Cách phối trộn giá thể trồng nấm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 75)

VI KHUẨN QUANG HỢP Axit Amin Chất kháng sinh

3.2.1. Cách phối trộn giá thể trồng nấm

Có nhiều cách để phối trộn giá thể trồng nấm phụ thuộc vào kinh nghiệm của người sản xuất. Tuy nhiên thành phần chính bao gồm Mùn cưa hoặc rơm rạ, cám ngô, cám gạo và bột nhẹ.

Theo kết quả thu thập tại Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phú Gia thì Thành phần của giá thể nấm bao gồm:

Công thức: Mùn cưa (rơm rạ, bông) + Cám doa + Cám Ngô + Gạo tấm nghiền + Cám mì + Bột nhẹ. Với Tỷ lệ: Mùn cưa: 90,1% Cám doa (cám gạo): 2,7% Cám Ngô: 2,5% Cám mì: 2,0% Gạo tấm (nghiền): 1,5% Bột nhẹ (CaCO3): 1,2%.

Hình 3.4: Biểu đồ thành phần dinh dưỡng trong giá thể trồng nấm

Vì Nấm chủ yếu sống dị dưỡng, lấy thức ăn từ các nguồn hữu cơ có sẵn trong bịch nấm. Hầu hết các loài nấm đều lấy dinh dưỡng qua màng tế bào hệ sợi (giống rễ cây thực vật). Nhiều loài nấm có hệ men (enzyme) phân giải tương đối mạnh, giúp chúng có thể sử dụng các dạng thức ăn phức tạp, bao gồm các đại phân tử như chất xơ (cellulose, hemicellulose), chất đạm (protein), chất bột (amidon, polysaccharide), chất mộc (ligin)… Với cấu trúc sợi, tơ nấm len lỏi sâu vào trong cơ chất (rơm rạ, mạt cưa, gỗ…) rút lấy thức ăn đem nuôi toàn bộ cơ thể nấm (tần dinh dưỡng hay tần sinh sản).

Tuy nhiên sau chu kỳ sinh trưởng, nấm không ăn hết phần dinh dưỡng có trong giá thể, một phần tinh bột (cám ngô, cám gạo, gạo tấm, cám mì) và protein (có sẵn một phần trong giá thể nhưng tỷ lệ rất ít, phần lớn protein có trong bã nấm đều do rễ Nấm (tơ nấm) và gốc Nấm khi người thu hái chỉ cắt phần tai nấm để đem tiêu thụ, còn lại phần gốc nấm vẫn còn dính trong bịch). Tinh bột và protein dư thừa không phải là chất ô nhiễm nhưng chính phần tinh bột và protein dự thừa này khi không được xử lý đúng cách, sau quá trình phân hủy đã gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước khu vực tập kết bã nấm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 75)