Định hướng phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập (Trang 33 - 35)

Về mục tiêu: Xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá-lịch sử; đồng thời đa dạng hoá sản phẩm du lịch với các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thoả mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của các đối tượng khách, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch.Để thực hiện mục tiêu trên, vấn đề đầu tiên đặt ra cho công tác Marketing du lịch của Việt Nam là cần phải đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cho phù hợp với thị trường mục tiêu, gắn sản phẩm với thị trường, đặc biệt là các thị trường quốc tế có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn. Việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch thể hiện ở sự đa dạng hoá các loại hình du lịch. Bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống vốn là thế mạnh của ta như du lịch bồi dưỡng sức khoẻ, nghỉ biển cần có các loại hình du lịch khác

như du lịch hang động, du lịch chơi golf, thể thao, câu cá sông nước hay du lịch cho những người say mê một lĩnh vực nào đó như tham quan các làng nghề truyền thống, sinh vật cảnh, du lịch lễ hội, các sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc, du lịch homestay hoặc loại hình du lịch hiện đại như loại hình MICE (du lịch hội thảo, hội nghị, khen thưởng), du lịch mạo hiểm...Điều cơ bản là các sản phẩm du lịch được tạo ra phải độc đáo, đặc trưng, giàu bản sắc dân tộc, nhấn mạnh vào các sản phẩm du lịch truyền thống văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán truyền thống của Việt Nam để tạo ưu thế cạnh tranh, thu hút khách, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Song song với xu hướng trên, công tác marketing cũng cần chú trọng vào việc nghiên cứu tạo ra các khu du lịch có qui mô để thu hút khách tiêu dùng các dịch vụ nhằm tăng doanh thu song đồng thời vẫn đảm bảo sự thoải mái cho khách trong những ngày lưu lại Việt Nam.

Một cách cụ thể, chiến lược phát triển sản phẩm của du lịch Việt Nam trong những năm sắp tới trước hết cần tập trung khai thác một cách triệt để các loại hình du lịch truyền thống và loại hình du lịch đặc sắc mang bản sắc Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái tại các vùng có hệ sinh thái đặc trưng... Việc khai thác này không những cần căn cứ vào lợi thế, đặc trưng văn hoá, địa hình của từng địa phương mà cũng cần phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu gắn với địa phương đó, cụ thể: Đối với vùng Bắc Bộ: rất phù hợp cho phát triển loại hình du lịch văn hoá, sinh thái kết hợp du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng. ở địa bàn Hà Nội và phụ cận có thể phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và du lịch cuối tuần, du lịch tìm hiểu văn hoá các dân tộc miền núi Tây Bắc, du lịch văn hoá tại các làng quê, làng nghề truyền thống Bắc Bộ. ở địa bàn Quảng Ninh- Hải Phòng nên tập trung vào các sản phẩm du lịch đường biển tại Cát Bà và vịnh Hạ Long.

Một loại hình du lịch đặc thù khác mới xuất hiện ở Việt Nam trong mấy năm gần đây là MICE (du lịch hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện). Trước

những tác động của sự kiện 11/9 và tình hình bất ổn tại nhiều khu vực trên thế giới, Việt Nam được du khách quốc tế bình chọn là “Điểm đến an toàn và thân thịên nhất”. Đây là một điều kiện và lợi thế để Việt Nam tham gia và phát triển thị trường du lịch này. Hơn thế nữa, hiện nay hệ thống cơ sở vật chất du lịch ngày càng được cải thiện với gần 1500 khách sạn trong đó có trên 120 khách sạn từ 3 đến 5 sao, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu lưu trú và tổ chức các hội nghị, hội thảo và các sự kiện văn hoá thể thao mang tầm cỡ quốc tế. Theo đánh giá của Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Việt Nam hiện đang nổi lên như một điểm đến mới của thị trường MICE. Hiện nay Việt Nam mới có 2 Câu lạc bộ khai thác MICE tại TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Trong những năm sắp tới, nếu chúng ta khởi động và phát triển tốt thị trường này thì ngành du lịch và hàng không có thể thu hút lượng khách quốc tế và lợi nhuận từ khai thác tour MICE cao gấp 3-8 lần so với các tour du lịch thông thường.

Như vậy, có thể thấy rõ rằng, để khắc phục tình trạng đơn điệu về nội dung, hạn chế về loại hình trước hết công tác marketing của Du lịch Việt Nam phải đi sâu xem xét, phân tích kỹ tâm lí của khách, tìm hiểu các xu hướng du lịch mới trong khu vực và trên thế giới kết hợp với việc tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong nước nhằm xây dựng và tạo được các sản phẩm du lịch thực sự phong phú, hấp dẫn, độc đáo. Tuy nhiên, dù là loại hình sản phẩm du lịch nào thì việc đa dạng hoá cũng phải tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của Du lịch Việt Nam. Đó là nguyên tắc thị trường, nguyên tắc về tính đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn của điểm du lịch, nguyên tắc hiệu quả và lợi ích kinh tế- xã hội- môi trường và nguyên tắc bảo vệ. Những nguyên tắc này đã được đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước phát triển du lịch và theo quy luật khách quan trong hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w