Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh sán dây Moniezia

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sán dây ở bò, dê nuôi tại huyện eakar và huyện m'đrăk, tỉnh đắc lắc và biện pháp phòng trị bệnh (Trang 26 - 30)

5.1. Đặc điểm gây bệnh của Moniezia

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [6], trong quá trình ký sinh, sán dây Moniezia gây những tác hại lớn cho súc vật nhai lại, biểu hiện ở những tác động sau:

- Tác động của chất độc: trong quá trình sống, sán sinh ra các chất độc. Chất độc kích thích trực tiếp đến ruột, hạch lâm ba, màng treo ruột, thận... gây nên những tổn thương, làm cho súc vật rối loạn tiêu hố, giảm khả năng thải trừ chất cặn bã của quá trình đồng hố. Súc vật non chậm lớn, sức đề kháng giảm sút, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm mãn tính và các bệnh ký sinh trùng

khác. Độc tố của sán cịn đầu độc thần kinh ký chủ, làm cho ký chủ cĩ triệu chứng thần kinh.

- Tác động cơ giới: đầu sán dây Moniezia cĩ 4 giác bám rất khoẻ, sán dùng 4 giác bám này bám chặt vào niêm mạc ruột, gây tổn thương, xuất huyết ở niêm mạc ruột. Sán cĩ kích thước lớn (dài 1 - 5m, chiều rộng cĩ thể dài tới 1,6 cm) cho nên chỉ vài con sán đã cĩ thể gây tắc mật trong ruột. Một vật chủ cĩ thể bị vài chục con sán ký sinh, chúng tập trung ở ruột non, làm ruột phình to, tắc hoặc lồng ruột, cĩ khi vỡ ruột.

- Tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ: sán dây Moniezia

lấy dinh dưỡng là dưỡng chất ở ruột non ký chủ bằng phương thức thẩm thấu qua bề mặt cơ thể.

Theo Kates K. C và cs (1951) [42], trường hợp nhiễm nặng Moniezia, ruột non cĩ rất nhiều sán, sán dây gây tổn thương ở ruột, làm con vật rối loạn tiêu hĩa (ỉa chảy và mất nước), cĩ thể gây tắc ruột non.

5.2. Triệu chứng lâm sàng bệnh sán dây Moniezia

Biểu hiện lâm sàng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ nhiễm. Súc vật ăn ít, khát nước, phân từ bình thường chuyển sang nhão rồi lỏng, cĩ lẫn máu và chất nhầy, trong phân cĩ lẫn những đốt sán. Một số trường hợp thân nhiệt tăng, hay nằm, lười vận động. Con vật gầy yếu dần, lơng xù và mất độ bĩng. Thiếu máu do thiếu dinh dưỡng thể hiện rất rõ ở màu sắc nhợt nhạt, xanh tái của niêm mạc. Một số trường hợp súc vật nhai lại bị bệnh thể hiện triệu chứng thần kinh (run rẩy, lảo đảo, xoay trịn, đầu lúc lắc…).

Theo Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1975) [16] cho biết, dê ở trại X (Nam Hà) bị bệnh sán dây Moniezia rất nặng, 80-90% dê chết ở lứa tuổi dưới 1 năm. Dê chết trong tình trạng gầy sút rõ rệt, bụng ỏng, ỉa chảy, phân dính bê bết, co rặn đau đớn và chết. Một số con cĩ biểu hiện đi vịng quanh.

Nguyễn Thế Hùng (1996) [3] cũng nhận xét tương tự về triệu chứng của dê bị bệnh sán dây Moniezia.

Nguyễn Thị Kim Lan (2000) [14], theo dõi 32 dê lứa tuổi 4 - 12 tháng nhiễm sán dây Moniezia với cường độ nhiễm nặng và rất nặng (qua xét nghiệm phân), cho biết, 100% số dê theo dõi cĩ triệu chứng gầy yếu, cơ thể suy nhược năng do mất dinh dưỡng; 53,12% số dê thiếu máu, niêm mạc mắt nhợt nhạt, mắt lờ đờ; 100% số dê cĩ biểu hiện rối loạn tiêu hĩa, trong đĩ cĩ 71,87% ỉa chảy nặng, phân dính bê bết ở phần dưới hậu mơn, đuơi và kheo chân và 28,13% ỉa phân nhão khơng thành viên; 100% số dê theo dõi thấy cĩ nhiều đốt sán trong phân, cĩ thể thấy cả đoạn sán dây lủng lẳng ở hậu mơn; 12,5% cĩ triệu chứng thần kinh (run rẩy, đầu hay ngoảnh lại sau, đi xoay vịng quanh đầu).

