Xây dựng chiến lƣợc hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 64 - 67)

trong khu vực và trên thế giới, xác định định hƣớng chính và những ƣu tiên về nội dung.

Theo lý thuyết về quản lý, chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý phụ thuộc một phần quan trọng vào việc xác định đúng đắn và cụ thể của mục tiêu quản lý. Trong công tác giáo dục, mỗi loại mục tiêu đều có vị trí nhất định và tầm quan trọng tất yếu của nó. Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ biện chứng giữa mục đích – phương tiện.

Để thực hiện mục tiêu đề ra cần phải thực hiện bốn chức năng cơ bản của quản lý. Đó là: chức năng kế hoạch hoá, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra, đánh giá. Các chức năng quản lý giáo dục tạo thành một hệ thống thống nhất với một trình tự nhất định, trong đó chức năng kế hoạch hoá là chức năng quan trọng nhất của việc lãnh đạo và lập nên kế hoạch tức là soạn thảo và thông qua những quyết định quản lý quan trọng nhất.

Quản lý công tác quan hệ quốc tế cũng nằm trong quy trình này. Vì vậy, trong công tác quan hệ quốc tế, xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và từ tình hình thực tiễn, để phát huy hiệu quả của công tác quan hệ quốc tế trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và thúc đẩy quá trình hội nhập của giáo dục đại học, cần phải xây dựng một chiến lược lâu dài, một kế hoạch cụ thể chi tiết có xác định mục tiêu, định hướng chính và xác định nội dung ưu tiên, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả của công tác quan hệ quốc tế.

ĐHQGHN cũng như các trường đại họctrong cả nước vấn đề chất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan trọng nhất, việc phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào.

Xây dựng một kế hoạch chiến lược hoạt động quan hệ quốc tế một mặt, nhằm tăng cường chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học thông qua các hình thức trao đổi kinh nghiệm, thông tin tư liệu, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, các cuộc gặp gỡ có tính chất chuyên môn ở trong nước, cũng như tổ chức các đợt tham quan, khảo sát, dự hội nghị ở nước ngoài để đội ngũ cán bộ

giảng dạy và nghiên cứu khoa học cũng như đội ngũ cán bộ quản lý có nhiều cơ hội tiếp cận, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quốc tế; và mặt khác cần xây dựng một kế hoạch hoạt động để tiến tới thoả thuận tương đương các loại bằng cấp với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để tránh tình trạng hoạt động dàn trải không hiệu quả, ĐHQGHN cần xác định được hướng nội dung ưu tiên trong chiến lược hợp tác sẽ giúp cho quá trình triển khai đi đúng hướng trọng tâm và đạt hiệu quả cao:

Về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học

+ Đẩy mạnh chương trình liên kết đào tạo quốc tế đặc biệt là các chương trình đào tạo ở bậc đại học và sau đại học;

+ Chú trọng đào tạo bồi dưỡng trình độ đội ngũ cán bộ khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý. Mở rộng trao đổi giảng viên và sinh viên, trao đổi hợp tác nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực khoa học trọng điểm.

Về tăng cường tiềm lực

+ Tăng cường khai thác các nguồn học bổng trong và ngoài nước cho sinh viên;

+ Khai thác có hiệu quả các nguồn tài trợ nhằm nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng nghiên cứu, thư viện và các cơ sở đào tạo phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Mặt khác, một khâu quan trọng trong việc xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế là xác định được các đối tác ưu tiên. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị cũng như phân tích tiềm lực, khả năng và ý đồ đầu tư của các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để lựa chọn đối tác hợp tác:

Các cường quốc và đối tác truyền thống về giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học :

+ Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước láng giềng và ASEAN để học hỏi kinh nghiệm và tiến bộ trong giáo dục và nghiên cứu khoa học; Phát triển quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm

tiếp thu các bài học kinh nghiệm thành công trong giáo dục đại học đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, trang thiết bị kỹ thuật;

+ Tiếp tục duy trì và phát triển hợp tác với Liên bang Nga, các nước thuộc cộng đồng quốc gia độc lập (SNG) và các nước Đông Âu nhằm nhanh chóng tìm ra các chương trình hợp tác mới phù hợp với giai đoạn hiện nay;

+ Mở rộng mối quan hệ với Liên minh châu Âu và các nước thành viên châu Âu để khai thác tiềm năng của các nước Bắc Âu và Tây Âu trong lĩnh vực đào tạo sau đại học và giảng dạy ngoại ngữ;

+ Từng bước mở rộng quan hệ với các nước Bắc Mỹ nhằm học tập những kinh nghiệm về xây dựng mô hình đại học và cao đẳng, tranh thủ khai thác các dự án song phương và nguồn học bổng.

Đối với các tổ chức quốc tế:

+ Tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức quốc tế để tận dụng các nguồn tài chính và tư vấn trong quy hoạch và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác như UNDP, UNESCO;

+ Tham gia có chọn lọc và tích cực khai thác hiệu quả hợp tác đa phương trong khuôn khổ mạng lưới đại học khu vực và quốc tế như AUN, AUAP, UMAP, ASAIHL.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)