Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 25 - 28)

- Kiến nghị đối với trường:

4.Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hộ

4.1. Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện chamẹ học sinh. mẹ học sinh.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;

c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

4.1.1. Điểm mạnh:

Ban đại diện CMHS trường trong những năm qua là những người nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm. Đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường. Kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Ban đại diện CMHS trường có kế hoạch phối hợp với hiệu trưởng nhà trường trong việc tuyên truyền đến các CMHS có trách nhiệm quản lý giáo dục đạo đức HS. Ban đại diện CMHS đã thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và có trách nhiệm trong hoạt động theo quy định của Điều lệ Ban đại diện CMHS ban hành. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời gian và địa điểm cho Ban đại diện CMHS hoạt động. Hằng năm nhà trường tổ chức 3 cuộc họp (Đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm học) với Ban đại diện CMHS để tiếp thu ý kiến, giải quyết thắc mắc và bàn biện pháp giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh.

4.1.2. Điểm yếu:

Ban đại diện CMHS của một số lớp còn ít phối hợp với hội viên, giáo viên chủ nhiệm để trao đổi, tuyên truyền, vận động về tình hình học tập và đưa ra các biện pháp giáo dục đạo đức, tác phong cho những học sinh chưa ngoan,t ừ đó công tác phối hợp để giáo dục HS giữa GV chủ nhiệm và CMHS chưa đạt hiệu quả cao.

4.1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

đại diện CMHS trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giám sát hoạt động phối hợp giữa Ban đại diện CMHS lớp với hội viên là CMHS lớp, giúp hội viên nhận thức được quyền lợi mà phối hợp với GV chủ nhiệm một cách đều đặn, hiệu quả hơn trong giáo dục HS. Đồng thời, nhà trường và Ban đại diện CMHS trường thống nhất đưa vào kế hoạch phối hợp quy định về khen thưởng đối với các thành viên Ban đại diện CMHS lớp có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Giao cho chủ tịch Công đoàn vận động kinh phí của các mạnh thường quân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để thực hiện chế độ công tác khen thưởng vào cuối mỗi năm học.

4.1.4. Những điểm chưa rõ:

Nhà trường và Ban đại diện CMHS cần hoàn hồ sơ thanh toán quỹ CMHS đóng góp.

4.1.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

4.2. Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng,chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật.

4.2.1. Điểm mạnh: Hàng năm, nhà trường làm tốt công tác tham mưuvới cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân xã Đông Yên về kế hoạch phát triển nhà với cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân xã Đông Yên về kế hoạch phát triển nhà trường, kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học; đồng thời phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong công tác huy động xã hội hóa giáo dục nhằm tu sửa cơ sở vật chất (làm mái che, làm nhà xe giáo viên), tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học (máy tính xách tay, máy chiếu); có thêm nguồn kinh phí khen thưởng học sinh học hoàn thành tốt nội dung học tập, học sinh đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, hỗ trợ quần áo, sách vở, bảo hiểm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật.

4.2.2. Điểm yếu: Công tác huy động kinh phí để khen thưởng cho họcsinh có thành tích xuất sắc trong học tập và hỗ trợ bảo hiểm, quần áo, sách vở sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và hỗ trợ bảo hiểm, quần áo, sách vở cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa nhiều, chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế. Việc đóng góp từ các tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng cơ sở vật chất (Làm nhà xe cho học sinh), tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học (Trang bị ti vi cho các phòng học học 2 buổi/ngày). Nguyên nhân là do trên địa bàn xã ít doanh nghiệp, sự quan tâm đến giáo dục của một số người dân chưa cao. Từ đó, việc huy động xã hội hóa giáo dục còn nhiều khó khăn.

4.2.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

nữa công tác phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện CMHS, khơi dậy các nguồn lực, vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, phụ huynh học sinh cùng tham gia hoạt động giáo dục đơn vị. Đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo Tổng phụ trách Đội lập danh sách những HS nghèo, khó khăn toàn trường cần hỗ trợ và kế hoạch thực hiện các phong trào thi đua, từ đó nhà trường phối hợp với Ban đại diện CMHS xây dựng kế hoạch vận động xã hội hóa giáo dục, huy động nhiều cá nhân, tập thể, doanh nghiệp và các mạnh thường quân tự nguyện đóng góp ngày công và kinh phí để nhà trường xây dựng nhà xe cho học sinh, mua sắm ti vi cho các lớp học 2 buổi/ngày, san lấp mặt bằng và tạo môi trường giáo dục xanh sạch, đẹp và an toàn (Dự toán trên 100 triệu đồng).

