Đánh giá chung tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 68 - 71)

2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài

3.3.3.Đánh giá chung tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế

Qua số liệu phân tích cho thấy tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố được Nhà nước giao, cho thuê còn một số tồn tại như sau:

Có 64 tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích được nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích 1037,98 ha chiếm 22,83 tổng diện tích đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất của các tổ chức, trong đó:

- Diện tích cho mượn, cho thuê, tranh chấp là 0,65 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích được giao.

- Diện tích sử dụng vào các mục đích khác 10,02 ha, chiếm 0,22% tổng diện tích được giao.

- Diện tích bỏ hoang không sử dụng hoặc bị các tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng 708,17 ha, chiếm 15,57% diện tích được giao.

Nhìn chung các tổ chức kinh tế sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hạ Long chấp hành tốt quy định của pháp luật đất đai, sử dụng đất đúng mục đích được giao, được thuê và hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước đối với diện tích được giao, được thuê đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của thành phố tuy nhiên còn một số tổ chức chưa chấp hành nghiêm túc pháp luật đất đai như sử dụng đất sai mục đích được giao, được thuê, sử dụng đất nhưng không làm thủ tục giao đất, thuê đất, lấn chiếm đất đai, không đưa đất vào sử dụng theo dự án đầu tư đã được phê duyệt; nhiều tổ chức cấp hành chưa tốt luật đất đai do nguyên nhân chưa hiểu hết về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai nhưng cũng có tổ chức cố tình không chấp hành các quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng đất đai.

Nguyên nhân nhiều tổ chức sử dụng đất không chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật cũng xuất phát từ công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập như:

- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai còn chồng chéo, có nhiều điểm chưa thống nhất, làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước khó áp dụng pháp luật và không thống nhất trong nhận thức pháp luật của cộng đồng, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần và được thể hiện trong nhiều văn bản đã gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn, một số vấn đề phát sinh chưa được quy định trong văn bản pháp luật về đất đai đã gây khó khăn cho việc quản lý và sử dụng đất đai.

- Thành phố Hạ Long được đầu tư đo đạc bản đồ địa chính từ năm 1997 và sử dụng hệ tọa độ VN 1972 do vậy không phù hợp với hệ tọa độ VN 2000 (hiện nay là hệ tọa độ chuẩn Quốc gia) do đó đối với các tổ chức kinh tế trước đây được giao đất, thuê đất sử dụng bản đồ hệ tọa độ VN 1972 gặp nhiều khó khăn trong công tác xác định tọa độ các điểm mốc ranh giới đã được giao đất, thuê đất.

- Trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất còn chưa đồng bộ với các thủ tục về đầu tư, xây dựng nên còn kéo dài thời gian làm hạn chế trong việc thu

hút đầu tư. Một số dự án chưa đánh giá đúng năng lực tài chính và năng lực thực hiện dự án dẫn đến nhiều dự án thi công chậm tiến độ, giao đất nhưng không triển khai thi công hoặc giao đất, cho thuê đất vượt khả năng sử dụng của các nhà đầu tư.

- Việc kiểm tra, xử lý sau khi giao đất, cho thuê đất chưa được tiến hành một cách thường xuyên nên nhiều diện tích đất còn bỏ hoang không triển khai thực hiện, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đổ vượt ranh giới đất được giao, nhiều trường hợp đã hết thời hạn giao đất, thuê đất mà chưa làm thủ tục gia hạn hoặc quyết định thu hồi, nhiều hợp đồng thuê đất đã hết thời kỳ ổn định giá theo hợp đã ký nhưng chưa điều chỉnh đơn giá thuê đất theo đúng quy định.

- Chính sách đất đai còn nhiều bất cập dẫn đến phức tạp khi thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện tiến độ dự án chậm và kéo dài, không đưa diện tích đất được giao vào sử dụng kịp thời làm hạn chế hiệu quả sử dụng đất.

- Việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước quản lý về đất đai còn thiếu chặt chẽ, có nơi có biểu hiện buông lỏng, biểu hiện rõ nhất là chính quyền cấp xã không nắm được tình hình đất giao cho các dự án. Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý đất đai ở cơ sở còn hạn chế, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Một số dự án khi thẩm định chưa được cân nhắc, điều tra xem xét kỹ về điều kiện và năng lực thực hiện của chủ đầu tư dẫn đến một số trường hợp chủ đầu tư thực sự không có năng lực về tài chính và chuyên môn nhưng vẫn lập dự án, chiếm giữ đất.

- Diện tích đất trong quyết định giao đất, cho thuê đất không trùng với diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho tổ chức, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn khá thấp, khả năng chuẩn hóa dữ liệu để quản lý bằng phần mềm chuyên ngành còn gặp rất nhiều khó khăn,...

Việc sử dụng quỹ đất này không phù hợp đã gây lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên đất, thất thu cho ngân sách nhà nước, tạo nhiều tiêu cực trong quản lý sử dụng đất và gây khiếu kiện trong nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 68 - 71)