Đối với cây trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 44)

- Cách sử dụng EM 1: EM1 (gốc) là vi sinh vật không hoạt động Vì vậy, EM 1 cần được hoạt động bằng cách cung cấp nước và rỉ đường (là thức ăn của

1.6.1. Đối với cây trồng

E.M có tác dụng đối với nhiều loại cây trồng (bao gồm cây lương thực, cây ăn quả, cây rau màu…) và ở mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. Tác dụng chung đối với cây trồng thể hiện:

- Kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả và làm chín (Đẩy mạnh quá trình đường hoá).

- Cải thiện môi trường cơ giới – lý hoá và sinh vật hoá trong đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu. Ngăn chặn sự phát sinh các mầm bệnh và côn trùng có hại trong đất, kìm hãm sự sinh sôi các mầm bệnh và côn trùng có hại.

- Tăng cường công suất và khả năng quang hợp của cây trồng.

- Tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và nâng cao hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng. Do đó tăng cường hiệu lực và sử dụng tiết kiệm phân bón hữu cơ.

- Kéo dài được thời gian bảo quản, tăng chất lượng bảo quản các loại nông sản tươi sống, làm cho hoa trái tươi lâu.

Sử dụng chế phẩm E.M đến một chừng mực nào đó đủ để vi sinh vật có ích tăng lên thành một quần thể đóng vai trò thống trị, thì khả năng cư ngụ (tồn tại và phát triển) của chúng cũng tăng lên và hệ sinh thái vi sinh vật trong đất khi đó trở nên ổn định và rất cân bằng. Lúc đó các vi sinh vật loại cá biệt, đặc biệt là các vi sinh vật có hại không phát triển được dẫn đến khả năng nhiễm bệnh của đát và cây được kiểm soát.

Rễ cây trồng tiết ra các chất như Cacbonhydrat, Amino Axit, và các axit hữu cơ, các enzim hoạt động. Các vi sinh vật có ích lại sử dụng các chất này để phát triển. Trong chu trình này, các vi khuẩn cũng đồng thời bài tiết ra Amino Axit, Axit Nucleotic và nhiều Vitamin, cũng như các loại Hooc mon cho cây trồng phát triển.

(Quan hệ qua lại giữa rễ cây trồng và E.M).Cây trồng sẽ phát triển tốt ở loại đất nơi mà các vi sinh vật có ích đóng vai trò thống trị.

Từ cơ chế tác dụng như trên, phải hiểu rằng E.M không phải là thuốc BVTV (thuốc diệt côn trùng hay bệnh hại). Vì vậy nó không chứa các hoá chất độc. E.M là một chủng vi khuẩn mà chức năng của nó được xem như các

biện pháp điều khiển – kiểm tra sinh học, tác dụng cả nó là ức chế, ngăn chặn và kiểm soát các loại côn trùng, bệnh hại qua việc đưa vào môi trường cây trồng các loại vi sinh vật có lợi. Vì thế côn trùng hay bệnh hại chỉ bị kìm hãm, hay bị “kiểm soát” qua quá trình tự nhiên bưàng việc tăng hoạt lực – chống chọi và tăng khả năng cạnh tranh của hệ vi sinh vật E.M.

E.M không phải là một loại phân bón, hay chất kích thích sinh trưởng. Nhân tố có tính chìa khoá để đẩy mạnh khả năng sản xuất của cây trồng là khai thác đặc tinh sẵn có của chất hữu cơ. Nhờ năng lượng mặt trời cộng với vi sinh vật có ích, các chất hữu cơ được phân giải cứ như vậy hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời sẽ tăng lên. Vì vậy sử dụng E.M phải đi đôi với việc sử dụng các chất hữu cơ (hệ thống canh tác hữu cơ, không vô cơ). Nghĩ rằng chỉ có phun E.M không , không có phân hữu cơ hoặc giảm ngay lượng phân, mà đòi hỏi tăng sản hơn trước là sai lầm.

Bởi vậy khi áp dụng đồng bộ các chế phẩm E.M năng xuất cây trồng tăng nhanh, chất lượng nông sản ngon – sạch và giá thành sản phẩm thì hạ, vì từng bước giảm được các loại thuốc hoá học và các loại phân bón vô cơ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 44)