KẾT LUẬN VÀ BÀO HỌC KINH NGHIỆM 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu đề tài chiến lược thay đổi giá của tập đoàn apple dành cho sản phẩm iphone (Trang 43 - 46)

4.1. Kết luận

Nhờ có tầm nhìn chiến lược đúng đắn, sự kết hợp hoàn hảo giữa chính sách định giá cho iPhone cùng với kênh phân phối hợp lý là các nhà mạng, đã đem lại cho Apple những thành công lớn vượt trên cả sự mong đợi với sự đón nhận nhiệt tình từ phía người tiêu dùng đã đem lại cho Apple cũng như các nhà phân phối của họ một lượng doanh thu lớn cùng với khoảng lợi nhuận khổng lồ mà biết bao đối thủ khác của Apple mong ước. Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ, khả năng cạnh tranh của các đối thủ trong ngành ngày càng tiến bộ hơn, để sản phẩm

iPhone có thể giữ vững vị thế của mình trên thị trường cũng như nhận được nhiều sự tín nhiệm của người tiêu dùng trên toàn thế giới, Apple nên có những xem xét cẩn trọng hơn về dài hạn trong chính sách giá của mình, việc giảm giá nhanh iPhone về ngắn hạn có thể sẽ đem lại cho Apple nhiều khách hàng mới ở các phân khúc người tiêu dùng có thu nhập thấp, nhưng về dài hạn, có lẽ sẽ gây tổn hại đến hình ảnh một sản phẩm công nghệ cao cấp mà Apple đã định vị cho iPhone và vì thế có thể sẽ làm mất đi những khách hàng có thu nhập cao, vốn là những người sử dụng sản phẩm như một hình ảnh để khẳng định đẳng cấp của mình, và dĩ nhiên điều đó cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu của các nhà mạng từ các gói cước dịch vụ đi kèm. Đồng thời, cũng nên hệ thống lại các kênh phân phối phù hợp với mục tiêu dài hạn, đánh vào các thị trường trọng điểm và khách hàng mục tiêu để hổ trợ hiệu quả hơn cho Apple trong quá trình truyền tải những giá trị cốt lõi của sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Trên thực tế, việc định giá sản phẩm phụ thuộc vào tác động của nhiều yếu tố như: nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, lao động, quan hệ cung cầu, đối tượng khách hàng, phân phúc thị trường, chiến lược Marketing. Chính vì tính chất quan trọng và phức tạp như vậy nên đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành định giá đều bắt buộc phải nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể lựa chọn một mức giá phù hợp và hiệu quả cho các sản phẩm của mình. Chính vì vậy, việc định giá vừa được coi là khoa học vừa được coi là nghệ thuật. Khoa học là việc nghiên cứu và đưa ra mức giá hợp lý để thu được doanh thu cao nhất có thể cho doanh nghiệp. Nghê thuật là việc định giá sao cho phù hợp với từng loại sản phẩm, từng loại thị trường, tâm lý của người tiêu dùng và thời điểm để đưa ra các mức giá đó Tính khoa học và nghệ thuật trong việc định giá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên thương hiệu cho một doanh nghiệp và qua trọng hơn hết là tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Nếu trong việc định giá thiếu một trong hai mặt này thì doanh nghiệp sẽ khó có thể đạt được lợi nhuận như mong muốn ( lợi nhuận mục tiêu).

Việc định giá trước hết phải lấy giá thành làm căn cứ. Nhưng nếu chỉ phụ thuộc trên giá thành, có khi lại lỡ thời cơ làm giàu. Ngoài giá thành, phải tính cả quan hệ cung cầu, tâm lý tiêu dùng và thị hiếu tiêu dùng. Biết được như vậy, trăm trận trăm thắng. Trong việc định giá có một vài nguyên tắc mà các doanh nghiệp cần chú ý để không bị mắc phải:

Chiến lược giá là sự kết hợp của các phân tích trên và xoay quanh hai khía cạnh: Giá cả và giá trị. Giá cả đại diện cho chi phí tạo nên sản phẩm (góc độ người bán). Giá trị là sự chấp nhận từ người mua và rất khó đánh giá vì mức độ thỏa mãn tiêu dùng thay đổi theo thời gian và mang tính cá biệt. Thách thức lớn nhất của chiến lược định giá là giá cả và giá trị phải gặp nhau và có tính bền vững. Có như thế, doanh nghiệp và người tiêu dùng mới có cơ hội tương tác lâu dài. Để có thể xây dựng một chiến lượng giá phù hợp, doanh nghiệp cần:

- Chiến lược giá phải phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty. Đây là yêu cầu bất biến của việc định giá.

- Phân tích khách hàng đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế phải được thực hiện nghiêm túc và khách quan nhất.

- Cập nhật biến động thị trường, sức cạnh tranh để có chiến lược giá phù hợp Liên tục đo lường biến động doanh số, sức mua, mức độ chi trả, thỏa mãn của khách hàng sau mỗi đợt điều chính giá để có chiến lược phù hợp.

4.2. Bài học kinh nghiệm:

Để đạt được những thành tựu đáng kể như ngày hôm nay, iphone của apple đã trải qua không ít khó khăn. Apple luôn muốn mở rộng thị trường của mình đến bất cứ đâu có thể, với bất kỳ đối tượng khách hàng nào đều mua được sản phẩm của Apple. Sự thành công sản phẩm iphone của apple đã mang lại cho chúng ta những kinh nghiệm, bài học quý báu như:

- Phải biết nghiên cứu rõ thị trường để đề ra một chiến lược giá hợp lý và một hướng đi hợp lý phù hợp với chiến lược của từng doanh nghiệp.

- Phải biết tận dụng “hiệu ứng hào quang” của daonh nghiệp để tạo tiền đề phát triển cho các sản phẩm mới của mình.

- Chọn người “cầm lái”.

- Không ngừng đầu tư R&D, cố gắng trở thành người đi tiên phong để chiếm lĩnh thị phần.

- Tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất, chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất. - Bảo mật sản phẩm tới phút cuối cùng.

- Khiến cho người tiêu dùng luôn khao khát sản phẩm của mình. - Luôn luôn sáng tạo và đi tìm sự khác biệt.

- Các sản phẩm luôn hướng đến sự hoàn mỹ và sự đồng bộ. - Chỉ tập trung vào phân khúc đã được định vị.

- Tạo ra một cộng đồng đông đảo những người hâm mộ các sản phẩm của iphone.

- Tổ chức tốt hệ thống phân phối thông qua các đối tác độc quyền có tiềm lực tài chính mạnh như các công ty viễn thông tại các quốc gia.

Một phần của tài liệu đề tài chiến lược thay đổi giá của tập đoàn apple dành cho sản phẩm iphone (Trang 43 - 46)