Về thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản việt nam trên thị trường eu (Trang 43 - 47)

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 170 thị trường bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó có 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc, ASEAN, Brazil, Mexico và Nga, chiếm trên 84% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong sáu nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới.

Bảng 2.3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường giai đoạn 2007-2013 Đvt: % Thị trƣờng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 EU 24,55 25,5 24,7 23,5 21,8 18,5 17,2 Nhật Bản 20,0 18,4 17,9 17,8 16,4 17,8 16,6 Mỹ 20,4 16,4 16,73 19,3 19,3 19,2 21,78 Khác 35,05 39,7 40,67 39,4 42,5 44,5 44,42 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng 2.4: Giá trị xuất khẩu hàng thủy sản sang các thị trường chính năm 2007-2013 Đvt: Tỷ USD Thị trƣờng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 EU 0,92 1,14 1,1 1,18 1,36 1,13 1,18 Nhật Bản 0.75 0,84 0,76 0,89 1,02 1,17 1,02 Mỹ 0,73 0,74 0,71 0,97 1,16 1,08 1,46 Khác 1,36 1,79 1,68 1,98 2,57 2,71 3,04 Tổng 3,76 4,51 4,25 5,02 6,11 6,09 6,70 Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường EU đứng vị trí số một với thị phần xuất khẩu là 24,55% đạt trên 0,9 tỷ USD, tiếp đến là thị trường Mỹ và Nhật Bản với thị phần lần lượt là 20,4% và 20%.

Năm 2008, Việt Nam đã tăng thêm 30 thị trường xuất khẩu thủy sản với gần 70 loại sản phẩm khác nhau, EU vẫn là thị trường lớn đứng đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,14 tỷ USD tăng 0,22 tỷ USD, chênh lệch 26% so với năm 2007, chiếm thị phần 25,5%; tiếp đến là thị trường Nhật Bản và Mỹ với giá trị KNXK đạt 0,84 tỷ USD và 0,74 tỷ USD, chiếm lần lượt là 18,4% và 16,4% về thị phần xuất khẩu. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 thị trường trên toàn thế giới. Số lượng sản phẩm và thị trường xuất khẩu đều tăng thêm nhưng giảm cả về khối lượng và giá trị so với năm 2008. Cụ thể, xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU đạt gần 1,1 tỷ USD giảm 3,9% về giá trị tương đương giảm gần 0,04 tỷ USD. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 0,76 tỷ USD, giảm khoảng 8,5% về giá trị, thị trường Mỹ đạt 0,71 tỷ USD giảm khoảng 4,2% về giá trị.

Năm 2010, với sự tham gia của 969 doanh nghiệp, thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu hàng thủy sản đến 162 thị trường. Trong đó, top 10 thị trường lớn nhập khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD, chiếm 68% tổng giá trị xuất khẩu và đều có mức tăng trưởng cao từ 10 - 25% so với năm 2009, trong đó thị trường Pháp tăng trưởng mạnh nhất: 68%. Thị trường EU đứng đầu với 364.000 tấn thủy sản trị giá 1,18 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và 9,6% về giá trị so với năm 2009, chiếm thị phần 23,5%; thứ hai là thị trường Mỹ với 971 triệu USD, chiếm khoảng 19,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là Nhật Bản: 897 triệu USD, chiếm 17,8%; Hàn Quốc với 386 triệu USD, chiếm 7,7%; Trung Quốc và Hồng Kông với 247 triệu USD, chiếm 4,9%; Đức với 210 triệu USD, chiếm 4,1%..

Năm 2011, các sản phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn đều tăng mạnh về giá trị, đặc biệt, xuất khẩu cá tra sang EU hiện đang ở mức cao so với 130 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu thị trường EU đạt 1,36 tỷ USD chiếm 21,8% về thị phần kim ngạch xuất khẩu, tăng khoảng 10% về giá trị, tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản với giá trị lần lượt là 1,16 tỷ USD và 1,02 tỷ USD. Bên cạnh đó, các thị trường lớn khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và Italia lần lượt đạt mức tăng trưởng là 32%, 49% và 41% về giá trị. Không chỉ tăng tưởng ở những thị trường truyền thống, ngành thủy sản còn tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường mới như chủ động xuất bán sang Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) 2.000 tấn thủy sản.

