Vi khuẩn axit lactic

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 44)

- Cách sử dụng EM 1: EM1 (gốc) là vi sinh vật không hoạt động Vì vậy, EM 1 cần được hoạt động bằng cách cung cấp nước và rỉ đường (là thức ăn của

1.5.2 Vi khuẩn axit lactic

Nhóm vi khuẩn tạo Axit lactic (Loài Lactobacillus)

Vi khuẩn axit lactic sản sinh ra axit lactic từ đường và cacbon hydrat khác được tạo ra bởi vi khuẩn quang hợp và nấm men. Axit lactic là loại khử

khuẩn mạnh nó kìm hãm các vi sinh vật có hại và đẩy nhanh quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, kể cả các chất hữu cơ khó phân huỷ như gỗ.

Ví dụ: Vi sinh vật Fusarium, làm cho cây trồng yếu đi, dễ bị nhiễm bệnh và tăng quần thể sâu hại, nhóm vi sinh vật này phát triển nhanh trong quá trình luân canh liên tục. Tuy nhiên chúng sẽ bị ngăn chặn hạn chế sự phát triển khi vi khuẩn axit lactic chiếm ưu thế. Vi khuẩn Axit lactic có khả năng ngăn chặn sự truyền bệnh của các vi sinh vật có hại. Tác dụng quan trọng nhất của Axit lactic là ở điểm này (Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, 2013). [9]

1.5.3. Nấm Mốc

Nấm mốc là một vi nấm có cấu tạo đa bào, tế bào đã có nhân chuẩn, có hình thái dạng sợ phân nhánh hay không phân nhánh. Nấm mốc là tên chung để chỉ tất cả các nhóm nấm không phải là nấm men mà cũng không phải là nấm lớn có mũ nấm như nấm rơm, nấm gỗ. (Hoàng Hải, Dư Ngọc Thành, 2008). [3]

Có tác dụng phân huỷ các chất hữu cơ rất nhanh, để tạo ra cồn Este và các chất kháng sinh. Các chất này ngăn chặn và phòng ngừa sự xâm nhập của các côn trùng và giòi phá hoại.

Chính vì lẽ đó mà chế phẩm E.M có tác dụng đa năng, chẳng những có hiệu lực cao trong với tất cả cây trồng, con vật nuôi, mà còn hiệu quả cao trong việc xử lý môi trường.

1.5.4. Xạ khuẩn

Xạ khuẩn là một nhóm vi khuẩn gram dương, trong chu trình sống có hình thành hệ sợi không có vách ngăn, đầu cuống bào tử có thể hình thành bào tử riêng lẻ hoặc chuỗi (Hoàng Hải, Dư Ngọc Thành, 2008). [3]

Xạ khuẩn phân bố rộng rãi trong tự nhiên: Trong đất, trong nước và trong các cơ chất hữu cơ. Có khả năng tổng hợp nên các chất kháng sinh từ Amino axit mà Amino axit đã được tiết ra bởi vi khuẩn quang hợp và các chất

hữu cơ. Các chất kháng sinh trên, có tác dụng ngăn chặn các loại nấm và vi khuẩn gây hại. Nấm tia (Xạ khuẩn) có thể tương hợp với vi khuẩn quang hợp. Vì vậy tất cả các loại trong chúng có tác dụng làm tăng chất lượng môi trường đất đai bằng việc làm tăng hoạt tính kháng sinh trong đất (Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ, 2012) [9]

1.5.5. Nấm men

Từ nguồn nguyên liệu là Amino axit và đường được tiết ra từ vi khuẩn quang hợp các chất hữu cơ và rễ cây trồng, Nấm men tổng hợp nên các chất kháng sinh và các chất hữu cơ khác cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng. Các chất hoạt động sinh học như các hooc môn và enzim được tạo ra bởi nấm men sẽ thúc đẩy hoạt động của tế bào và sự phát triển bộ rễ cây trồng. Các chất tiết ra của chúng cũng là chất nền có lợi cho các vi sinh vật hữu hiệu như vi khuẩn lactic và xạ khuẩn. (Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ, 2012) [9]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)