1. Giới thiệu
Một trăm năm trước đây, thật khó có thể dự đoán trước được sự phát triển kinh tế trong suốt thế kỷ XX. Dân số thế giới đã tăng từ 1 tỷ lên 6 tỷ người. Nhiều người vẫn chết đói, nhưng nguồn cung cấp thực phẩm đã tăng lên đo được dựa trên mật độ sản xuất trên người tiêu dùng, giá thóc gạo, v.v. Thu nhập chắc chắn là không được phân bố đồng đều, nhưng đã tăng lên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuổi thọ con người từ khi chào đời cũng tăng từ khoảng 40 năm tới mức trung bình 64 năm vào năm 1994 ở các nước nghèo và 70 năm ở các nước giàu, một phần là do cải thiện nông nghiệp, vệ sinh và y tế. Ở hầu hết các nước giàu có như Mỹ, Nhật Bản và Đức, trong suốt thế kỷ này, thu nhập thực bình quân đầu người đã tăng hai mươi lần.
Hầu hết các Chính phủ đều tập trung vào đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Một lý do, tất nhiên là con người đòi hỏi nhiều tiền hơn, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, an toàn cao hơn v.v. Chắc chắn có nhiều nhà lãnh đạo chính trị cho rằng công nghiệp hoá và sự tăng trưởng trong sản xuất và thu nhập dẫn đến những cải tiến cho nhân loại, cả về trước mắt và lâu dài. Thực tế hiện nay, hầu hết mọi người có thu nhập cao hơn, sống lâu hơn và được giáo dục tốt hơn so với trước đây. Tuy vậy, ngay cả khi các chính trị gia không tin vào sự giàu có là hạnh phúc, họ vẫn hướng mục tiêu vào tăng trưởng kinh tế. Đó là vì tốc độ tăng trưởng cho biết mức độ hoạt động kinh tế ở một quốc gia. Tăng trưởng sẽ ngừng lại trong thời gian suy thoái gây thất nghiệp, phá sản, ít khả năng trả nợ lãi vay và thế chấp, và do đó, ít sự sẵn sàng đầu tư hơn. Suy thoái kinh tế cũng làm giảm doanh thu thuế và vì thế cũng làm giảm khả năng thực hiện các chương trình chính trị.
Một trở ngại về môi trường đó là sự tăng trưởng kinh tế đi liền với khai thác lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm ô nhiễm và giảm đa dạng sinh học. Chủ nghĩa lạc quan công nghiệp thống trị, được thúc đẩy bởi sự phát triển khó tin kể từ khi bắt đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp, đã chuyển thành thái độ đề phòng hoặc bi quan; xem Chương 2, Mục 3.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà môi trường dường như tin vào sự cải thiện bởi công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế. Vấn đề để duy trì sự giàu hơn trong tương lai – để phát triển bằng cách bền vững đối với việc bảo vệ thiên nhiên và các thế hệ tương lai.
Trong viễn cảnh này, có thể dễ dàng hiểu rằng phát triển bền vững đã trở thành một nguyên tắc chính của luật môi trường. Có thể diễn giải nguyên tắc này theo nhiều cách khác nhau. Ở đây, chúng ta giới hạn việc nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế dưới sức ép về tính bền vững, so sánh với Chương 2, Mục 2. Động lực cơ bản cho nguyên tắc là mối lo sợ khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến sự suy thoái, với hậu quả tàn khốc cho các thế hệ tương lai. Nguyên tắc tính bền vững cũng là một phản ứng đối với quan điểm lạc quan thái quá rằng tăng trưởng kinh tế giải quyết mọi vấn đề. Cách tiếp cận lạc quan là rất phổ biến giữa các nhà công nghiệp và các nhà kinh tế học. Dù vậy, chủ nghĩa bi quan cũng đã có truyền thống lâu dài trong cộng đồng các nhà kinh tế học.
Chương này bắt đầu ở Mục 2, với một quan điểm đánh giá bi quan mà cho đến giờ, tương phản mạnh mẽ với sự tăng trưởng kinh tế thực tế. Tuy nhiên, vấn đề là liệu có xuất hiện suy giảm trong tương lai hay không. Để thực hiện dự báo, điều quan trọng là phải hiểu được các lực lượng điều khiển đằng sau sự tăng trưởng kinh tế. Một vài cách giải thích liên quan đến tăng trưởng kinh tế sẽ được trình bày trong Mục 3. Trong Mục 4, chúng ta sẽ tập trung vào các nền kinh tế quy mô. Sau đó, chúng ta nghiên cứu các vấn đề khác nhau liên quan đến đo lường của sự giàu có, tiện ích, sự hài lòng hay hạnh phúc ở Mục 5 và 6. Mục 7 thảo luận về những cách có thể kết hợp các thế hệ tương lai trong tính toán kinh tế. Mục 8 kết luận.
