- Kiến nghị đối với trường:
5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
5.7.2. Điểm yếu: Nhà trường xác định đúng điểm yếu: Kỹ năng tự làm đồ dùng học tập ở một số HS còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu nhờ cha mẹ
đồ dùng học tập ở một số HS còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu nhờ cha mẹ hoặc giáo viên chuẩn bị đồ dùng học tập thay.
Đề nghị bổ sung: Ngoài vấn đề thực hiện giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho học sinh theo Mô hình VNEN, trường chưa tổ chức thực hiện tìa liệu giảng dạy KNS theo Công văn số 1778/SGDĐT-GDTH ngày 03/11/2016 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện giảng dạy thực hành KNS cho học sinh tiểu học từ năm học 2016-2017.
5.7.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp:Trong năm học 2016- 2017 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh rèn luyện kỹ năng sống, tạo cơ hội để HS tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong các giờ lên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
GV chủ nhiệm lớp thường xuyên khuyến khích HS tự sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập, phát động tuần lễ thi tự làm đồ dùng học tập, thi đua trong mỗi lớp nhằm phát huy khả năng sáng tạo của HS và động viên mọi em đều tham gia. Tổng kết đợt thi đua tự làm đồ dùng học tập, đề nghị khen thưởng những HS có nhiều đồ dùng học tập hiệu quả. Thực hiện khen thưởng từ nguồn kinh phí vận động của Ban đại diện CMHS trường.
Đề nghị bổ sung: Từ năm học 2017-2018 trở về sau, nhà trường sẽ trang bị đầy đủ tài liệu giảng dạy KNS cho giáo viên theo quy định tại Công văn số 1778/SGDĐT-GDTH ngày 03/11/2016 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện giảng dạy thực hành KNS cho học sinh tiểu học từ năm học 2016-2017. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của giáo viên trên lớp.
5.7.4. Những điểm chưa rõ:Không có
5.7.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Đánh giá chung (về Tiêu chuẩn 5):
- Điểm mạnh cơ bản của nhà trường:
Trong 5 năm học vừa qua, nhà trường đã xây dựng đầy đủ các kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp theo quy định. Thường xuyên đổi mới các hoạt động giáo dục, thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giáo dục tiểu học theo quy định của Bộ GD&ĐT và các quy định về chuyên môn của các cấp. Thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục HS phát triển toàn diện thông qua một số hoạt động phong trào nhằm bổ trợ cho việc dạy-học có chất lượng cao. Công tác bồi dưỡng và hỗ trợ học sinh cần quan tâm cũng được nhà trường quan tâm thực hiện. Vì vậy, chất lượng giáo dục ngày càng có chuyển biến tích cực cả về số lượng lẫn chất lượng.Thực hiện tốt công tác huy động và duy trì sĩ số học sinh, hàng năm đều đạt chỉ tiêu về phổ cập GDTH. Tỷ lệ học sinh hoàn thành CTLH, hoàn thành CTTH đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Nhà trường luôn quan tâm việc tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, rèn luyện thể lực và giáo dục HS tự
chăm sóc sức khỏe.
Thực hiện tốt công tác quản lý dạy và học, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học và số học sinh được khen thưởng được nâng lên
- Điểm yếu cơ bản của nhà trường:
Việc đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn hàng tháng, sơ kết học kì chưa được nhà trường quan tâm thực tốt; Kế hoạch hoạt động NGLL theo từng chủ đề, chủ điểm chưa được xây dựng kịp thời và chưa có đánh giá kết quả hoạt động của từng hoạt động, chủ điểm trong năm.
Nhà trường chưa có giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Công tác quản lý, chỉ đạo của Ban lãnh đạo trường chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra đôn đốc giáo viên trong công tác hỗ trợ học sinh cần quan tâm. Công tác phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ học sinh chưa tốt nên công tác bồi dưỡng, hỗ trợ học sinh cần quan tâm hiệu quả chưa cao.
