Điểm yếu: Nhà trường chưa tổ chức cho học sinh tham quan thực tế sau khi học về chương trình địa phương Chưa có văn bản đề xuất kịp thời lên

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 31 - 35)

sau khi học về chương trình địa phương. Chưa có văn bản đề xuất kịp thời lên cấp trên để điều chỉnh nội dung chương trình môn học cho hợp lý hơn.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Sau mỗi năm học, lãnh đạo nhà trường sẽ tổ chức lấy ý kiến đánh giá về nội dung chương trình giáo dục địa phương, đề xuất bổ sung, điều chỉnh những nội dung cần thiết cho phù hợp. Bên cạnh đó tổ chức cho học sinh tham quan thực tế để đảm bảo tính lí luận gắn với thực tiễn theo đặc trưng từng môn học góp phần thúc đẩy được sực hứng thú của học sinh trong những giờ học kiến thức địa phương. Tuy nhiên, kế hoạch chưa có phát huy điểm mạnh.

4. Những nội dung chưa rõ: Không

Tiêu chí 6: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.

a) Phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, một số trò chơi dân gian cho học sinh;

b) Tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho HS trong và ngoài trường;

c) Tham gia Hội khỏe Phù Đổng, hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ hội dân gian do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

1. Điểm mạnh:

Nhà trường xác định được điểm mạnh cơ bản: Có tổ chức phổ biến kiến thức và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian cho học sinh qua các đợt tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn trong năm; đặc biệt là chương trình văn nghệ có gây quỹ luôn được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phụ huynh và nhân dân địa phương.

2. Điểm yếu:

Nhà trường chưa tập hợp được học sinh có năng khiếu vào các câu lạc bộ, nhằm duy trì tập luyện thường xuyên, giúp các em phát huy hết thế mạnh sở trường của mình. Nguyên nhân do số lượng học sinh có năng khiếu còn ít, thiếu kinh phí hỗ trợ cho các em và thiếu sự đầu tư tập luyện nên phong trào TDTT còn nhỏ lẻ, chưa thể hiện được thế mạnh.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Trong quá trình tổ chức thi đấu tại trường, nhà trường chỉ đạo giáo viên môn Thể dục, Âm nhạc,...kết hợp tuyển chọn học sinh có năng khiếu đạt thành tích cao thành lập câu lạc bộ, để duy trì tập luyện thường xuyên chuẩn bị cho các giải đấu. Vận động Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động trên.

4. Những nội dung chưa rõ: Không

5. Kết quả đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh.

a) Giáo dục các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cho học sinh;

b) Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông; cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; thông qua việc thực hiện các quy định về cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau;

c) Giáo dục và tư vấn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Nhà trường xác định được điểm mạnh cơ bản: Đã xây dựng và triển khai các loại kế hoạch đến cán bộ giáo viên và học sinh trong từng năm học. Được sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo, phụ huynh học sinh cán bộ, giáo viên và học sinh. Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện đầy đủ, phù hợp và có hiệu quả các nội dung GD, rèn luyện kĩ năng sống thông qua các các môn học trên lớp và hoạt động GDNGLL theo chủ điểm hàng tháng của BGD-ĐT và kế hoạch của nhà trường.

2. Điểm yếu:

Nhà trường xác định được điểm yếu: Giáo viên phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa tổ chức được các hoạt động phong phú, một số học sinh chưa thật tích cực trong tham gia các hoạt động, giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước còn hạn chế, năng lực của giáo viên để tổ chức các hoạt động câu lạc bộ còn hạn chế. hoạt động của câu lạc bộ chưa mạnh, còn mang tính hình thức.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Trong các năm học tới nhà trường phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ Đoàn thanh niên, giáo viên dạy ngoài giờ lên lớp. Tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nâng cao nhận thức của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng sống. Tổ chức nhiều câu lạc bộ vui chơi giải chí cho học sinh.

4. Những nội dung chưa rõ: Không

5. Kết quả đánh giá: Đạt

Tiêu chí 8: Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường.

a) Có kế hoạch và lịch phân công học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường;

b) Kết quả tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của học sinh đạt yêu cầu;

c) Hằng tuần, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường.

1. Điểm mạnh:

Nhà trường có kế hoạch chi tiết, cụ thể và việc phân công khoa học cho học sinh. Bên cạnh đó đa số tập thể các lớp học đều có ý thức cao và trách nhiệm trong việc chăm sóc cây xanh và giữ gìn vệ sinh môi trường đã giúp cho nhà trường giữ vững danh hiệu trường Xanh- sạch- đẹp.

2. Điểm yếu:

Một số học sinh vẫn chưa có thói quen và ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường ngoài lớp học, vẫn còn trường hợp xả rác không đúng nơi quy định tại một vài khu vực công cộng của trường.

Tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chi đội, chi đoàn; phát huy vai trò của GVCN lớp trong việc giáo dục học sinh.

Thường xuyên kiểm tra rà soát, đánh giá việc thực hiện phong trào Xanh-sạch- đẹp của lớp hàng tuần. Bên cạnh đó tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh phối hợp nhằm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh.

4. Những nội dung chưa rõ: Không

5. Kết quả đánh giá: Đạt

Tiêu chí 9: Kết quả xếp loại học lực của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục.

a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên:

Các vùng khác: Đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở, 85% đối với trường trung học phổ thông và 99% đối với trường chuyên;

b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá:

Các vùng khác: Đạt ít nhất 30% đối với trường trung học cơ sở, 20% đối với trường trung học phổ thông và 70% đối với trường chuyên;

c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi:

Các vùng khác: Đạt ít nhất 3% đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông; 20% đối với trường chuyên.

1. Điểm mạnh:

Các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ dạy học đầy đủ; giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy; tỷ lệ học sinh loại khá trở lên cao so với quy định.

2. Điểm yếu:

Chất lượng học tập của học sinh còn thấp, tỷ lệ học sinh từ trung bình trở lên chưa đạt theo quy định; tỉ lệ yếu, kém hàng năm vẫn còn cao so với quy định. Nguyên nhân do một số cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, một số học sinh gia đình ở xa trường, điều kiện đi lại khó khăn cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của học sinh

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường có kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng như: Chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường tổ chức thao giảng , dự giờ rút kinh nghiệm hàng tháng. Duy trì triển khai đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm góp phần ổn định và nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng như phụ đạo kịp thời những học sinh yếu, kém góp phần giảm dần tỷ lệ học sinh yếu, kém qua từng năm học. Từ đó, góp phần nâng chất lượng giáo dục trong nhà trường đảm bảo được mục tiêu giáo dục.

4. Những nội dung chưa rõ: Không

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 31 - 35)