Chính sách phân phố

Một phần của tài liệu Phát triển những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập (Trang 39 - 41)

Về mục tiêu, đa dạng hoá chiến lược phân phối thông qua nhiều kênh gián tiếp đồng thời nỗ lực độc lập tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch nhằm đưa sản phẩm tới người tiêu dùng với giá cả hợp lí vào thời điểm thích hợp, từ đó tăng giá trị cho sản phẩm, nâng cao hình ảnh cho điểm du lịch.Trong điều kiện phát triển hiện nay của Việt Nam, khi mà hoạt động tổ chức thông tin du lịch cho du khách còn nhiều hạn chế thì kênh phân phối các sản phẩm du lịch gián tiếp qua các đại lí du lịch, các tổ chức trung gian du lịch và các kênh gián tiếp khác tỏ ra là có hiệu quả hơn. Trước mắt, Du lịch Việt Nam nên khai thác sự tư vấn và hỗ trợ của các kênh phân phối này nhằm tận dụng tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm tổ chức hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của họ. Tuy nhiên, song song với việc đa dạng hoá các kênh phân phối gián tiếp, Du lịch Việt Nam cũng cần xác định biện pháp để liên hệ trực tiếp với khách hàng, từng bước thay thế dần việc phân phối sản phẩm du lịch thông qua các trung gian và người bán buôn.

Cụ thể, định hướng cho chính sách phân phối các sản phẩm du lịch của Việt Nam nên tập trung vào 3 kênh sau:Kênh 1: Kênh bán lẻ. Khách hàng trực tiếp đến mua tour du lịch tại các công ty lữ hành. Đây là kênh phân phối đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên muốn thành công, các công ty cần áp dụng các biện pháp sau:

Thường xuyên củng cố và duy trì uy tín, nhãn hiệu sản phẩm của công ty trên thị trường.

Tăng cường dịch vụ tư vấn cho khách hàng.

Liên tục bổ xung các dịch vụ miễn phí trong quá trình thực hiện tour Làm các sản phẩm quà tặng phát cho du khách sau mỗi chuyến du lịch.

Áp dụng thường xuyên các dịch vụ miễn phí cho khách hàng quay lại lần thứ hai mà vẫn sử dụng các sản phẩm của công ty.

Kênh 2: Kênh phân phối gián tiếp thông qua các công ty lữ hành gửi khách.

Tạo lập mối quan hệ với các hãng lữ hành quốc tế thông qua các hội chợ triển lãm du lịch, các cuộc hội thảo, hội nghị về du lịch...

Thắt chặt mối quan hệ với các hãng du lịch lữ hành đã và đang quan hệ bằng cách tổ chức các chuyến du lịch khảo sát, tìm hiểu về du lịch, tổ chức các hội nghị khách hàng của công ty.

Đặc biệt có chính sách ưu đãi hợp lí đối với các hãng lữ hành có quan hệ lâu năm như chính sách giá.

Cung cấp tư liệu nghe nhìn để giúp các công ty lữ hành gửi khách bán sản phẩm du lịch tốt hơn.

Tạo ra các cuộc gặp gỡ giữa các công ty lữ hành gửi khách và nhà quản lí điểm du lịch để đưa ra khuyến nghị hay uỷ quyền cho các công ty này trong việc phân phối sản phẩm du lịch.

Tăng cường kí kết hợp đồng ngắn và dài hạn với các hãng lữ hành gửi khách lớn tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng trên cơ sở hợp tác nhằm xây dựng các tour du lịch hấp dẫn.

Kênh 3: Kênh phân phối thông qua Văn phòng đại diện tại nước ngoài.

Xúc tiến việc mở các Văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm, nghiên cứu thiết lập quan hệ từ đó mở Văn phòng đại diện tại các thị trường tiềm năng, nhằm thông tin cho khách hàng, thực hiện các chương trình quảng bá và bán sản phẩm. Đây là giải pháp đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn nhưng hiệu qủa kinh tế

cao, tạo dựng uy tín và hình ảnh của Du lịch Việt Nam trên thị trường thế giới và khu vực.

Một phần của tài liệu Phát triển những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập (Trang 39 - 41)