Năm 2012, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu và tiêu thụ hàng thủy sản xuất xứ từ Việt Nam. Tính chung, tổng kim ngạch hàng thủy sản xuất sang 4 thị trường này đạt 3,89 tỷ USD, chiếm tới 64% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước.

Trong 4 thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam, EU là thị trường duy nhất có mức suy giảm trong năm 2012, đạt 1,13 tỷ USD, giảm mạnh tới 16,7% so với năm 2011. Xuất khẩu thủy sản sang ba thị trường chính Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mức tăng trưởng dương so với năm 2011 lần lượt là 0,6%, 6,7% và 3,9%. Mỹ giữ vị trí đứng đầu trong tổng số các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu thủy sản Việt Nam với hơn 1,17 tỷ USD chiếm 19,2% về thị phần, tăng 1,2% so với 2010.

Trong năm 2012, xuất khẩu thủy sản vào các nước Canada, Mexico, Nga, Braxin cũng bị sụt giảm với mức với các mức độ khác nhau như: Canada đạt 130 triệu USD, giảm 9,6%; Mêxicô đạt 110 triệu USD, giảm 2,5%; Nga đạt 100 triệu USD, giảm 5,9%; Braxin đạt 79 triệu USD, giảm 8,3%;... Tuy nhiên tại các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, ASEAN, Trung Quốc và Hồng Kông, kim ngạch nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tuy không nhiều về quy mô nhưng lại khá ấn tượng, phần nào đã bù đắp cho lượng sụt giảm ở các thị trường trên. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang các thị trường Trung Quốc (đạt 275 triệu USD), Ôxtrâylia (182 triệu USD) và Ai Cập (80 triệu USD), có mức tăng trưởng đạt lần lượt là 23,1%, 11,7% và 26,6%. Bên cạnh đó một số thị trường khác cũng đạt được tốc độ tăng trưởng dương như: Đài Loan đạt 135 triệu USD, tăng 4%; Hồng Kông đạt 131 triệu USD, tăng 8,9%;... Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường là thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm qua cũng đạt mức tăng trưởng khả quan, đạt kim ngạch 344 triệu USD, tăng 8,7% so với năm trước. Hiện nay, trong số các thành viên ASEAN thì Thái Lan, Singapore và Malaixia là ba thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam với tỷ trọng gần 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả Hiệp hội.

Năm 2013, thị trường xuất khẩu đứng đầu đã có sự thay đổi về thứ tự và tỷ trọng, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất tiêu thụ thủy sản của Việt Nam, chiếm 21,78% tổng kim ngạch, với 1,46 tỷ USD, tăng 25,37% về giá trị; thị trường lớn thứ hai là

EU, giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này đạt 1,182 tỷ USD, tăng 4,12% so với năm 2012, chiếm 17,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Thứ ba là Nhật Bản chiếm 16,61%, với 1,02 tỷ USD, tăng 2,82%.

Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản sang đa số các thị trường năm 2013 đều đạt mức tăng trưởng dương so với năm trước, trong đó xuất khẩu sang một số thị trường mới đạt mức tăng trưởng mạnh như: Trung Quốc (tăng 54,78%, đạt 426,11triệu USD); Braxin (tăng 53,04%, đạt 121,03 triệu USD); Canada (tăng 38,07%, đạt 180,56 triệu USD); Israel (tăng 39,21%, đạt 42,2 triệu USD). Đáng chú ý là xuất khẩu thủy sản sang thị trường Đông Timo tuy đạt kim ngạch không cao, chỉ đạt 1,13 triệu USD nhưng so với cùng kỳ thì đạt mức tăng trưởng rất mạnh, tới 203,75%.

Tính đến cuối tháng 3 năm 2014, đối tác dẫn đầu nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam là Hoa Kỳ: hơn 398 triệu USD, tăng gần gấp đôi. Tiếp theo là EU với gần 278 triệu USD, tăng 20,5%; Nhật Bản: 229 triệu USD, tăng 7,7% và Hàn Quốc đạt gần 127 triệu USD,tăng 56,5%;… so với 3 tháng/2013.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản việt nam trên thị trường eu (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)