0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

tài trung tâm

Một phần của tài liệu NHẬN DIỆN CA DAO NGƯỜI VIỆT TỪ 1945 ĐẾN NAY (Trang 35 -37 )

7. Bố cục của luận văn

2.1. tài trung tâm

Để tìm hiểu đề tài trung tâm của ca dao người Việt từ 1945 đến 1975 chúng ta cần quan tâm tới khái niệm đề tài, đề tài trung tâm.

Theo các tác giả của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, “đề tài là khái niệm

chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm” [30. 96]. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cũng đồng tình với ý kiến trên khi khẳng định “Thực chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện thực được miêu tả. Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài”. [26. 116]. Đề tài là phương diện nội dung và có mối liên hệ mật thiết với hiện thực cuộc sống trong

những giai đoạn lịch sử, xã hội nhất định bởi “khái niệm loại hình của đề tài không chỉ bắt nguồn từ bản chất xã hội của tính cách mà còn gắn liền với loại hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời sống và có âm vang trong đời sống tinh thần một thời.”[49. 194].

Đối với một nền văn học, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc đều có những đề tài trung tâm tương ứng, những đề tài đó xuất hiện do có sự đổi mới trong những quan hệ xã hội, nhất là trong những quan hệ giai cấp, bên cạnh đó là do nhiệm vụ của văn học là phải nhận thức và phản ánh kịp thời những bước biến chuyển lớn lao của đời sống. Từ đó “khái niệm đề tài trung tâm được hiểu là một khái niệm lớn hơn, bao quát hơn những đề tài cụ thể của từng tác phẩm; nó chính là mảng hiện thực tập hợp những sự kiện, những hiện tượng, những diễn biến quan trọng nhất của đời sống xã hội, nó thể hiện những nét bản chất nhất của thời kì lịch sử đó.” [26. 117]

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, dân tộc ta đã giành được nền độc lập, cuộc sống và vị thế của nhân dân đã thay đổi từ thân phận nô lệ đứng lên làm chủ đất nước. Tuy nhiên, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ vừa ra đời đã phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, tình hình kinh tế kiệt quệ, ngừng trệ, nạn đói, nạn dốt hoành hành khắp nơi. Trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Đảng và nhà nước ta những năm đó đã đưa ra những kế sách thích hợp để bảo vệ chính quyền non trẻ, khắc phục hậu quả kinh tế xã hội. Đứng trước hiện thực cuộc sống mới, đề tài ca dao mang diện mạo mới.

Trên cơ sở cách hiểu thuật ngữ đề tài, đề tài trung tâm của GS. Hà Minh Đức, chúng tôi khảo sát 1.159 bài ca dao và đi đến kết luận 333 bài về đề tài đấu tranh cách mạng (chiếm khoảng 28,73%), 282 bài về đề tài lãnh tụ (chiếm khoảng 24,33%), 122 bài về đề tài sản xuất xây dựng (chiếm khoảng 10,53%), 126 bài về đề tài tình yêu (chiếm khoảng 10, 09%), 81 bài về đề tài gia đình (chiếm khoảng 6,98%), 57 bài về đề tài Tổ quốc, đất nước (chiếm khoảng 4,92%). Như vậy, đề tài đấu tranh cách mạng, đề tài lãnh tụ, đề tài sản xuất xây dựng chiếm tỉ lệ khá cao trong ca dao từ 1945 đến 1975.

Một phần của tài liệu NHẬN DIỆN CA DAO NGƯỜI VIỆT TỪ 1945 ĐẾN NAY (Trang 35 -37 )

×