Tổng quan lý luận về phương pháp phân tích SWOT

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản việt nam trên thị trường eu (Trang 52 - 63)

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic, dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra các quyết định.

Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Kết quả của quá trình phân tích SWOT phải đảm bảo được tính cụ thể, chính xác, thực tế và khả thi vì doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả đó để thực hiện những bước tiếp theo như: hình thành chiến lược, mục tiêu chiến lược chiến thuật và cơ chế kiểm soát chiến lược cụ thể.

Bốn chiến lược cơ bản trong phân tích SWOT:

- SO (Strengths – Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.

- WO (Weaks – Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.

- ST (Strengths – Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

- WT (Weaks – Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

2.3.2 Phân tích SWOT về năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU

2.3.2.1 Những điểm mạnh

Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi

cho nuôi trồng, khai thác và kinh doanh thủy sản, đặc biệt đối với hàng thủy sản xuất khẩu, yếu tố về điều kiện tự nhiên có tác động rất quan trọng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Với hơn 3000 km bờ biển, Việt Nam có vùng lãnh hải thềm lục địa rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ trên đất liền, tiềm năng về nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển và vùng nước nội địa Việt Nam rất phong phú, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam có điều kiện khí hậu nhiệt đới cho phép phát triển thủy sản đa loài, chất lượng cao, có

khả năng phát triển diện tích nuôi thủy sản ở cả ba loại thủy vực: nước ngọt, nước lợ, nước biển. Cùng với đó diện tích mặt nước nội địa rộng hơn 1,4 triệu ha với hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc cũng góp phần tạo điều kiện ưu thế cho hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản. Việt Nam lại nằm ở vị trí địa lý thuận lợi nối liền giữa Đông Bắc á và Đông Nam á tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng thủy sản nói riêng. Nguồn lợi thủy hải sản phong phú, đa dạng cùng với vị trí địa lý thuận lợi là những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.

Thứ hai, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào: Lao động Việt Nam nói chung và lao động nghề cá nói riêng có đặc tính cần cù, khéo léo, có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề nông thủy sản. Lao động nói chung và lao động nghề cá nói riêng của Việt Nam tương đối dồi dào, giá lao động lại thấp hơn so với các nước trong khu vực. Trong những năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam đã có sự chú trọng đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại và đã quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ lao động các kiến thức, kỹ năng phù hợp với công nghệ sản xuất hiện đại. Cùng với các thế mạnh về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân công dồi dào, có chất lượng và chi phí tương đối thấp là những điểm mạnh cơ bản giúp cho các doanh nghiệp của Việt Nam giảm được chi phí sản xuất, hạ giá bán, nâng cao được năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản trên thị trường EU. Lợi thế này cho phép Việt Nam mở rộng thị phần đối với các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như cá tra, cá basa, các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh về giá, chất lượng so với các nước khác và làm tăng sản lượng, giá trị hàng thủy sản xuất khẩu.

Ngoài ra, còn một số điểm mạnh khác như việc phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản theo hướng hiện đại đã đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường EU về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong giai đoạn 2000 – 2012 sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục. Năm 2000, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 590 nghìn tấn, đến năm 2012 đạt 3110,7 nghìn tấn, tăng 427,23% so với năm 2000. Theo thống kê, thời kỳ 2011-2013 giá trị sản xuất của ngành thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân 4,85%/năm, trong đó giá trị sản xuất khai thác đạt

5,94%/năm. Lĩnh vực thủy sản đang từng bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng sản lượng khai thác, tăng sản lượng và giá trị thủy sản nuôi, đóng góp quan trọn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

Trong lĩnh vực khai thác, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các phương tiện đánh bắt hiện đại, đầu tư hệ thống tàu khai thác có giá trị lớn, chuyển dần từ khai thác chạy theo số lượng sang chú trọng khai thác những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Khai thác hải sản có sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp và đối tượng khai thác, đổi mới công nghệ bảo quản nâng tỷ trọng nguyên liệu đưa vào chế biến xuất khẩu. Năng lực chế biến thủy sản của Việt Nam ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng, trong đó đã hình thành các khu tập trung nhà máy chế biến thủy sản gắn liền với nguồn cung cấp nhiên liệu và các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu như cảng, kho thương mại, vận chuyển. Theo báo cáo của VASEP, tính đến năm 2012 có 567 nhà máy chế biến thủy sản công nghiệp, tăng 0,53% so với năm 2011 (564 doanh nghiệp) trong đó có 415 nhà máy đạt chứng nhận EU.