Một số học sinh học theo Mô hình trường học mới chưa phát huy được năng lực tự học và khả năng tự nhận thức của HS còn hạn chế.Một số phong trào, hội thi kết quả đạt được chưa cao, chưa có bề dày thành tích. Việc tổ chức tham quan các di tích lịch sử và dã ngoại chưa tổ chức nhiều và số lượng HS được tham gia ít do điều kiện về kinh phí và phương tiện. Công tác phối hợp với Trạm Y tế xã để chăm sóc sức khỏe cho hoc sinh thời gian qua chưa được chặt chẽ.
- Kiến nghị đối với trường:
Từ năm học 2016-2017, nhà trường cần thực hiện đầy đủ việc đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn hàng tháng và sơ kết học kỳ... Phòng trào, hoạt động Đội theo từng chủ đề, chủ điểm trong năm cần được xây đầy đủ kế hoạch tổ chức, có phân công nhiệm vụ cụ thể và cuối mỗi đợt cần có đánh giá kết quả thực hiện.Nhà trường cần có giải pháp hữu hiệu để huy động mọi nguồn lực hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Tăng cượng công tác quản lý, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, khảo sát chất lượng đọc-viết, kỹ năng tính toán đối với số học sinh cần quan tâm; chỉ đạo GVCN phối hợp chặt chẽ hơn với CMHS trong công tác giáo dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường ngày càng bền vững.
Đẩy mạnh các phong trào, hội thi trong nhà trường, tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ trong nhà trường thường xuyên; Tăng cường rèn luyện các đội tuyển học sinh năng khiếu để nhà trường ngày càng có nhiều học sinh đạt giải các phong trào, hội thi các cấp cao hơn. Chỉ đạo nhân viên Y tế trường, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho học sinh hàng năm. Tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức bồi dưỡng học sinh kỹ năng tự làm đồ dùng học tập.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trường tiểu học Đông Yên 1 là trường tiểu học thứ 4 trong huyện An Biên và là trường tiểu học thứ 64 trong tỉnh được Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang tổ chức đánh giá ngoài trong năm học 2016 – 2017. Trường học thuộc
vùng khó khăn trước kia của huyện nhưng hiện nay đời sống người dân đã ngày càng phát triển nhiều mặt, giao thông nông thôn ngày càng thuận tiện... là điều kiện tốt để học sinh đến trường và phát triển dạy học 2 buổi/ ngày. Trường tiểu học Đông Yên 1 là hai trong 3 trường tiểu học của xã đã được công nhận đạt Chuẩn quốc gia. Chính vì vậy, chất lượng giáo dục có tính bền vững. Kết quả đạt được trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục một phần nhờ vào kết quả phấn đấu của tập thể công chức, viên chức của đơn vị. Tuy còn một số ít tiêu chí, chỉ số chưa đáp ứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng công tác kiểm định tại đây đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Biên chỉ đạo bước đầu đạt hiệu quả. Hiệu trưởng và Hội đồng tự đánh giá làm việc trên tinh thần có trách nhiệm. Đoàn đánh giá ngoài kiểm tra, khảo sát với kết quả cụ thể như sau:
- Số lượng các chỉ số đạt là 80/84, tỉ lệ 95,24%. Chỉ số không đạt là 4/84, tỉ lệ 4,76%. Các chỉ số không đạt bao gồm: Chỉ số b, Tiêu chí 3, Tiêu chuẩn 1; Chỉ số b, Tiêu chí 4, Tiêu chuẩn 2; Chỉ số a, Tiêu chí 2, Tiêu chuẩn 3; Chỉ số b, Tiêu chí 5, Tiêu chuẩn 5.
- Số lượng tiêu chí đạt là 24/28, tỉ lệ đạt 85,71% và không đạt 4/28, tỉ lệ 14,29%;
- Căn cứ Điều 31, Thông tư Số: 42/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2012 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, Tiểu học Đông Yên 1, huyện An Biên đạt chất lượng giáo dục cấp độ 3.
2. Kiến nghị
- Đối với trường Tiểu học Đông Yên 1: Hội đồng tự đánh giá của trường nghiên cứu báo cáo đánh giá ngoài để điều chỉnh, bổ sung các nội dung theo yêu cầu của Đoàn và triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường.
- Đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang cấp Giấy chứng nhận Chất lượng giáo dục cho nhà trường theo quy định./.
Nơi nhận: