Các giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản việt nam trên thị trường eu (Trang 71 - 84)

 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại hàng thủy sản theo hướng lựa chọn hình thức xúc tiến thương mại để tham gia và tập trung vào hàng thủy sản triển vọng có giá trị gia tăng cao

Chương trình xúc tiến thương mại góp phần không nhỏ cho sự phát triển XK, giảm nhập siêu, khai thác và phát triển thị trường nội địa, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các DN, giảm mức tồn kho... tuy nhiên, thời gian qua, hoạt

động xúc tiến thương mại chưa đạt được kết quả như mong đợi, thậm chí còn không hiệu quả. Đơn cử như các chương trình hội chợ, triển lãm được tổ chức nhiều nhất nhưng lại kém hiệu quả, mở quá nhiều gian hàng, giới thiệu tràn lan nhưng không hướng vào các mặt hàng có triển vọng hơn nữa chi phí dành cho hoạt động này khá cao dẫn đến nhu cầu về những dịch vụ này ngày càng ít đi, bản thân các sản phẩm xuất khẩu không được quảng bá rộng và không gây dựng thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường EU nói riêng.

Để không gây lãng phí nguồn kinh phí sử dụng cho hoạt động này và đem lại hiệu quả tích cực cho hoạt động xuất khẩu thủy sản, mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn các hình thức xúc tiến thương mại quốc tế để tham gia, chỉ tập trung giới thiệu và quảng bá các sản phẩm triển vọng có giá trị gia tăng cao, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tới các thị trường mới tiềm năng, củng cố các mối bạn hàng cũ lâu năm và xây dựng mạng lưới mối quan hệ với các khách hàng mới. Thường xuyên cung cấp và cập nhật thông tin về hàng thủy sản xuất khẩu đến các đối tượng có nhu cầu tiêu thụ cao về thủy sản, các doanh nghiệp chủ động kết hợp với tham tán thương mại tại thị trường EU để phát huy vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại đạt hiệu quả. Thành lập các công ty, đại lý, chi nhánh bán hàng tại EU. Hình thành một số trung tâm xúc tiến thương mại sản phầm thủy sản Việt Nam nhằm quảng bá thông tin chính xác, đầy đủ về các khâu sản xuất, chế biến, về chất lượng sản phẩm tới người tiêu dùng các thị trường đồng thời cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, chính sách, pháp luật tại các nước sở tại cho cơ quan quản lý, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hình thành các trung tâm, nghiên cứu để phân tích và dự báo thông tin thị trường (về nhu cầu, cơ cấu sản phẩm, thị hiếu, tâm lý người tiêu dùng...). Phát triển mạnh hình thức xuất khẩu trực tiếp thông qua các trung tâm thương mại, các siêu thị lớn tại EU từ đó xây dựng được mạng lưới phân phối ổn định hàng thủy sản mang nhãn mác và thương hiệu Việt Nam.

Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với các Hội, Hiệp hội ngành hàng thủy sản, với các doanh nghiệp trong giải quyết các vụ việc, hạn chế những hậu quả bất lợi.

 Nâng cao chất lượng hàng thủy sản đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của thị trường EU

Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nuôi quảng canh và bán thâm canh, người nuôi phải sử dụng hóa chất và thuốc phòng trừ dịch bệnh, trong khi Việt Nam chưa có chất thay thế các loại kháng sinh cấm nên ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm xuất khẩu. Mặc dù chính phủ đã chính thức ban hành chỉ thị cấm sử dụng các chất kháng sinh có hại cho thủy sản từ năm 2002 nhưng cho đến nay, việc kiểm soát sử dụng hóa chất cấm vẫn chưa đạt hiệu quả cao, bên cạnh đó các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cạnh tranh không lành mạnh, không chú trọng vào đảm bảo chất lượng sản phẩm khiến giá thủy sản Việt Nam giảm dẫn đến ngành thủy sản thường xuyên phải đối mặt với những vụ kiến chống bán phá giá, hình ảnh về thủy sản Việt Nam suy giảm.

Để hàng thủy sản Việt Nam đứng vững trên thị trường EU, để nâng cao giá trị xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường EU, đòi hỏi sản phẩm xuất khẩu phải tốt hơn, chất lượng cao hơn, hoặc chí ít phải có chất lượng tương đương so với hàng thủy sản xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh ở các nước khác trên thị trường EU. Để nâng cao chất lượng sản phẩmcác doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các quy chuẩn quốc tế về kỹ thuật đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thủy sản, các quy định về quản lý an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng cường áp dụng các chương trình sản xuất tiên tiến và hệ thống kiểm soát chất lượng. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiến tiến mới thân thiện môi trường với các cơ sở sản xuất và chế biến để giảm thiểu tối đa chi phí trong khâu cuối cùng nhằm củng cố và hạ bớt giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường quản lý theo chuỗi, thống kê tất cả các cơ sở kinh doanh, vật tư để đưa vào danh sách quản lý, xử lý khi có vi phạm. Tiến hành phân loại doanh nghiệp theo mức độ khả năng quản lý chất lượng, từ đó tăng cường kiểm soát với những doanh nghiệp không đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng thủy sản thế mạnh của Việt Nam theo yêu cầu của các thị trường xuất khẩu điển hình là EU về các tiêu chuẩn ATVSTP, kiểm dịch, tiêu chuẩn kỹ thuật... Tổ chức kiểm tra giám sát trong các khâu từ nuôi trồng đến chế biến sản xuất nhằm đảm bảo thực hiện tốt các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm minh và có chế tài đối với các hành vi vi phạm chất lượng, an toàn thực phẩm, cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, quảng bá tuyên truyền về quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng ở các thị trường nắm bắt được rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng hàng thủy sản Việt Nam, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu và sức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác.