2. Những người bi quan
Nhiều nhà môi trường và nhà kinh tế luôn bi quan về tương lai thường bắt đầu phân tích với một thực tiễn rằng nguồn tài nguyên trên Trái Đất đang ngày càng bị hạn chế. Sự khai thác liên tục các nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt và sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên có thể tái tạo sẽ dẫn đến nền văn minh của con người trên Trái Đất sớm hay muộn cũng sẽ kết thúc.
Quan điểm này liên quan chặt chẽ đến luật kinh tế về giảm lợi tức. “Luật” này đề cập tới một trường hợp mà các nguồn tài nguyên có sẵn, ví dụ như đất đai, nhưng chúng lại bị tận dụng ngày càng nhiều. Việc sử dụng cường độ cao làm tăng sản lượng nhưng lại tiến đến một tỷ lệ giảm dần.
Hai nhà kinh tế học cổ điển Thomas Malthus (1766-1834) và David Ricardo (1772-1823) lý luận rằng theo luật giảm lợi tức, càng nhiều người cùng kinh doanh với nguồn vốn hiện có (đất) sẽ dẫn tới kết quả là sản lượng bình quân đầu người càng ít hơn. Nguồn tài nguyên cố định có nghĩa là khi dân số tăng trưởng thì nguồn cung cấp thực phẩm bình quân đầu người sẽ suy giảm. Vì thế, mức sống khi đó cũng suy giảm và bị buộc giảm xuống đến mức sống vừa đủ để tồn tại. Kết quả cuối cùng sẽ là một trạng thái ổn định với dân số chết đói.
Hình 8.1. Luật giảm lợi tức và sự gia tăng dân số
Có thể minh hoạ luật giảm lợi tức bằng Hình 8.1. Mô hình này giả thiết rằng có một nguồn lực cho trước (đất) và một nguồn lực linh động (lao động). Lực lượng lao động (tổng dân số) biểu diễn trên trục hoành và tổng sản xuất (thực phẩm) biểu diễn trên trục tung. Lợi tức giảm dần được minh hoạ bằng đường cong nét liền – nhiều lao động hơn sẽ làm tăng sản lượng nhưng với một tỷ lệ tăng giảm dần. Đường thẳng minh hoạ mức sống vừa đủ để tồn tại ở các quy mô dân số khác
Tổng sản lượng
Mức độ đủ để sống
Tổng dân số Tổng sản lượng
nhau. Bắt đầu ở quy mô dân số P0, chúng ta thấy rằng tổng sản lượng là Q0 lớn hơn mức sống vừa đủ để tồn tại S0. Do đó, có thể tăng dân số đến quy mô P1 với sản lượng Q1 và mức sống vừa đủ
S1. Vì Q1 lớn hơn S1, dân số sẽ tiếp tục tăng trưởng cho đến khi đạt trạng thái ổn định mà tại đó
Qg = Ss.
Mô hình này của Ricardo giả thiết rằng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác được cho trước. Tuy nhiên, nếu như có tích luỹ, đầu tư và/hoặc thay đổi công nghệ, điều này có thể làm cho xu hướng mất tác dụng. Trong Hình 8.1, điều này được minh hoạ bởi đường cong nét đứt. Khi dân số là P1, tổng sản lượng tương ứng với Qg thay cho Q1bởi vì sự tăng trưởng ở các yếu tố khác chứ không phải là lao động.
Từ quan điểm về môi trường – với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế và sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số, Ricardo đã bi quan cho rằng sẽ xảy ra nạn đói dài. Có một vài nhà kinh tế khác chịu ảnh hưởng bởi phương pháp tiếp cận bi quan. Một trong những đóng góp nổi tiếng là của Hotelling (1931). Ông làm mẫu việc sử dụng tối ưu một nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt theo thời gian. Ông cũng đưa ra câu hỏi bi quan: chúng ta sẽ khai thác nguồn tài nguyên bây giờ rồi chết sớm hoặc tiết kiệm và chết từ từ? Kết quả phân tích trong một công thức của ông nói rằng điều tốt nhất chúng ta có thể làm là khai thác hết nguồn tài nguyên theo thời gian để giá cả tăng lên như tỷ lệ chiết khấu. Giá cả tăng ở đây là do sự gia tăng liên tục về tính khan hiếm.
