Ảnh hưởng của loại chế phẩm đến thời gian phân giải phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 76)

VI KHUẨN QUANG HỢP Axit Amin Chất kháng sinh

3.3.1.Ảnh hưởng của loại chế phẩm đến thời gian phân giải phân

Giữa lượng (sinh khối) và thời gian ủ có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Lượng sinh khối càng lớn thì nhiệt độ đống ủ càng cao do hoạt động của vi sinh vật rất mạnh do các vi sinh vật này sống cộng sinh và chúng dễ đồng hóa các hợp chất hữu cơ. Do vậy khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong đống ủ cũng diễn ra rất mạnh, thời gian ủ sẽ được rút ngắn. Tuy nhiên đống ủ quá lớn thì nhiệt độ đống ủ quá cao (nhất là trong lõi đống ủ) khiến cho hệ vi sinh bị tiêu diệt vì VSV sống thích hợp từ 35-450C.

Bảng 3.5: Bảng theo dõi biến thiên nhiệt độ

Đơn vị tính:0C

Ngày theo dõi

Công thức

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Công thức 1 25 26 27 28 29 26 27 28 28 29 27 28 30 32 29 Công thức 2 25 28 35 47 52 52 50 53 53 54 54 55 54 52 50 Công thức 3 25 28 37 48 53 55 50 54 54 55 54 55 55 53 51

Ngày theo dõi

Công thức

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Công thức 1 28 30 32 30 29 31 30 30 29 30 31 32 33 30 31 Công thức 2 48 46 40 38 30 32 34 43 47 52 53 52 54 52 53 Công thức 3 49 46 42 39 30 32 35 42 48 54 53 52 53 54 54

Ngày theo dõi

Công thức

31 32 33 34 35 36 37 38 38 40 41 42 43 44 45

Công thức 1 32 32 33 32 30 31 29 30 30 31 32 30 31 31 32 Công thức 2 52 53 54 52 53 52 54 52 53 53 52 50 48 45 38 Công thức 3 54 53 52 52 49 50 52 53 52 53 54 53 46 43 39

* Ghi chú: Phương pháp đo nhiệt độ: Đo cố định vào 7h sáng mỗi ngày từ khi bắt đầu ủ, nhiệt kế đặt cách bề mặt ủ khoảng 20cm, lật nhẹ tấm bạt phủ 1 khoảng nhỏ để tránh làm mất nhiệt đống ủ.

* Nhận xét: Theo bảng đo nhiệt độ trên có thể thấy sau 5,6 ngày nhiệt độ đống ủ đã đạt đến 550C, đống ủ nóng, có hiện tượng bốc hơi bề mặt. Do vi sinh vật hoạt động mạnh mẽ, chúng sử dụng chất hữu cơ để đồng hóa và phát triển mạnh. Từ ngày 15 đến 20 nhiệt độ có chiều hướng giảm do hệ VSV giảm, ngày thứ 20 đảo trộn lại đống ủ và bổ sung thêm chế phẩm và nước đảm bảo cho đống ủ đủ độ ẩm và tăng cường khả năng phân giải (Vì sau khoảng 15 ngày lượng nước bay hơi do sức nóng đống ủ khiến đống ủ độ ẩm chỉ còn 40%, lượng vi sinh vật phân giải cũng giảm do sức nóng của đống ủ).

Những ngày sau đó nhiệt độ bắt đầu tăng trở lại khoảng 53-550C và diễn biến nhiệt độ cứ tiếp tục tuần hoàn theo chu trình như vậy.

Ở bảng trên có thể thấy CT1- Công thức đối chứng không sử dụng chế phẩm thì nhiệt độ đống ủ biến thiên phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ thời tiết. Đống ủ cũng nóng hơn so với nhiệt độ bên ngoài tuy nhiên vẫn ở mức thấp do hoạt động phân giải các hợp chất hữu cơ xẩy ra chậm.

Đối với CT2, CT3 thì độ biến thiên nhiệt diễn ra cũng tương đối giống nhau, tuy nhiên có thể nhận thấy CT3 nhiệt độ tăng cao hơn từ 1 – 20C sau mỗi lần đo. Điều đó chứng tỏ hoạt động phân giải các hợp chất hữu cơ trong đống ủ CT3 xảy ra mạnh hơn so với CT2.

Hình 3.5. Biểu đồ mô tả biến thiên nhiệt độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 76)