5.3. Bệnh tích do sán dây Moniezia gây ra

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [25], Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [6], bệnh tích thể hiện rõ ở súc vật nhai lại cịn non (dê, cừu non và bê). Ở súc vật trưởng thành và già bệnh tích khơng rõ, điều này hồn tồn phù hợp với tình trạng nhiễm sán dây Moniezia (bị, dê non nhiễm nhiều và nặng, trong khi những con trưởng thành nhiễm ít hơn và nhẹ hơn). Các tác giả đều thống nhất là bệnh tích thấy rõ nhất ở ruột non, ruột non viêm cata, niêm mạc cĩ thể cĩ những điểm xuất huyết, trong ruột non chứa nhiều sán, cĩ khi tắc ruột. Ngồi ra, cĩ thể thấy hiện tượng tích nước ở lồng ngực, bụng và bao tim. Nguyễn Thị Kim Lan (1998, 2000) [11] [14] đã mổ khám 748 dê 1 - 4 năm tuổi, thấy 38 dê nhiễm sán dây Moniezia, trong 38 dê này cĩ 7 dê cĩ bệnh tích rõ rệt (5 - 10 sán dây/dê). Tác giả đã quan sát và mơ tả bệnh tích đại thể lặp đi lặp lại ở những dê đã mổ khám như sau: nhìn bên ngồi ruột non cũng thấy nhiều sán dây màu trắng đục nằm dọc theo chiều dài của ruột, cĩ cảm giác như xếp kín lịng ruột (vì thành ruột non của dê rất mỏng nên cĩ thể nhìn thấy từ bên ngồi). Niêm mạc ruột non viêm cata, cĩ những điểm xuất huyết, nhất là ở chỗ niêm mạc mà đầu sán dây bám vào, xung quanh những chỗ đĩ, niêm mạc ruột hơi sùi lên và đỏ hơn những vùng khác, cĩ nhiều chất nhầy màu nâu phủ trên niêm mạc ruột non.

Biến đổi vi thể ở ruột non do sán dây Moniezia dưới kính hiển vi được Nguyễn Thị Kim Lan (2000) [14] ghi lại như sau: ở độ phĩng đại 10×15, lơng nhung ruột bị tổn thương, đỉnh lơng nhung tù, một số chùn lại, một số lơng nhung bị đứt nát. Mao quản trong các lơng nhung ruột bị xung huyết do tác động cơ học và độc tố của sán dây. Ở độ phĩng đại 15×40, thấy sự tăng sinh của nhiều tế bào viêm, đặc biệt là tương bào (plasmocyte) ở hạ niêm mạc ruột non.

5.4. Chẩn đốn bệnh sán dây Moniezia

Để chẩn đốn bệnh sán do sán dây Moniezia gây ra, cĩ thể dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết hợp với xét nghiệm phân tìm đốt sán. Những triệu chứng đáng chú ý là: gầy yếu suy nhược, thiếu máu, tiêu chảy, phân cĩ nhiều đốt sán.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ để chẩn đốn. Cần xét nghiệm phân tìm đốt sán theo phương pháp lắng gạn, cần phân biệt đốt sán dây

Moniezia với Avitellina Thysanieza. Ở sán dây AvitellinaThysaniezia, mỗi đốt chỉ cĩ một cơ quan sinh dục, khơng cĩ tuyến giữa đốt. Trứng khơng cĩ khí quan bao bọc hình lê, ở đốt già trứng được bao bọc trong những

capsule. Ở Thyaniezia mỗi bọc cĩ nhiều trứng, ở Avitellina mỗi bọc cĩ một trứng trong khi đĩ Moniezia mỗi đốt cĩ hai cơ quan sinh dục cĩ tuyến giữa đốt, trứng được bao bọc bởi khí quan hình lê.

Nếu số lượng đốt sán trong phân nhiều thì cĩ thể trực tiếp tìm đốt sán trong phân. Trường hợp súc vật nhiễm nhẹ, chỉ cĩ ít đốt sán thì xét nghiệm phân tìm đốt sán bằng phương pháp lắng cặn (Benedek, 1943), cho cặn lên giấy tìm đốt sán và đốt sán. Cĩ thể dùng phương pháp Fulleborn tìm trứng sán khi đốt sán già vỡ ra (Mckenna P. B, 1981) [45] Trứng sán dây Moniezia hình ba cạnh hoặc bốn cạnh hơi trịn, trong cĩ ấu trùng 6 mĩc bao bọc trong cĩ hình lê. Cần chú ý là, cĩ khi trong ruột cĩ sán dây ký sinh nhưng khơng tìm thấy trứng vì tử cung của sán dây Moniezia khép kín, khơng theo phân ra ngồi.

Khi sán dây chưa thành thục, đốt sán già chưa thải theo phân, cĩ thể điều trị để chẩn đốn (gọi là chẩn đốn bằng điều trị). Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [6], cĩ thể dùng dung dịch Sulfat đồng 1%, liều 2 - 2,5 ml/kg TT cho con vật uống, sau 7 - 10 giờ sán bị tẩy ra.

Cũng bằng phương pháp để điều trị để chẩn đốn bệnh do Moniezia

gây ra ở dê, Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2002) [17] cho biết, cĩ thể dùng thuốc Niclosamid – Tetramisol B liều 1 viên (5000 mới cho 75 - 80 ml/kg TT dê, sau 8-10 giờ nếu cĩ sán sẽ bị tẩy ra theo phân.

Đối với súc vật chết, mổ khám kiểm tra bệnh tích và tìm sán dây ở ruột non.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sán dây ở bò, dê nuôi tại huyện eakar và huyện m'đrăk, tỉnh đắc lắc và biện pháp phòng trị bệnh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)