III. Theo tài sản đảm bảo
t đối Đạ ỷ lệ (%) Tuyệ đối Đạ ỷ lệ (%) DPRR cho
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan
− Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Chi Nhánh thiếu thông tin tín dụng về các KHCN: Thực tế, việc thu thập, khai thác và sử dụng thông tin từ các nguồn tại Chi nhánh còn hạn chế. Chi nhánh chủ yếu sử dụng nguồn thông tin do khách hàng cung cấp. Đối với thông tin từ bên ngoài thì chủ yếu là thông tin từ CIC. Ngoài ra thì hầu như không còn kênh nào để thu thập thông tin KHCN. Do đó, Chi Nhánh gặp khó khăn trong việc so sánh, đối chiếu các nguồn thông tin khác nhau. Do tính chất bị phụ thuộc nên chất lượng thông tin thu thập được chưa thực sự đáng tin cậy.
Chất lượng đội ngũ chuyên viên KHCN chưa đồng đều: CBTD là người chịu trách nhiệm thu thập các thông tin cần thiết, vì vậy chất lượng CBTD ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khoản vay. CBTD của Chi Nhánh có nghiệp vụ chính liên quan đến đối tượng KHDN nên khi chuyển sang hoạt động cho vay KHCN thì gặp nhiều bỡ ngỡ. Mặt khác, hầu hết CBTD còn rất trẻ, do vậy thiếu thực tiễn kinh nghiệm và hiểu biết về khách hàng, về các ngành nghề kinh doanh, thói quen tiêu dùng, tâm lý hành vi tiêu dùng..., trong khi hoạt động cho vay KHCN đòi hỏi CBTD có khả năng phân tích tổng hợp rất rộng, dẫn đến hạn chế trong việc thẩm định khách hàng, làm giảm chất lượng thẩm định cho vay. Điều này ảnh hưởng phần nào đến hoạt động cho vay của Chi nhánh, tăng rủi ro cho vay cho Chi nhánh.
Chưa thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay: Trong quá trình cấp cho khách hàng vay vốn, bước phân tích tín dụng tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Những tài liệu của khách hàng cung cấp như giấy tờ pháp lý, phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hợp đồng thế chấp mang tính chất đối phó, có thể làm giả nên nhiều khi không đáng tin cậy. CBTD đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, không xác minh lại thông tin. Vì hoàn toàn dựa trên tài liệu của khách hàng nên tờ trình thẩm định khách hàng thường được trình bày rất suôn sẻ theo các khuôn mẫu có sẵn và chứa đựng các thông tin có lợi cho khách hàng nhưng không nêu được những điểm mấu chốt có thể dẫn đến quyết định cho vay hay không cho vay. CBTD nếu như không nhạy bén và kiểm tra cụ thể kỹ lưỡng sẽ dẫn đến gây tổn thất cho Chi Nhánh.
Sự phân công CBTD còn thiếu hợp lý: Hiện nay, tại Chi nhánh, phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm, mỗi CBTD được phân công một lượng khách hàng cụ thể, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc một CBTD phụ trách nhiều đối tượng khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có thể dẫn đến sự hạn chế trong kết quả thẩm định cho vay. Hơn nữa, do khối lượng hồ sơ vay phải xét duyệt quá nhiều và không có thời gian đọc kỹ tờ thẩm định của nhân viên tín dụng nên người xét duyệt dễ bị chấp nhận điều kiện nhân viên tín dụng đã chỉ ra mà quyết định xét duyệt cho vay.
Công nghệ thông tin Chi nhánh và trình độ cán bộ còn hạn chế. Mặc dù, trong năm 2011-2012 Techcombank dưới sự tư vẫn của McKinsery đã triển khai và áp dụng các hệ thống mới tiên tiến như: Quy trình luân chuyển hồ sơ tín dụng tự động (ECM), Hệ thống cảnh báo sớm EWS, hệ thống quản lý tín nhiệm định tính QCA, đo lường rủi ro định lượng PV01. Tuy nhiên, Chi nhánh chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thống nhất, nhân viên có trình độ xử lý để áp dụng hiệu quả các phương pháp định lượng hiện đại.
− Nguyên nhân từ phía khách hàng
KHCN đã sử dụng vốn sai mục đích: Trong thực tế không ít các KHCN sử dụng vốn vay vào các mục đích đầu tư những ngành nghề bất hợp pháp không phù hợp với những điều kiện trong hợp đồng tín dụng đã ký hay không trả nợ đúng hạn cho Chi nhánh gây nên khoản nợ quá hạn.. Nhiều KHCN có hiện tượng dây dưa, chần chừ trong việc trả nợ cho Chi nhánh, gây nên ảnh hưởng không tốt với Chi nhánh, làm tăng rủi ro cho vay