Lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gó

Một phần của tài liệu Phát triển những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập (Trang 43 - 45)

Về mục tiêu: Phối hợp với Sở Du lịch địa phương và các công ty, doanh nghiệp du lịch trong nước và nước ngoài hoàn thiện và làm phong phú hơn các chương trình du lịch truyền thống song song với việc phát triển các chương trình mới nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch trọn gói độc đáo, hấp dẫn cả về nội dung và giá cả.

Mục đích cuối cùng của việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm chính là nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Dưới góc độ này cần thấy rõ

tính đặc thù quan trọng nhất của sản phẩm du lịch là tính tổng hợp hay tính bổ trợ để có biện pháp đồng bộ nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Trong những năm sắp tới, tất cả mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch ở Việt Nam muốn hay không phải liên kết với nhau để nâng cao sức cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường du lịch. Điều này có nghĩa là đối với mỗi loại hình du lịch chúng ta nên tập trung phát triển một sản phẩm du lịch trọn gói với sự liên kết, phối hợp của một tập thể các nhà sản xuất, các công ty lữ hành, các doanh nghiệp đại diện chung cho một điểm du lịch, một địa phương, một vùng thông qua hiệp hội, hợp tác xã...

Để thực hiện được mục tiêu trên cần:

Phối hợp chặt chẽ với các công ty lữ hành ưu tiên trước cho nghiên cứu lập các tuyến, điểm và chương trình du lịch hợp lý ở những nơi có điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng (nhất là đường xá) và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Phối hợp chặt chẽ với các công ty lữ hành, khách sạn, công ty giao thông vận tảiđể cùng thiết kế và quảng bá các tour trọn gói chất lượng cao với mức giá cả cạnh tranh.

Để tránh sự nhàm chán của các tour du lịch, có thể thiết kế các tour theo ý đồ của du khách. Lập kế hoạch, chương trình cho các tour du lịch sinh thái theo các nhóm nhỏ để tạo điều kiện cho du khách có thể tham quan thưởng thức cuộc sống thiên nhiên theo ý thích của mình.

Mời các đối tác nước ngoài là các đại lí du lịch, công ty lữ hành đến khảo sát điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội của điểm du lịch trong nước, từ đó tạo thuận lợi cho việc nối tour xuyên quốc gia. Tích cực tham gia các chương trình hợp tác du lịch với các nước ASEAN, đặc biệt là các chương trình marketing chung nhằm bán các sản phẩm trọn gói chung giữa các nước ASEAN.

Nối kết các tour du lịch di sản văn hoá của các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông. Phối hợp với Lào, Campuchia, Thái Lan để mở các tuyến đường bộ liên hoàn trong khu vực bán đảo Đông Dương nhằm thu hút khách du lịch nội địa,

khách du lịch từ các nước trong khu vực và khách du lịch khắp thế giới quan tâm đến tuyến đường mới này.

Một phần của tài liệu Phát triển những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập (Trang 43 - 45)