Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 70)

VI KHUẨN QUANG HỢP Axit Amin Chất kháng sinh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

- Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.562,82 km² được chia thành 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Toàn tỉnh có 181 xã, phường, thị trấn trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.

- Tỉnh Thái Nguyên có địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

- Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người gồm 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Thái Nguyên được coi là trung tâm kinh tế, văn hoá của các tỉnh miền núi phía bắc. Ngoài các khu công nghiệp, Thái Nguyên còn có nhiều trường đại học, cao

đẳng, trung học chuyên nghiệp và hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn. Đây là thị trường lớn tiêu thụ nông sản nói chung và sản phẩm nấm, rau xanh và hoa tươi các loại.

- Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây phát triển thuận lợi song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào, sức cạnh tranh của thị trường; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc... Song với sự chỉ đạo quyết tâm của Đảng bộ và chính quyền, nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực ... Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản).

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2011 là 9,36%, GDP bình quân đầu người đạt 22,3 triệu đồng, Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3.265 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 22000 lao động, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh còn 20,6% theo tiêu chí mới.

- Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, năm 2011 sản lượng lương thực có hạt ước đạt 449,5 nghìn tấn. Diện tích trồng rừng tập trung đạt 5759 ha, diện tích chè trồng mới và trồng lại được 1122 ha, diện tích rau các loại 9500 ha, sản lượng 148.800 tấn phân bố ở tất cả các huyện thành trong tỉnh. Diện tích trồng hoa các loại có khoảng 200 ha tập trung ở Thành phố Thái Nguyên, Huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương và Phú Bình. Toàn tỉnh đạt giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt là 68 triệu đồng.

3.1.2. Thực trạng sản xuất nấm ăn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Nghề trồng nấm ở Thái Nguyên đang phát triển, hàng năm có khoảng 60.000 - 80.000 tấn rơm rạ, hàng trăm tấn mùn cưa các loại là nguồn nguyên

liệu để sản xuất nấm. Năm 2010 Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án tổ chức sản xuất và tiêu thụ nấm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2015 với mục tiêu đến năm 2015 đạt sản lượng từ 15.000 - 20.000 tấn nấm các loại, tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, tiến tới xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Từ năm 2010 tính đến tháng 7 năm 2013, toàn tỉnh đã sản xuất được trên 4.824,205 tấn nấm thành phẩm các loại, trong đó, sản lượng nấm Sò là chủ yếu (3.765 tấn chiếm tỷ lệ 92%), tiếp sau đó là mộc nhĩ (728 tấn chiếm tỷ lệ 15,1%), linh chi (274,845 tấn chiếm tỷ lệ 5,7%), nấm rơm (42,36 tấn chiếm tỷ lệ 0,9%) và nấm mỡ (14 tấn chiếm tỷ lệ 0,3%).

Hình 3.1. Biểu đồ sản lượng nấm các loại tính đến tháng 7/2013

Riêng năm 2014, sản lượng Nấm ước tính trên toàn tỉnh có nhiều thay đổi về chủng loại và số lượng. Toàn tỉnh ước sản lượng đạt 5.062 tấn, trong đó nấm Sò 911 tấn (đạt 18%), Mộc Nhĩ 3.191 tấn (đạt 63%), Linh Chi 70,5 tấn (đạt 1,4%), Nấm Hương 784 tấn (đạt 15,5%), Các loại khác (Nấm rơm, nấm mỡ, Trân Châu, Trà Tân, Dạ Dày, Hoa Hồng, Nâu Tây, Nấm Ngô..) 105,5 tấn (đạt 2,1%).

Hình 3.2. Biểu đồ sản lượng nấm các loại năm 2014

Việc sản xuất Nấm cũng đã hạn chế việc đốt hàng ngàn tấn phế thải, phụ phẩm (rơm, rạ, mùn cưa...) từ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo một nền nông nghiệp sạch, an toàn; tạo ra hàng ngàn tấn nguyên liệu để tạo nguồn phân hữu cơ, giá thể từ việc xử lý bã thải sau khi trồng nấm, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

Với phương châm chỉ đạo lấy doanh nghiệp, HTX, trang trại lớn làm nòng cốt, các nông hộ nông dân làm vệ tinh trong phát triển nghề trồng nấm đến nay đã có 5 doanh nghiệp, 7 HTX, 113 nông hộ tham gia vào sản xuất nấm.