 Nâng cao uy tín, thương hiệu mặt hàng thủy sản và xây dựng hệ thống nhận biết thương hiệu hàng thủy sản Việt Nam

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh không lành mạnh chạy đua theo số lượng, cạnh tranh bằng cách hạ giá bán làm giảm chất lượng khiến cho hình ảnh của hàng thủy sản Việt Nam bị suy giảm trong mắt người tiêu dùng thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Theo Bộ Công Thương, các sản phẩm về thủy sản điển hình như cá tra Việt Nam dù đã có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng đa phần các sản phẩm này lại mang thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Tương tự đối với mặt hàng hải sản xuất khẩu, theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vùng biển Việt Nam có khoảng 100 loài hải sản có giá trị kinh tế với sản lượng khai thác bền vững thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam hàng năm có thể lên tới 4 triệu tấn, trong đó tôm trên 44 ngàn tấn, mực nang trên 64 ngàn tấn, mực ống gần 60 ngàn tấn cùng với các loại cá thu, cá trích, hải sâm...Tuy nhiên, các sản phẩm hải sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới lại phải thông qua trung gian hay dưới dạng gia công cho các nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài nên các sản phẩm hải sản Việt Nam ít được người tiêu dùng biết đến. Trong nhóm hàng hải sản, mặt hàng cá ngừ đã được Bộ Công Thương xác định là một trong 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, bên cạnh cá tra và tôm. Hàng năm, ngư dân Việt Nam đánh bắt trên dưới 10 ngàn tấn cá ngừ đại dương và được chế biến xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Tây Ban Nha,… với kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt gần 380 triệu USD, nhưng phần lớn cá ngừ Việt Nam tiêu thụ trên thị trường thế giới với lại mang thương hiệu nước ngoài.

Do đó, xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín về hàng thủy sản Việt Nam là hết sức cần thiết. Xây dựng thương hiệu sản phẩm không chỉ được đặt ra trên phạm vi từng chủng loại sản phẩm riêng biệt hay ở các doanh nghiệp đơn lẻ, mà cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản, giữa ngành thủy sản

với các ngành khác và sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU. Các doanh nghiệp cần kết hợp với nhà nước thực hiện xây dựng hệ thống nhận biết thương hiệu các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần phải chú trọng trong việc gắn nhãn mác xuất xứ, nguồn gốc Việt Nam cho sản phẩm nhằm mục đích nâng cao thương hiệu sản phẩm, khẳng định uy tín và tính cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, chủ động đối mặt và vượt qua các rào cản thương mại, tìm kiếm các cơ hội hợp tác nhằm hạn chế các tác động của các vụ kiến, phối hợp với các nhà nhập khẩu trong truyền thông để phản bác những thông tin sai lệch về chất lượng hình ảnh hàng thủy sản Việt Nam.

 Tăng cường khả năng cung ứng các mặt hàng thủy sản trong các khâu nuôi trồng, khai thác đến chế biến

- Đối với nuôi trồng thủy sản:

Hiện nay, ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam chủ yếu theo hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ vẫn chiếm đa số, ý thức phòng chống dịch bệnh còn hạn chế, chưa chú trọng đến công tác xử lý nguồn nước đầu vào và xử lý xả thải nên thủy sản chết sẽ theo dòng nước thải đổ trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm và làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng nhiều người dân tự ý chuyển đổi diện tích nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, nhưng đầu tư chưa thoả đáng về hạ tầng, kỹ thuật đã khiến khi dịch bệnh xảy ra, người nuôi không có khả năng phục hồi sản xuất. Nhìn chung, kế hoạch phòng chống dịch bệnh chưa được xây dựng cụ thể, kinh phí cho công tác này rất hạn chế.

