Chiphí tài chính

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh thành an (Trang 65)

Bảng 2.14. Các khoản vay của Công ty TNHH Thành An

Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Nợ DH 2.172.042.018 1.889.130.245 78.984.745 1.451.581.200 Vay và nợ DH 2.172.042.018 1.889.130.245 78.984.745 1.451.581.200

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng công ty không vay ngắn hạn và mà chỉ vay dài. Kể từ sau năm 2010, vay và nợ dài hạn có xu hướng tăng thêm mặc dù trong thời gian này tình hình kinh tế không ổn định, như cầu mua nhà, thiết kế nhà ở và kinh doanh vật liệu xây dựng bị chững lại, người dân không có nhiều nhu cầu đầu tư vào các bất động sản thế nhưng công ty vẫn tiếp tục vay thêm vốn để xây dựng các công trình nhà ở thương mại giá rẻ và trung bình, đây có thể là một chính sách mang tính dài hạn trong tương lai của công ty khi dự đoán thị trường nhà ở giá rẻ sẽ phục hồi trở lại.

2.5.3. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Bảng 2.15. Tỷ trọng chi phí BH và QLDN so với doanh thu

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2012 2011 2010 2009

Tỷ trọng chi phí BH và QLDN so với doanh thu 10,33 51,11 86,38 17,36

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2010 so với năm 2009 tăng từ

17,36% lên tới 86,38%, năm 2011 so với năm 2010 thì lại giảm xuống còn 51,11%%. Năm 2012 tiếp tục giảm xuống chỉ còn tỷ lệ khá thấp là 10,33% so với năm liền trước nó. Nguyên nhân làm cho tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng là tổng doanh thu trong năm liên tục giảm trong khi các chi phí trả cho nhân viên bán hàng và quản lý doanh nghiệp không thay đổi. Doanh thu của công ty bị giảm đột ngột như vậy là do nền kinh tế bị khủng hoảng và trì trệ kể từ sau năm 2009 đã khiến cho các công trình xây dựng của công ty hoàn thành xong nhưng chưa bán được trong khi vẫn phải duy trì các công tác khai thác tìm kiếm khách hàng và quản lý công ty. 52

Tóm lại, tổng chi phí của công ty không ngừng gia tăng qua các năm, Trong đó chi phí giá vốn hàng bán ảnh hưởng nhiều nhất. Việc triển khai thêm các công trình xây dựng và mở rộng kinh doanh càng tăng thì tương ứng với nó, tổng chi phí cũng tăng. Vì thế, công ty cần có biện pháp kiểm soát hợp lý các chi phí trên. Trong khi đó, chi phí bán hàng của công ty chiếm tới 86,38% doanh thu vào năm 2011 và 51,11% năm 2012 sẽ khiến lợi nhuận trước thuế giảm.

2.5.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí Biểu đồ 2.10. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí Biểu đồ 2.10. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

Đơn vị tính: Lần 2,62 3,00 2,50 2,00 1,29 1,50 1,62

0,58 0,68 1,00 0,50 0,29 0,00 2009 2010 2011 2012 -0,50 -0,42 -0,42 -1,00

Hiệu suất sử dụng chi phí Tỷ suất lợi nhuận chi phí

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Nhìn trên biểu đồ ta thấy hiệu suất sử dụng chi phí và tỷ suất lợi nhuận chi phí có xu hướng giảm nhưng biến động từ năm 2009 đến năm 2012. Cụ thể: Hiệu suất sử dụng chi phí năm 2009 là 2,62 lần, đến năm 2010 thì giảm xuống còn 0,58 lần. Tức là năm 2010 với một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ cho sản xuất kinh doanh thì chỉ thu được thu được 0,58 đồng doanh thu. Tuy nhiên từ năm 2011 trở đi thì hiệu suất sử dụng chi phí có xu hướng tăng trở lại khi năm 2911 là 0.68 lần và năm năm 2012 là 1,29 lần.

