…là những con người đại diện cho tấm lòng tong sạch thanh cao. Khi Vân Tiên gặp nạn họ hết lòng cứu giúp, trong khi cuộc sống của mình không mấy gì sung sướng nhưng miếng cơm manh áo của mình sẵn sàng chia sẻ cho người trong lúc gian nguy.

Hành động ông Tiều cõng Vân Tiên về nhà làm cho tất cả mọi người đều cảm thấy xúc động,một người lưng còm, tóc bạc lại cõng một người trẻ tuổi bị bỏ rơi như sắp chết. Vẻ đẹp tâm hồn của ông Tiều không ai có thể thấy hết được,nếu như cuộc sống dành cho ông sự giàu sang chắc có lẽ ông cùng san sẻ cùng tất cả mọi người.

Gắng mà ăn uống cho yên, Lão ra sức lão cõng Tiên về nhà.

Tinh thần đùm bộc cưu mang của con người nơi đây vô cùng tươi đẹp, trên nghĩa cử “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, cuộc sống của những con người chân chất

nơi đây không màn đến danh lợi, họ chỉ sống đối đãi, ứng xử với nhau bằng nghĩa tình chân thật. Khi gặp người khó khăn không giúp được nhiều, thì giúp ít có gì giúp nấy bằng tất cả tấm lòng, cũng như với ông Tiều đây thấy Vân Tiên gặp gian nan, lão không tiền cái gì sẵn có lãođều cho hết, đến sức lực của một ông lão lưng còm cũng không ngần lại bỏ ra luôn. Tình nghĩa như vậy làm sao một người như Vân Tiên có thể quên được. Mặc dù nói rằng làm ơn không mong người trả ơn, nhưng chính sự trả ơn mới thấy được tấm lòng của người chịu ơn, nhận của người một ta phải đáp cả trăm, cả nghìn có như vậy mới biết được người nhận ơn có nhớ công lao của người đã cứu giúp mình hay không. Cũng chính từ việc mang ơn thì phải trả Nguyệt Nga đã mang trong lòng cái ơn của Vân Tiên đến suốt cuộc đời, sự đền đáp lại bằng chính tấm thân của mình, như vậy Nguyệt Nga mới coi như trả được cái ơn cứu mạng. Tấm lòng của những người dốc lòng cứu giúp người khác, tựa như vàng mười. Tuy bên ngoài cái vỏ xù xì thô ráp nhưng bên trong óng ánh tựa vàng mười,vẽ đẹp ấy càng tỏ sáng khi ta biết nó chính là vàng thật, cũng chính như tấm lòng của những con người nơi đây không nghĩ đến lợi ích cá nhân.

Một phần của tài liệu nghĩa trong tác phẩm lục vân tiên của nguyễn đình chiểu (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)