Tiêu chí 3: Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương.
a) Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo nhiệm vụ được chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên giao;
c) Kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục theo định kỳ để có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.
1. Điểm mạnh:
Nhà trường xác định được điểm mạnh cơ bản là hàng năm có xây dựng và triển khai kế hoạch phổ cập theo kế hoạch của ban chỉ đạo phổ cập tại địa phương. Kết quả hàng năm đều duy trì công nhận đạt chuẩn PCGD, nhà trường có kiểm tra đánh giá định kì để chỉ đạo kịp thời.
2. Điểm yếu:
Điểm yếu cơ bản được xác định: Do địa bàn rộng kênh rạch nhiều đi lại khó khăn nên việc vận động học sinh ra lớp gặp không ít khó khăn. Hơn nữa trường chưa có cán bộ làm công tác phổ cập.
Tỷ lệ đạt chuẩn chưa cao, chưa bền vững. Tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm 2015, nhà trường phân công một cán bộ làm công tác phổ cập. Tăng cường phối hợp với phụ huynh học sinh, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của phụ huynh nhằm động viên học sinh tích cực học tập, duy trì sĩ số học sinh, chống học sinh bỏ học. Mở các lớp phổ cập nhằm nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn và bền vững hơn.
4. Những nội dung chưa rõ: Không
5. Kết quả đánh giá: Đạt
Tiêu chí 4: Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục.
a) Khảo sát, phân loại học sinh giỏi, học sinh yếu kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập từ đầu năm học;
b) Có các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp;
c) Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém sau mỗi học kỳ.
1. Điểm mạnh:
Nhà trường xác định được điểm mạnh cơ bản là: Công tác khảo sát phân loại chất lượng học sinh ngay từ đầu mỗi năm học được nhà trường quan tâm, chú trọng. Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. Giáo viên nhiệt tình có trách nhiệm và chuyên môn vững. Kết quả thi học sinh giỏi các cấp tăng theo hàng năm. Hai năm 2012 và 2013 trường đều có học sinh giỏi toàn quốc.
2. Điểm yếu:
Nhà trường xác định điểm yếu: Việc phụ đạo học sinh yếu, kém hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là không duy trì được sĩ số ở các lớp phụ đạo, một số em
bị hỏng kiến thức, học yếu nên chán học, một số khác do gia đình thiếu quan tâm nên không nhắc nhở, động viên các em đầu tư cho việc học.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong năm học 2015-2016 và những năm tiếp theo lãnh đạo nhà trường chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn phối hợp với phụ huynh làm tốt công tác vận động học sinh tham gia đầy đủ các lớp phụ đạo, xây dựng kế hoạch cụ thể hơn như: Tìm hiểu đối tượng, nguyên nhân yếu kém của từng học sinh và phân luồng đối tượng để có hình thức bồi dưỡng phù hợp, xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy sát với trình độ của học sinh ở các lớp phụ đạo để các em từng bước được củng cố lại kiến thức, theo kịp chương trình, nâng dần chất lượng bộ môn. Tuy nhiên, chưa nêu được việc phát huy điểm mạnh như thế nào?
4. Những nội dung chưa rõ: Không
5. Kết quả đánh giá: Đạt
Tiêu chí 5: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ GD&ĐT.
a) Thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn;
b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định;
c) Rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương hằng năm.