Ngoài một số đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả như: Công ty TNHH công nghệ sinh học Phú Gia, Công ty cổ phần Nhật Sơn, Hợp tác xã Nấm Hùng Sơn, Hợp tác xã nấm Đắc Sơn…đến nay đã mở rộng thêm

một số cơ sở sản xuất mới như: Cơ sở sản xuất nấm Thanh Hương, xã Tiên Hội, Đại Từ đã đầu tư xây dựng được 6.000 m2lán trại và máy móc, thiết bị để sản xuất nấm mộc nhĩ xuất khẩu; Cơ sở sản xuất nấm của ông Nguyễn Văn Quýnh, xã Yên Đổ, Phú Lương đã đầu tư 5.000 m2 nhà xưởng và máy móc thiết bị như lò hơi, lò hấp, máy đóng bịch, máy trộn nguyên liệu bước vào sản xuất ổn định tháng 8 năm 2013; Cơ sở sản xuất nấm Hòa Tính, xã Vạn Thọ, Đại Từ đã đầu tư 2.000 m2 nhà xưởng và lò hấp, lò hơi đang chuẩn bị bước vào sản xuất trong tháng 8 năm 2014.

Ngoài những Doanh nghiệp, cơ sở, hộ sản xuất Nấm đã được hỗ trợ vốn để mở rộng và phát triển mô hình, Đề án tiếp tục hỗ trợ một số hộ nông dân có điều kiện, nhu cầu sản xuất nấm, tiến tới sẽ trở thành những hộ vệ tinh của một số doanh nghiệp sản xuất nấm lớn trên địa bàn.

Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất Nấm tìm kiếm trường thị tiêu thụ bằng việc kết nối, giới thiệu các Doanh nghiệp, công ty chế biến nông sản, siêu thị, nhà hàng đến thăm, tìm hiểu các cơ sở sản xuất nấm, từ đó ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm Nấm, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.

Hỗ trợ một số cơ sở có nhu cầu chuyển đổi mô hình sản xuất từ tiểu thủ công nghiệp sang mô hình sản xuất Nấm, những cơ sở này đã có sẵn lán trại, nhà xưởng hiện đang có nhu cầu vốn để mua sắm các thiết bị, máy móc, sửa chữa nhà xưởng phù hợp quy trình sản xuất Nấm.

Nghề sản xuất Nấm hiện nay đã thu hút được 500 lao động thường xuyên và 300 lao động thời vụ, mức lương bình quân từ 2.000.000 đồng/người/tháng – 4.000.000 đồng/người/tháng.

Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất Nấm của các Doanh nghiệp, HTX và Hộ gia đình có quy mô lớn năm 2014

(Đơn vị: Tấn tươi) Stt Đơn vị Nấm Mộc Nhĩ Linh Chi Nấm Hương Các loại nấm khác (Bào ngư, Trà tân...) Tổng sản lượng các loại Nấm 1 HTX Nấm Hùng Sơn 197 28 - - - 225 2 Công ty TNHH CNSH Phú Gia 1.267 44 784 100 2.195 3 Công ty CP Nhật Sơn 72 146 8 - - 226

4 Công ty CP Tiên Trường 25 35 - - - 60

5 Cơ sở Nấm Thanh Hương - 590 - - - 590

6 HTX Nấm Đắc Sơn 160 - - - - 160 7 Nhóm nông hộ nấm xã Đồng Bẩm 43 10 3,5 - 1,5 58 8 Cơ sở Nấm Hòa Tính 40 - 3,5 - - 43,5 9 Hộ Vũ Ngọc Quýnh - 9 720 - - - 729 10 Hộ Đinh Văn Sản 55 20 - - - 75

11 Hiệp hội Linh Chi Việt - 5 4,5 - - 9,5

12 Các nông hộ nhỏ lẻ 310 370 7 - 4 691

Tổng cộng 911 3.191 70,5 784 105,5 5.062

(Nguồn: Báo cáo sản xuất nấm 7 tháng đầu năm, phương hướng 5 tháng cuối năm 2014, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên)

Theo báo cáo số liệu sản xuất Nấm năm 2014 có thể thấy sản lượng sản xuất Nấm năm 2014 đạt 5.062 tấn, riêng Mộc nhĩ vào khoảng 3.191 tấn. Tính từ năm 2010-2014 sản lượng nấm toàn tỉnh khoảng hơn 10 nghìn tấn (do những năm đầu ngành nấm mới đưa vào sản xuất nên quy mô và sản lượng còn thấp), với quy mô lớn như vậy sẽ tương đương với một lượng phát thải bã nấm cũng cũng rất lớn. Đặc biệt các công ty, các Hợp tác xã sản xuất Nấm có quy mô lớn, đặc biệt Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phú Gia mỗi năm sản xuất khoảng 2-3 nghìn tấn sản phẩm, cơ sở nấm Thanh Hương chuyên sản xuất Mộc Nhĩ năm 2014 cũng sản xuất 590 tấn, Công ty cổ phần Nhật Sơn và Hợp tác xã Nấm Hùng Sơn sản xuất khoảng 2-3 trăm tấn mỗi năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 70)