Tương tự với tỷ suất lợi nhuận trên chi phí. Chỉ tiêu này cũng có xu hướng

giống với chỉ tiêu tiêu hiệu suất sử dụng chi phí. Chỉ tiêu này ở mức 1,62 lần trong năm 2009 nhưng sang năm 2010 thi lại đột ngột giảm xuống mức -0,42 lần, điều này có nghĩa là năm 2010, một đồng chi phí bỏ ra bị lỗ 0,42 đồng lợi nhuận. Điều này vẫn tiếp diễn trong năm 2011 và chỉ đến khi sang năm 2012 thì chỉ tiêu này mới tăng trở lại và ở mức 0,29 lần. Trong năm 2010, tỷ suất lợi nhuận giảm mạnh là tổng lợi nhuận trong năm bị giảm và bị âm trong tổng chi phí trong kỳ vẫn tiếp tục tăng.

53

2.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.6.1. Thị trƣờng cạnh tranh và đối tƣợng cạnh tranh

Viện kinh tế Xây dựng (Bộ xây dựng) cho sau một thời gian phát triển mạnh và có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế, thị trường bất động sản rơi vào giai đoạn

khó khăn kéo dài do tác động của tình hình kinh tế suốt từ năm 2009 đến nay. Sự sụt giảm về giá cả xảy ra ở hầu hết các phân khúc của thị trường; số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có giao dịch và hiện vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Nhiều doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ bất động thực sự gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, khi thị trường suy thoái, không bán được hàng, không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Thị trường bất động sản năm 2012 trầm lắng không chỉ để lại hậu quả là hàng vạn doanh nghiệp báo lỗ, ngừng hoạt động, thậm chí là giải thể mà còn cả một lượng hàng tồn kho rất lớn và gánh nặng cho năm 2013.

Thị trường bất động sản và thị trường mua bán nguyên vật liệu xây dựng Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các bất động sản có giá trị cao thì xu hướng thị trường hiện nay đang nghiêng về phân khúccăn hộ có giá trung bình và thấp, vì phân khúc này phù hợp với khả năng tài chính của đa số người mua. Tuy nhiên, trước việc các chủ đầu tư dự án dịch chuyển về phân khúc này ngày càng nhiều, nguồn cung tăng thêm, tạo áp lực cạnh tranh giữa các dự án trong phân khúc này. Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, đã qua thời kỳ người mua nhà đổ xô đến các dự án để tranh nhau mua căn hộ; thị trường đã thay đổi và giới chủ đầu tư dự án đang phải điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Còn theo ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng, phó tổng giám đốc công ty phát triển nhà Thủ Đức, phân khúc căn hộ trung bình vẫn bán được trong mười năm tới; vấn đề là chủ dự án có dám tiếp tục đầu tư hay không. Tại thị trường Hà Nội đang xuất hiện cuộc cạnh tranh giữa nhà ở thương mại và

nhà ở xã hội. Câu hỏi đặt ra tại cùng một ví trí, với mức giá bán ngang nhau, liệu nhà ở xã hội vốn nhiều rào cản có thể dễ dàng cạnh tranh với nhà ở thương mại hay không? Nắm bắt được những hạn chế của nhà ở xã hội, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đã tìm cách cạnh tranh theo cách xin điều chỉnh diện tích căn hộ, hạ giá thành, hỗ trợ lãi suất vay. Ngoài ra, kèm theo đó là rất nhiều cam kết để thu hút được dòng vốn từ phía khách hàng mua nhà.

Ông Nguyễn Hữu Cường, Ủy viên Hiệp hội BĐS Việt Nam cũng cho rằng:

“Nhà ở thương mại có những ưu thế hơn hẳn nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội tuy giá thành rẻ, diện tích nhỏ nhưng lại có quy định ràng buộc kể cả nộp tiền đủ 100% cũng không 54

được mua bán, giao dịch trong vòng 5 năm thì dù rẻ người ta cũng không dám mua. Trong khi nhà ở thương mại dù người ta mua đắt nhưng nhu cầu, định vị trong xã hội phù hợp thì vẫn là lựa chọn của phần lớn khách hàng”.

Điều này tạo nên làn song cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở thương mại. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh không chỉ có các doanh nghiệp trong nước, một số công ty địa ốc nước ngoài cũng đang nhắm đến thị trường này.

