Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản việt nam trên thị trường eu (Trang 49 - 52)

Với sự đa dạng các sản phẩm xuất khẩu, Việt Nam cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau đến thị trường EU, trong đó tôm và cá tra là hai mặt hàng chính, chiếm lần lượt là 34,6% và 32,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu cá tra chiếm ưu thế tuyệt đối và góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu từ Việt Nam vào EU, đưa EU trở thành thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam.

 Mặt hàng cá tra:

Trong số sản phẩm từ cá xuất khẩu sang EU, cá tra của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất và chỉ đứng sau Trung Quốc. Theo Vasep, xuất khẩu cá tra sang EU tăng nhanh từ năm 2003-2008 với kim ngạch từ 17 triệu USD lên 581 triệu USD, thị phần xuất khẩu cũng tăng nhanh từ 20,7% lên 48% năm 2007. Trong ba năm từ 2007 tới 2009, sản lượng cá tra xuất sang EU tăng 211%, lượng cá tra xuất sang EU lần lượt là 172.800 tấn, 223.300 tấn và 224.073 tấn, song giá bán giảm 21%,kim ngạchkhông tăng và có xu hướng ngày càng giảm về giá trị lẫn thị phần. Tổng kim ngạch tương ứng trong ba năm đó lần lượt là 469,5 triệu USD, 581,5 triệu USD và 538,8 triệu USD.

NK cá tra trực tiếp từ Việt Nam vào EU năm 2010 là 208.000 tấn, thấp hơn mức 216.000 tấn năm 2009, với kim ngạch đạt 462 triệu USD, chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra. NK cá tra vào EU năm 2011 đạt 537,2 triệu USD giảm 12% về khối lượng và 2% về giá trị so với năm 2010. Ngoại trừ Italy với lượng NK tăng thêm 21%, NK vào tất cả các quốc gia EU khác đều sụt giảm.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), NK cá tra vào EU trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm đáng kể xuống 79.000 tấn, giảm 26% so với lượng 107.000 tấn trong cùng kỳ năm 2011; trong đó Phần Lan và Đức là hai thị trường đối mặt với sự sụt giảm mạnh về NK cá tra lần lượt ở mức 46% và 40%. Tổng kim ngạch XK cá tra sang EU năm 2012 đạt 425,8 triệu USD, chiếm thị phần 37,5% trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, giảm 19,1% so với năm 2011 trong khi đó kim ngạch XK sang Mỹ lại tăng 8,2%.

Năm 2013, cùng với Hoa Kỳ, thị trường EU là một trong hai thị trường lớn nhất của cá tra, chiếm 21% thị phần. Kim ngạch cá tra năm 2013 đạt 385,4 triệu USD, giảm 9,4% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 32,1 triệu USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2013.

 Mặt hàng tôm:

Nhóm sản phẩm tôm là nhóm sản phẩm quan trọng thứ hai sau cá tra trong cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU. Nhóm này chủ yếu là tôm đông lạnh và mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, khoảng 4,31% sản lượng nhập khẩu của thị trường này (trong khi đó Ecurado chiếm 12,39%, Ấn Độ chiếm 9,13% và Thái Lan chiếm 4,46%).

Năm 2009, Việt Nam xuất 41 nghìn tấn tôm sang EU, thu về 281 triệu USD. So với năm 2008, lượng xuất khẩu tăng 26,5% và giá trị tăng hơn 20% kéo theo thị phần xuất khẩu tăng từ 14,4% lên 16,8% năm 2009.

Tuy nhiên, sau những nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp trong việc tăng cường hoạt động nuôi trồng đến chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các tiêu chuẩn kỹ thuật, năm 2011, xuất khẩu tôm vào EU đã tăng 20,3% so với năm 2010, đạt 421,6 triệu USD, đưa Việt Nam vào vị trí thứ 5 trong nhóm xuất khẩu tôm hàng đầu vào EU với thị phần tăng từ 6,1% năm 2010 lên 7,5% năm 2011.

Năm 2012, NK thủy sản từ Việt Nam liên tục giảm qua các tháng, cả năm đạt khoảng 1,13 tỷ USD, giảm 16,7% so với năm 2011. Trong đó, tôm giảm mạnh nhất 24,5% với kim ngạch đạt 311,7 triệu USD.

Năm 2013, thị trường EU là thị trường lớn thứ 3 của tôm Việt Nam xuất khẩu sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và chiếm khoảng 13% thị phần. Năm 2013, kim ngạch đạt 409,5

triệu USD, tăng 31,3% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 33,3 triệu USD, tăng 64,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Bên cạnh đó, trong một vài năm trở lại đây xuất khẩu các mặt hàng khác như cá ngừ, mực và bạch tuộc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.v.v… sang thị trường này đã có sự biến đổi. Mặc dù các nhóm mặt hàng này vẫn chiếm thị phần lớn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhưng về giá trị lại có xu hướng giảm, chỉ riêng mặt hàng cá ngừ là có xu hướng tăng lên.

 Mặt hàng cá ngừ:

Những năm gần đây, thị phần về mặt hàng này có xu hướng tăng lên và thị trường EU là thị trường lớn thứ hai sau Hoa Kỳ và chiếm khoảng 27% thị phầntrong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Kim ngạch năm 2013 đạt 140,7 triệu USD, tăng 24,1% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 10,8 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013

 Nhóm sản phẩm mực, bạch tuộc:

Đối với mặt hàng này, thị trường EU là thị trường lớn thứ 3 sau Hàn Quốc, Nhật Bản và chiếm khoảng 16% thị phần xuất khẩu. Tuy nhiên, năm 2013, lượng tồn kho tại các thị trường mực, bạch tuộc tại EU như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vẫn lớn, nhu cầu tiêu thụ không tăng. XK mực, bạch tuộc sang EU chậm, giá trị XK liên tục giảm so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2013 đạt 74,1 triệu USD, chiếm 6,3% về giá trị xuất khẩu, giảm 25,6% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 5,3 triệu USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2013.

 Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ:

Năm 2013, thị trường EU là vẫn là thị trường lớn đối với mặt hàng này, chiếm khoảng 4,2% về giá trị. Kim ngạch năm 2013 đạt 50,05 triệu USD, giảm 2% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 3,34 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2013.

Năm 2013, kim ngạch đạt 20,07 triệu USD, chiếm 1,8% về giá trị, giảm 14,2% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 1,63 triệu USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Bảng 2.6: Cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2012 -2013 Đvt: GT (Triệu USD); Tỷ lệ GT (%) Sản phẩm 2012 2013 GT Tỷ lệ GT GT Tỷ lệ GT Cá tra 425,8 37,5 385,4 32,6 Tôm 311,7 27,5 409,5 34,6 Cá ngừ 113,8 10,0 140,7 11,9 Cá các loại khác 108,2 9,6 101,6 8,6 Mực và bạch tuộc 99,6 8,8 74,1 6,3 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 52,5 4,6 50,0 4,2 Cua ghẹ và giáp xác khác 23,0 2,0 20,7 1,8 Tổng cộng 1134,6 100,0 1182,0 100

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản việt nam trên thị trường eu (Trang 49 - 52)