2.3.2.2 Những điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh cơ bản, góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung, thị trường EU nói riêng thì hàng thủy sản nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều điểm yếu sau:

Thứ nhất,về khâu từ nuôi trồng đến chế biến thủy sản:

Việc phát triển ngành thủy sản Việt Nam hiện nay chủ yếu là theo chiều rộng, phát huy tiềm năng nguồn lợi và điều kiện tự nhiên là chính thể hiện qua việc tăng diện tích nuôi trồng, tăng số lượng tàu thuyền khai thác. Khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng đủ nhu cầu của chế biến xuất khẩu cả về sản lượng và chất lượng. Sự mất cân đối giữa hai khu vực đã khiến năng lực công nghệ của chế biến chưa được khai thác có hiệu quả. Đến nay, nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản vẫn phải nhập khẩu nhiều cộng thêm việc đầu tư cho khai thác thủy sản còn dàn trải, thiếu đồng bộ dẫn đến tình trạng sản lượng khai thác thủy sản thấp, giá nguyên liệu cao hơn các nước khác đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản

Việt Nam đặc biệt khi thị trường thủy sản thế giới có nhiều biến động theo xu hướng giá xuất khẩu giảm.

Nguyên nhân do, ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam chủ yếu theo hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, các khu vực nuôi trồng đạt tiêu chuẩn chưa được chú trọng và chưa theo mô hình quy hoạch tổng thể, dẫn đến tình trạng khi thấy giá bán cao các hộ nông dân, ngư dân đua nhau đầu tư nuôi trồng, khai thác tràn lan làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, suy kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên và dẫn đến tình trạng bị ép giá làm giảm hiệu quả xuất khẩu. Công nghệ bảo quản hàng thủy sản sau thu hoạch tuy đã được cái tiến nhưng công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được thực hiện tốt ở khâu sản xuất nguyên liệu và sau thu hoạch. Ngành khai thác và chế biển thủy sản hiện nay vẫn là qui mô nhỏ, tàu thuyền và phương tiện khai thác chậm đổi mới, các dịch vụ hậu cần chậm phát triển, chưa đáp ứng kịp yêu cầu và nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ.

Thứ hai, về chất lượng và chủng loại:

Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng (GTGT) còn chưa chú trọng vì vậy chưa vận dụng tốt những ưu đãi về thuế mà Hiệp định khung đem lại. Ví dụ như mặt hàng tôm xuất khẩu, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu loại tôm sú là chính, loại tôm thẻ chân trắng mang lại giá trị cao hơn thì chưa được đầu tư làm mặt hàng chủ lực. Theo báo cáo của Hiệp hội thủy sản Việt Nam, tôm sú chiếm 94,1% diện tích nuôi tôm và 62,7% sản lượng còn tôm chân trắng chỉ chiếm 5,9% diện tích nuôi tôm và 37,3% sản lượng. Trong khi đó, các nước đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, sản xuất chủ yếu tôm thẻ chân trắng, chiếm 90% sản lượng; Ấn Độ sản xuất tôm thẻ chân trắng chiếm đến 70% sản lượng.

Những vấn đề quyết định đến chất lượng sản phẩm thủy sản chưa được đảm bảo như việc kiểm dịch nguồn giống, việc quản lý sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm ở các cơ sở nuôi và cơ sở cung cấp vật tư còn lỏng lẻo khiến việc sử dụng không đúng quy cách, không có trong danh mục còn tràn lan; môi trường nuôi ô nhiễm, không được quản lý về quy hoạch, cơ sở hạ tầng, xả thải; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (bảo quản sau thu hoạch) chưa được quan tâm.

Nguyên nhân, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nuôi quảng canh và bán thâm canh, người nuôi phải sử dụng hóa chất và thuốc phòng trừ dịch bệnh, trong khi Việt Nam chưa phổ biến và áp dụng rộng các chất có khả năng thay thế các loại kháng sinh cấm nên ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm xuất khẩu.