2.6.2. Nhân tố tiêu dùng

Thị trường bất động sản ảm đạm, một số dự án đã giảm giá 50-60% so với năm 2009, doanh nghiệp kêu than địa ốc đã thủng đáy nhưng người mua nhà vẫn chê giá ảo, người mua nhà luôn trong tâm lý chờ đợi khiến bất động sản phó phục hồi. Năm 2011, do lạm phát tăng cao đẩy giá cả các mặt hàng cũng tăng theo. Nhu cầu mua nguyên vật liệu xây dựng, cơ khí giảm, họ hạn chế bớt chi tiêu, xây dựng cũng giảm đáng kể kéo theo nhu cầu về các mặt hàng này cũng giảm..

2.6.3. Các chính sách của Nhà nƣớc

Theo Viện Kinh tế xây dựng, ngoài những nguyên nhân do ảnh hưởng của

khủng hoảng kinh tế thế giới, phát triển tự phát, thiếu sự quản lý chặt chẽ, thiếu quy hoạch, cơ cấu hàng hóa phát triển mất cân đối,... thì những tác động từ các chính sách cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường.

Cụ thể, các chính sách tiền tệ, quản lý đất đai có thể giúp thanh lọc, làm cho thị

trường bất động sản phát triển bền vững hơn, nhưng cũng đã hạn chế dòng tiền vào bất động sản, khiến thị trường trầm lắng thời gian qua.

Nổi lên trong đó là sự tác động mạnh mẽ từ các chính sách của Chính phủ, cụ thể là thực hiện Nghị quyết 11 nhằm ổn định kinh tế vĩ mô đó là chính sách thắt chặt tín dụng, cắt giảm chi tiêu công,... đã làm giảm nguồn cung cho thị trường, làm giảm tiến độ thi công của các dự án đang thi công vì khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Bên cạnh đó, một số chính sách đã ban hành thời gian gần đây và những bất cập của nó tác động đến thị trường bất động sản, điển hình là việc ban hành Nghị định

69/2009. Theo đó, chủ đầu tư phải mua đất theo giá tự thỏa thuận, hoặc thương lượng mức đền bù cho người đang sử dụng đất sát với giá thị trường.

Trong khi đó, việc phê duyệt và cấp phép đầu tư tràn lan, thiếu kiểm soát vẫn còn tồn tại, tạo nên sự hỗn loạn thông tin, dẫn đến khủng hoảng thừa các sản phẩm dưới chuẩn và thiếu những sản phẩm đạt chuẩn. Thêm vào đó, giá đất do Nhà nước quy định chỉ bằng 30-60% so với thị trường. Điều này cho thấy Nhà nước vẫn chưa tổ chức được hệ thống theo dõi giá đất trên thị trường.

Tiếp đến là Nghị định 71/2010 quy định chi tiết Luật Nhà ở ra đời đã tiếp tục

khiến chủ đầu tư và người mua đều e ngại, đặc biệt về tính pháp lý của giao dịch dưới hình thức hợp đồng góp vốn.

55

Cơ quan của Bộ Xây dựng cũng cho rằng, cơ quan quản lý chính sách tiền tệ,

mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước cũng góp phần không nhỏ, khi ban hành Thông tư 13/2010 với việc nâng hệ số rủi ro đối với cho vay bất động sản từ mức 150% lên 250%, đã không khuyến khích ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản.

2.6.4. Nhân tố quản trị doanh nghiệp

Ban quản trị công ty cũng đã nỗ lực trong hoạt động điều hành công ty trong năm qua. Ban giám đốc đã có những quyết định kịp thời và phù hợp trong công tác nhân sự của công ty, lựa chọn và cơ cấu lại nhân sự quản lý một cách hợp lý để nâng cao năng lực quản lý chung.

2.6.5. Trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ

Ngày nay công nghệ xây dựng giữ luôn vai trò quan trọng trong quá trình xây

dựng các công trình, luôn cập nhật các thiết bị máy móc và công nghệ trong xây dựng các công trình trong mỗi doanh nghiệp là điều luôn được khuyến khích nhưng cũng phải tùy theo quy mô và tính đồng bộ của doanh nghiệp.

