QUY TRÌNH CHĂM SÓC SAU MỔ

Một phần của tài liệu Hợp tác nghiên cứu xây dựng quy trình chuẩn đoán và điều trị một số bệnh bẩm sinh ở trẻ em nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 54 - 59)

- Cho thuốc giảm đâu trong 72 giờ: Paracetamol 20 mg/kg mỗi 6 giờ. - Truyền dịch trong 24 giờ

- Cho uống sau 12 giờ và ăn sau 24 giờ - Theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu - Thay băng khi có máu hoặc nước tiểu - Bỏ băng sau 5 ngày

- Rút ống dẫu lưu sau 7 ngày, xuất viện sau 8 ngày - Hẹn tái khám sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm

- Nong niệu đạo nếu có hẹp, mổ chữa rò niệu đạo sau mổ lần đầu 1 năm nếu có rò niệu đạo.

Chương 2

QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN

VÀ ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT HẬU MÔN TRỰC TRÀNG 1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG

Dị tật hậu môn trực tràng là dị tật đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em dựa vào các kết quả nghiên cứu giải phẫu vùng hậu môn và tổng quan giữa túi cùng - trực tràng với vòng đai cơ mu - trực tràng, một phân loại quốc tế về DTHMTT đã được giới thiệu tại Melbourne, Úc năm 1970. Phân loại quốc tế ở Melbourne chia DTHMTT thành 4 loại (thấp, trung gian và các loại khác). Phân loại này đã từng được sử dụng rất rộng rãi, nhưng do việc phân loại khá chi tiết, phức tạp nên khó sử dụng. Năm 1986, một phân loại quốc tế mới về DTHMTT lại được giới thiệu tại Hội nghị phẫu thuật nhi thế giới ở Wingspred (Mỹ)

Phân loại này cũng chia DTHMTT thành 4 loại (cao, trung gian, thấp và các loại hiếm gặp) riêng con gái có thêm loại ổ nhớp

2. QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN

2.1. Thăm khám hậu môn để xác định sơ bộ loại dị tật

Tất cả trẻ khi mới đẻ cần được quan soát để xem có lỗ hậu môn ở vị trí bình thường không

* Nếu không có lỗ hậu môn ở vị trí bình thường

- Thăm khám xem lỗ hậu môn có đổ ra ở các vị trí bất thường không : phía trước tầng sinh môn, vào âm hộ, tiền đình…

- Nếu không thấy lỗ hậu môn ở các vị trí bất thường cần thăm khám xem phân có ra từ âm đạo không (rò trực tràng âm đạo)

- Phân có thoát ra cùng một lỗ chung với nước tiểu, lỗ âm đạo và niệu đạo có tách rời hoặc chung nhau (còn ổ nhớp)

- Trẻ có đái ra phân su không (rò trực tràng-niệu đạo)

- Quan sát và đánh giá tình trạng của vết tích hậu môn : vết tích hậu môn lõm (teo hậu môn trực tràng loại thấp hoặc trung gian, không có vết tích hậu môn: loại cao).

Thăm khám toàn diện các cơ quan khác.

* Các bệnh nhân có hậu môn bình thường

Tình huống này bao gồm các bệnh nhân có hậu môn bình thường cả về hình dáng bề ngoài và kích thước nhưng có các biểu hiện của hội chứng tắc ruột thấp như: nôn ra dịch xanh, bụng trướng không ỉa phân su.

- Thăm trực tràng bằng ngón tay út. Bằng cảm giác của đầu ngón tay có thể xác định được teo trực tràng nếu thấy ống hậu môn kết thúc bằng một túi cùng tịt.

- Có thể nghĩ đến một trường hợp hậu môn màng nếu ống hậu môn bị bịt kín bởi một màng mỏng căng phồng lên mỗi khi bệnh nhân khóc và qua đó có thể thấy màu sắc của phân su.

- Nếu phía ngoài lỗ hậu môn bình thường nhưng phía trong nhỏ hẹp, bệnh nhân vẫn có phân su thì có thể là trường hợp hẹp hậu môn – trực tràng. Cần chụp đại tràng có cản quang để xác định.

2.2. Xét nghiệm

2.2.1. X quang thường quy

- Tư thế bệnh nhân: tư thế nghiêng, giữ bệnh nhân ở vị trí đầu dốc ngược, gối gấp, mông nhô cao, đánh dấu kim loại ở tầng sinh môn.

- Thời điểm chụp: chụp phim sau khi bệnh nhân sinh 6-12 giờ để cho hơi đủ xuống đến trực tràng. Nếu bóng trực tràng không giãn hoặc ở cao, cần chụp lại một phim sau 6 giờ.

- Đánh giá kết quả

Nếu bệnh nhân có khoảng cách từ vết tích hậu môn đến bóng hơi ở túi cùng trực tràng dài hơn 2cm là có dị tật loại cao, nếu khoảng cách ngắn hơn 2cm là loại thấp (7). Kelly và Stephens phân loại dị tật loại cao và loại thấp dựa vào tổng quan của bóng cùng trực tràng với đường mu - cụt (đường PC). Ðường mu cụt là đường nối mặt sau xương mu với phần thấp nhất của xương cùng. Hai điểm này nối với điểm thấp nhất của xương chậu (điểm I) tạo thành một tam giác. Nếu bóng trực tràng kết thúc trên đường mu - cụt là dị tật loại cao, nếu bóng trực tràng nằm trong tam giác PCI là loại trung gian, nếu bóng trực tràng nằm dưới điểm I là loại thấp (6,8) (hình 2.1). Tuy nhiên trên phim chụp không chuẩn bị vẫn có thể nhầm loại thấp với loại cao và ngược lại có thể là dị tật loại thấp nhưng do bóng trực tràng lấp đầy phân su nên ngăn cản hơi xuống phần thấp nhất, do đó trên phim chụp thấy bóng trực tràng kết thúc ở trên đường PC. Ðể chính xác hơn ta có thể chụp phim có bơm thuốc và túi cùng trực tràng bằng kim chọc qua vết tích hậu môn.

Hình 2.1. Ðường mu cụt (PC) và tam giác PCI 2.2.2. Chụp cộng hưởng từ

Là xét nghiệm bắt đầu được sử dụng để xác định vị trí bóng trực tràng cũng như tình trạng cơ thắt ngoài.

2.2.3. Siêu âm tim và hệ tiết niệu để chẩn đoán các dị tật tim và tiết niệu phối hợp phối hợp

2.2.4.Các xét nghiệm thường quy phục vụ cho phẫu thuật

2.2.5.Các bệnh nhân loại cao sau khi được làm hậu môn nhân tạo cần tiến hành một số xét nghiệm trước khi mổ lần 2: hành một số xét nghiệm trước khi mổ lần 2:

- Chụp X quang bụng tư thế nghiêng có bơm thuốc cản quang vào đầu dưới hậu môn nhân tạo để xác định vị trí bóng trực tràng và tìm lỗ rò trực tràng niệu đạo

- Siêu âm hệ tiết niệu

- Chụp bàng quang ngược dòng để tìm luồng trào ngược bàng quang niệu quản.

Một phần của tài liệu Hợp tác nghiên cứu xây dựng quy trình chuẩn đoán và điều trị một số bệnh bẩm sinh ở trẻ em nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)