Thứ ba, về giá cả:

Thực tế hiện nay, giá cả các mặt hàng thủy sản Việt Nam với một số mặt hàng chủ lực không ổn định so với các nước xuất khẩu khác trong khu vực. Cụ thể đối với mặt hàng cá tra, giá cá tra Việt Nam liên tục giảm. Từ giai đoạn năm 1997- 1998, giá cá tra xuất khẩu bình quân 4,93USD/kg đến năm 2011, giá chào bán cá tra chỉ còn 2-2,5USD/kg. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm giá này là do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp thương mại, làm giảm giá trị thực và uy tín sản phẩm cá tra xuất khẩu. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhiều, nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra vào Trung Đông, Bắc Mỹ, cạnh tranh nhau và đẩy giá xuống. Việc cạnh tranh bằng giảm giá xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp Việt Nam không những làm giảm kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm này mà còn khiến cá tra Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt các vụ kiện chống bán phá giá.

Thứ tư, về khả năng cung ứng: nhu cầu nhập khẩu hàng thủy sản của EU là rất lớn

nhưng hàng thủy sản Việt Nam chưa có thị phần đáng kể tại thị trường này do chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn nghèo nàn, khả năng cung ứng thấp. Nguyên nhân, do các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, hạn chế về năng lực tài chính, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định, thiếu kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế, hoạt động thâm nhập thị trường còn thụ động phụ thuộc nhiều vào phía đối tác EU, chưa thiết lập được hệ thống phân phối thuỷ sản trên thị trường EU. Thêm vào đó, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ quan tâm đến giá cả và lợi nhuận trước mắt, họ chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, chưa có sự đầu tư đúng mức cho xây dựng được thương hiệu riêng và tạo chỗ đứng vững chắc cho mình, các doanh nghiệp trong và ngoài nước chưa thực sự có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Chính điều đó làm cho các doanh nghiệp thường rơi vào

thế bị động và lúng túng khi có tranh chấp thương mại xảy ra và làm lỡ nhiều đơn đặt hàng từ phía EU.

2.3.2.3 Cơ hội

EU hiện là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. EU là thị trường chính của thuỷ sản Việt Nam hàng chục năm qua và có nhiều triển vọng cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới. Điều này được minh chứng qua các nhân tố sau:

Thứ nhất,Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ

ngoại giao từ ngày 28/11/1990 và ngày 17/7/1995 đã đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao Việt Nam - EU với việc ký kết Hiệp định khung về hợp tác, thiết lập các nguyên tắc cơ bản nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa các quốc gia và cả cộng đồng. Việt Nam cùng EU đã ký hơn 10 Hiệp định quan trọng liên quan đến hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, các hoạt động hỗ trợ, viện trợ cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO, điều này góp phần đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU ngày càng phát triển.

Hiện nay, Việt Nam và EU vẫn đang nỗ lực nâng cao quan hệ song phương lên một tầm cao mới, hai bên thực hiện ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) thay thế cho Hiệp định khung được kí kết từ năm 1995. Cùng với đó, EU đang hướng tới các nguyên tắc về đầu tư thương mại theo PCA được bổ sung bởi Hiệp Định Thương Mại Tự Do (FTA), giúp đưa thương mại và đầu tư hai chiều phát triển vượt trội hơn. Đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc tăng cường đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa thông qua việc được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế quan, hàng rào phi thuế quan… Ngày 26 tháng 6 năm 2012, EU và Việt Nam đã chính thức khởi động tiến trình đàm phán Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam - EU. Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra vào tháng 10 năm 2012 và tiến tới kết quả của Hiệp định FTA sẽ là những cơ hội to lớn cho Việt Nam để tăng cường thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành thủy sản Việt Nam nói riêng.

Thứ hai, thị trường EU ngày càng phụ thuộc vào thuỷ sản nhập khẩu,sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên tại EU ngày càng giảm do những quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường. Do đó, thương mại cũng sẽ được ưu tiên trong chính sách hỗ trợ của EU, giúp các nước phát triển hiểu rõ hơn về WTO về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại hoặc kiểm dịch động vật. Ngành thuỷ sản Việt Nam có thể được lợi rất lớn do EU ưu tiên hỗ trợ trong lĩnh vực kiểm dịch động vật và EU còn dành quỹ hỗ trợ thông qua quỹ tín thác Châu Á, Quỹ đầu tư

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản việt nam trên thị trường eu (Trang 52 - 63)