4.2.4. Những điểm chưa rõ:Không có.

4.2.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

4.3. Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địaphương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;

b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

4.3.1. Điểm mạnh: Nhà trường đã chủ động phối hợp tốt với các đoànthể như: Hội cựu chiến binh, Công an, Y tế xã Đông Yên. Đồng thời phối hợp thể như: Hội cựu chiến binh, Công an, Y tế xã Đông Yên. Đồng thời phối hợp với các đơn vị trường bạn trong huyện, với CMHS để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc; tổ chức cho HS chăm nhà bia tưởng niệm liệt sĩ Cây Còng xã Đông Yên, thăm hỏi gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước ở địa phương (Gia đình liệt sĩ Lê Văn Búa, ấp Xẻo Đước 1, xã Đông Yên). Hàng năm theo kế hoạch tổ chức cho HS đi thăm và chăm sóc các di tích lịch sử (1 cuộc), kinh phí do CMHS đóng góp 100000 đồng/HS. Tổ chức chăm sóc gia đình có công với nước, hàng quý với sống tiền trích từ tập thể CB-GV-NV là 300000 đồng/lượt.

Nhà trường thực hiện tốt việc tuyên truyền về nội dung, phương pháp và cách đánh giá HS tiểu học như: Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, mô hình trường học mới, công nghệ giáo dục, dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch, … từ đó tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

4.3.2. Điểm yếu: Việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để giáo dụcHS về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc ở địa phương chưa được thường HS về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc ở địa phương chưa được thường xuyên, chưa có nhiều nội dung và hình thức phong phú, do nhà trường chưa có điều kiện kinh phí để tổ chức và mặt khác chưa có nhiều GV am hiểu về văn hóa dân tộc. Chưa chủ động trong việc chăm sóc gia đình thương binh, có công

với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng.

4.3.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Đầu mỗi năm học, giao cho Tổng phụ trách Đội phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc di tích lịch sử (như nhà bia tưởng niệm liệt sĩ Cây Còng xã Đông Yên) và thăm hỏi gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước ở địa phương (Gia đình liệt sĩ Lê Văn Búa, ấp Xẻo Đước 1, xã Đông Yên). Kế hoạch xây dựng phải cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng, dự tính kinh phí và phát huy hơn trong việc phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, xã hội như Hội Cựu chiến binh xã, Hội Khuyến học xã và xã Đoàn của địa phương để giáo dục HS về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc được thường xuyên hơn trong từng năm học.

4.3.4. Những điểm chưa rõ:Không có.

4.3.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Đánh giá chung (về Tiêu chuẩn 4):

- Điểm mạnh cơ bản của nhà trường:

Trong các năm học vừa qua, nhà trường làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện các kế hoạch phát triển nhà trường và luôn luôn duy trì tốt việc trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh về tình hình học tập cũng như giáo dục đạo đức, lối sống, rèn kỹ năng sống cho học sinh; tích cực tham mưu với các ban ngành, đoàn thể, các cấp ở địa phương nhằm huy động tất cả các nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

Ban đại diện CMHS còn hỗ trợ kinh phí để động viên khen thưởng học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập và học sinh đạt giải trong các hội thi, các hoạt động vui chơi và hỗ trợ cho HS có hoàn cảnh khó khăn.

- Điểm yếu cơ bản của nhà trường:

Công tác phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể ở địa phương, với CMHS, với cộng đồng để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc chưa có nhiều nội dung và hình thức phong phú.

Ban đại diện CMHS ở một số lớp đôi lúc còn giao phó cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường, chưa phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, việc phối hợp với các ban ngành đoàn thể tuyên truyền sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá học sinh tiểu học.

Công tác huy động kinh phí để khen thưởng cho học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và hỗ trợ bảo hiểm, quần áo, sách vở cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa nhiều, chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế.

- Kiến nghị đối với trường:

Đề nghị nhà trường và Ban đại diện CMHS xây dựng kế hoạch thu chi hàng năm và hoàn thành hồ sơ thanh toán quỹ CMHS theo góp ý của đoàn.

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 25 - 28)