2.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THÀNH AN CÔNG TY TNHH THÀNH AN

Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng đã có những tín hiệu khả quan, tuy nhiên công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong việc duy trì hoạt động ổn định sao cho tình hình kinh doanh không bị biến động như trong giai đoạn đang phân tích. Ngoài ra công ty còn một số điểm hạn chế như lợi nhuận thu được còn

thấp, cơ cấu về vốn và nguồn vốn còn chưa hợp lý, vốn vay ít trong khi vốn chủ sở hữu lại quá nhiều. Mặc dù trong thời gian gần đây lợi nhuận kinh doanh có tăng nhưng không nhiều, các chi phí bán hàng và quản lý khá cao cho thấy công tác quản lý chi phí của công ty còn chưa hiệu quả. Doanh thu tăng trưởng nhanh những về giá trị tuyệt đối lại không nhiều. Tuy vậy, trong bối cảnh kinh tế chung khó khăn, sản lượng bán của công ty không còn tăng mạnh như trước, hàng tồn kho cao.

2.7.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty

2.7.1.1. Điểm mạnh

Công ty luôn luôn là một trong những doanh nghiệp mạnh của Hà Nội. Đảng

bộ trong sạch vững mạnh, tổ chức Công đoàn vững mạnh. Ban lãnh đạo đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành và gắn bó lâu dài với công ty.

Công ty có mối quan hệ tốt với UBND huyện Chương Mỹ nên thường xuyên

nhận được thầu xây dựng các công trình hành chính sự nghiệp tại huyện Chương Mỹ. Công ty luôn chú trọng đầu tư phát triển, đưa công ty ngày càng lớn mạnh và hiện naylà công ty đã đứng vững chân trên địa bàn thủ đô. Là một trong số ít những công ty xây dựng và kinh doanh thương mại phát triển có lợi nhuận trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế đặc biệt là trong lĩnh vực nhà đất hiện nay.

56

2.7.1.2. Điểm yếu

Công ty còn thiếu những cán bộ có trình độ cao, chuyên môn giỏi, thiếu một lực lượng Marketing có kinh nghiệm vững mạnh để tổng hợp và khai thác triệt để các thế mạnh tiềm năng của công ty, vì thế mà hoạt động quản lý chưa thật tốt, hoạt động kinh doanh chưa thật hiệu quả. Hơn nữa, khâu lưu chuyển thông tin trong nội bộ công ty còn chậm chạp do phương tiện không đủ hiện đại và do năng lực của một số nhân viên còn hạn chế.

Chính sách dự trữ nguyên liệu không hợp lý, sản xuất ồ ạt trong khi hàng lại không bán được hết đã làm cho lượng hàng tồn kho tăng, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng tài sản chúng tỏ công ty quản lý hàng tồn kho chưa hiệu quả. Trong khi hang không bán được hoặc bán chậm thì các khoản phải thu khách

hang chiếm một tỷ trong rất lớn, thậm chí còn cao hơn cả doanh thu bán hàng cả năm chứng tỏ các khoản phải thu này đã bị ứ đọng nhiều năm và trở thành mối lo ngại lớn cho công ty.

2.7.1.3. Cơ hội

Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tập trung thực hiện các Nghị quyết 01/NQ-CP, 02/NQ- CP của Chính phủ, hoàn thiện các cơ chế chính sách trong các lĩnh vực của Ngành; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong đầu tư xây dựng nhất là đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, đảm bảo chất lượng công trình xây dựng; chống thất thoát lãng phí trong xây dựng, nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; kiểm soát chặt chẽ các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch; tập trung giải quyết tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, xử lý đất dự án bị bỏ hoang, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp. Nghiên cứu và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; tái cấu trúc các doanh nghiệp ngành Xây dựng; tổ chức triển khai có hiệu quả, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến Ngành Xây dựng trong Kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của cả nước và Chương trình, Đề án trong

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh thành an (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w