Do đó cần phải nâng cấp các trung tâm, cơ sở sản xuất, cung cấp con giống quốc gia và tập trung các khu sản xuất giống thủy sản này thành các khu công nghệ cao nhằm lưu giữ nguồn gen đảm bảo chất lượng, nghiên cứu các giống thủy sản có năng suất cao, giá trị gia tăng cao như tôm thẻ chân trắng. Thực hiện tốt các biện pháp phát triển hệ thống sản xuất và cung cấp thức ăn thủy sản. Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản có quy mô lớn đồng thời ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa công ty sản xuất thức ăn thủy sản với người nuôi để sản phẩm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu EU. Tập trung giám sát vùng nuôi, tăng cường quan trắc và cảnh báo môi trường, thông báo kịp thời cho người nuôi để có biện pháp

phòng trừ dịch bệnh, hạn chế rủi ro. Tăng cường thu hút mạnh đầu tư từ các doanh nghiệp, phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biên tiêu thụ thủy sản và người nuôi. Xây dựng và đẩy mạnh việc kiện toàn hệ thống thú y thủy sản từ trung ương đến địa phương nhằm kiểm soát dịch bệnh, xử lý bệnh kịp thời, tránh lây lan diện rộng. Bên cạnh đó, ban hành các chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn giá các măt hàng thủy sản đặc biệt là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm tạo ra tâm lý ổn định cho người nuôi trồng tập trung và mở rộng sản xuất. Kiện toàn và đổi mới hoạt động hệ thống khuyến ngư, nâng cao năng lực hoạt động khuyến ngư, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào việc nuôi trồng nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu thủy sản.

- Đối với khai thác thủy sản:

Trong nhiều năm qua, năng lực khai thác thủy sản không ngừng tăng trưởng, tuy nhiên, do phát triển không theo định hướng nên dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa cường lực khai thác và trữ lượng. Chỉ trong vòng hơn 10 năm gần đây, số lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản tăng nhanh đến chóng mặt. Nếu như vào năm 2001, trên cả nước mới chỉ có 78.978 chiếc với tổng công suất gần 3,8 triệu CV, thì đến năm 2013, con số này đã tăng đến trên 125.000 chiếc, tổng công suất tăng trên 6 triệu CV. Bên cạnh đó, ngư dân không có điều kiện đóng tàu công suất lớn, số lượng tàu thuyền tăng chủ yếu là tàu công suất nhỏ, chuyên đánh bắt ven bờ. Các thiết bị, công cụ, phương tiện đầu tư đánh bắt và khai thác chậm phát triển và quy mô nhỏ.

Do đó cần phải tổ chức các mô hình dịch vụ khai thác trên biển theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các đội tàu cung ứng dịch vụ hậu cần, mua gom sản phẩm cho các tàu khai thác xa bờ, tăng cường cung ứng dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển mà không làm hao tổn chất lượng sản phẩm khi đưa vào đất liền. Tăng cường đầu tư cho tàu thuyền công suất lớn, đánh bắt xa bờ, cải thiện phương thức đánh bắt hiệu quả hơn, nhằm giảm sự ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình khai thác, đánh bắt. Bên cạnh đó, tiếp tục đàm phám và hợp tác với các nước trong khu vực về khai thác thủy sản tại các vùng biển chồng lấn, hợp tác khai thác trên vùng biển các nước ASEAN nhằm tăng khối lượng và đa dạng hóa các loại thủy sản.

- Đối với chế biến thủy sản:

Hiện nay, số lượng nhà máy chế biến, kho lạnh liên tiếp mọc lên, phát triển tự phát không theo một quy hoạch tổng thể, không gắn kết với vùng nguyên liệu dẫn đến việc thiếu nguyên liệu trầm trọng. Đến nay có trên 568 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu nhưng đa số các nhà máy này sản xuất mới đạt 50-70% công suất thiết kế. Chỉ tính riêng công suất cấp đông đã lên đến 1,7 triệu tấn thành phẩm/năm, tương đương với 5,1 triệu tấn nguyên liệu, trong khi đó tổng sản lượng nguyên liệu đủ tiêu chuẩn sản xuất ước tính mới chỉ đạt gần 3,2 triệu tấn/năm. Một số nhà máy phải nhập khẩu từ nước ngoài lên đến 70% tổng nguồn nguyên liệu đưa vào chế biến hàng năm, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Do đó cần phải xây dựng cơ chế liên doanh, liên kết giữa nông ngư dân sản xuất nguyên liệu với các nhà doanh nghiệp (trong và ngoài nước) trong chế biến thủy sản đặc biệt trong sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y thủy sản theo hình thức đa sở hữu để cùng chia sẻ rủi ro, lợi ích giữa các bên. Quy hoạch phát triển hệ thống nhà máy chế biến và kho lạnh thương mại để tăng hiệu suất sử dụng và điều tiết được nguồn nguyên liệu ổn định, góp phần điều tiết bình ổn giá thủy sản trên thị trường và giảm các tổn thất sau thu hoạch. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần mở rộng đầu tư các tàu thu mua trên biển nhằm bảo đảm nguyên liệu chất lượng cao, phục vụ chế biến các sản phẩm cao cấp. Đặc biệt trong chế biến thủy sản, phải chú trọng phát triển máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, nhằm tăng năng suất lao động, giảm thất thoát hao hụt, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo VSATTP. Ngoài tuân thủ các tiêu chuẩn HACCP, ISO 9000, ISO 1400, các tiêu chuẩn của thị trường EU đưa ra, các doanh nghiệp cần đầu tư hệ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản việt nam trên thị trường eu (Trang 71 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)