7. Bố cục của luận văn
3.1.2. tài tình yêu
Đề tài tình yêu chiếm 250/742 (khoảng 33,69%) bài ca dao được khảo sát. Đề tài tình yêu phản ánh phần nào cách nghĩ, lối sống của các bạn trẻ hiện nay. Hiện lên đậm đặc trong ca dao tình yêu là thứ “tình cảm” nam nữ không chung thủy, với những đòi hỏi mang nặng tính thực dụng, hưởng thụ. Tình yêu say đắm, bất chấp mọi khó khăn, trở ngại có xuất hiện nhưng với mật độ thấp hơn.
Một phần do tiếp nhận những tiêu cực của lối sống phương Tây, một phần do cách giáo dục cũng như bản lĩnh chưa vững vàng của bản thân mà giới trẻ quan niệm về tình yêu có phần dễ dãi:
Yêu nhau cởi áo cho nhau Hôm sau em đã có bầu anh ơi!
[6]
Khôn ba năm dại một giờ Biết vậy dại sớm khỏi chờ ba năm.
[6] Nam nữ nhiều khi đến với nhau không phải bằng tấm lòng chân thành nên tình yêu của họ đôi khi gặp những tình huống dở khóc, dở cười:
Hôm qua uống nước tâm tình Để quên điện thoại chụp hình, quay film
Anh cầm mà anh lặng im Để em phải chạy đi tìm bở hơi…
[6]
Tình yêu không còn là những xúc cảm thiêng liêng, không còn là sự hòa điệu giữa hai tâm hồn của đôi trẻ mà tình yêu lúc này luôn đi liền với những đòi hỏi về vật chất:
Cá không ăn muối cá ươn Không có xe đẹp thôi đừng yêu em.
[6]
Nhà cao em cũng chẳng thèm Chỉ cần vàng bạc cộng thêm hột xoàn.
[6]
Trong tình yêu, nam nữ không còn yêu nhau một cách nồng nhiệt, chẳng còn cùng nhau “tạc nghĩa đá vàng”, “một lòng chung thủy” chịu đựng gian khổ như trước kia nữa:
Yêu nhau mấy núi cũng leo
Mấy sông cũng lội nhưng nếu nghèo em bỏ đi.
Thậm chí nhiều cô gái sẵn sàng đánh đổi tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, chấp nhận cuộc sống nơi viễn xứ để được thỏa mãn về vật chất:
Gió đưa mây khói về trời Tiền đô đưa tiễn em rời cố hương.
[6]
Má ơi đừng gả con xa
Gả con qua Pháp, Canada được rồi.
[6] Đối với nhiều người trẻ tuổi thời nay, tình yêu chân thành, chung thủy “yêu nhau tâm trí hao mòn, yêu nhau đến thác vẫn còn yêu nhau” trở nên xa xỉ, thay vào đó là thứ tình yêu tham lam, ích kỉ :
Yêu em anh để trong lòng Yêu thêm em nữa đề phòng rủi ro.
[6]
Hồng nào hồng chẳng có gai Gái nào gái chẳng yêu hai, ba thằng.
[6] Tuy nhiên, không phải tất cả các bạn trẻ đều đánh mất niềm tin vào tình yêu. Dẫu biết rằng yêu là khổ, yêu là chết ở trong lòng một ít, song họ vẫn hăm hở trên con đường đi tìm tình yêu:
Thiên thu vạn cổ yêu là khổ Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu.
[6] Như vậy, ca dao tình yêu từ 1975 đến nay đã phản ánh một cách chân thực và sinh động những tình cảm, cách suy nghĩ về tình yêu của thanh niên ngày nay. Số lượng lớn những lời ca dao về đề tài tình yêu thực dụng cũng là lời cảnh tỉnh của nhân dân ta trước sự suy thoái đạo đức của một bộ phận thanh niên trong xã hội.