Hình 8.2. Đường, rượu và vi khuẩn
Một tính toán bi quan rất có ảnh hưởng trong cuộc tranh luận về môi trường được trình bày trong cuốn Các giới hạn tới sự tăng trưởngcủa D.H. Meadows và các tác giả khác (1972). Các tác giả lập một dự đoán từ một mô hình dựa trên các dữ liệu lịch sử 1900-1970. Thực phẩm, sản lượng công nghiệp và dân số tăng trưởng theo cấp số nhân, cho đến khi cơ sở tài nguyên giảm dần nhanh chóng gây ra sự chậm lại trong sản xuất. Trong khoảng năm 2000, sự tăng trưởng dân số đổi hướng trở thành một sự suy giảm do thiếu nguồn lực. Sự ô nhiễm và dân số giảm đi vào giữa thế kỷ XXI do tài nguyên giảm và hoạt động kinh tế thấp hơn. Nghĩa là, nền văn minh mở rộng của chúng ta sớm đến thời điểm kết thúc. Mô hình quá đơn giản này minh hoạ hiệu quả vấn đề, nhưng chính sự đơn giản cũng lại là một hạn chế lớn. Mô hình minh hoạ trường hợp không có lực lượng bên ngoài nào can thiệp vào quá trình hướng tới sự thiếu ăn. Vì thế nó không phá hỏng các thay đổi hành vi, thay đổi kỹ thuật, phản ứng trên thị trường v.v.
Nồng độ đường Mật độ vi khuẩn Nồng độ rượu Đường, rượu và vi khuẩn Thời gian
Mô hình cũng có thể minh hoạ giống như quá trình thử nghiệm trong ống nghiệm đối với vi khuẩn sống trên một nguồn lực hạn chế, như mô tả trong Hình 8.2. Hình 8.2 minh hoạ sự tăng trưởng của một vi sinh vật, ví dụ như nấm men, trong một lượng chất dinh dưỡng nhất định. Vi khuẩn phát triển theo cấp số nhân cho đến khi chúng chết bởi chính chất thải của chúng, đó là rượu1
.
3. Các lý giải về sự tăng trưởng
Cho đến nay, lịch sử hiện đại không ủng hộ các dự báo bi quan. Kể từ thời của Malthus, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên ở hầu hết các khu vực trên thế giới, còn dân số thế giới chưa bắt đầu suy giảm do sự đói nghèo tăng lên như mô hình mà Meadows và các tác giả khác dự kiến. Một phần lớn của Thế giới thứ ba gần đây đã thành công trong việc phòng tránh cái “bẫy nghèo đói” đặc trưng bởi sự tăng trưởng dân số lớn hơn sự tăng trưởng kinh tế. Thật vậy, giá của hầu hết các nguồn lực và các sản phẩm cơ bản như ngũ cốc đã giảm, cho thấy sự khan hiếm ít hơn.
Vậy, nên lý giải như thế nào cho sự tăng trưởng hiếm có trong lịch sử diễn ra trong suốt 300 năm trở lại đây? Tất nhiên, có nhiều nhà kinh tế quan tâm đến câu hỏi này. Tuy vậy không có câu trả lời đơn giản mà thay vào đó là một loạt các yếu tố kết hợp với nhau có thể lý giải cho sự phát triển.
Một trong những yếu tố đó là tiếp cận các tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, một quốc gia giàu có về kim loại, thuỷ điện và đất nông nghiệp, tất nhiên, có lợi thế rõ ràng. Tuy nhiên, điều này không đủ để lý giải cho sự tiến bộ kinh tế. Tài nguyên phong phú không đủ để lý giải cho sự phát triển. Ví dụ, Liên Xô cũ, châu Phi và Nam Mỹ rất giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn không thịnh vượng, còn Tây Âu, Đài Loan và Nhật Bản đã phát triển với các nguồn tài nguyên tương đối ít.
Một yếu tố khác là vốn vật lý. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị đã được nhiều nhà kinh tế coi là quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Thật vậy, nhiều hỗ trợ phát triển trong thời kỳ sau chiến tranh đã dựa trên các khoản vay và viện trợ cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ riêng vốn không thể lý giải được cho sự thành công. Nhiều quốc gia công nghiệp kém phát triển có một gánh nặng lớn các khoản nợ không tính lãi suất. Trong thực tế, các nhà lãnh đạo Xô viết là những người hết sức tin tưởng vào sự tích luỹ vốn để tăng trưởng kinh tế. Họ kìm hãm mức tiêu thụ tư nhân và tăng cường đầu tư vốn mạnh nhưng không thành công.
Một yếu tố lý giải thứ ba là kiến thức kỹ thuật. Không ai phủ nhận rằng sự phát triển kỹ thuật có tầm quan trọng cho sự tiến bộ kinh tế ở hầu hết các nước. Tuy nhiên, ở đây cần phải có nhiều cách lý giải hơn. Kiến thức kỹ thuật, bản thân nó không phải là một đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế. Trừ những phát hiện mới, phi khai thác hoặc được bảo vệ, mọi người có thể công khai tiếp cận với kiến thức thông qua các tài liệu và thư viện. Tuy nhiên, đó lại là cái sử dụng không đồng đều nhất, điều đó chỉ ra rằng có những khác biệt về kỹ năng, khả năng hay động cơ tận dụng những phát hiện khoa học và kỹ thuật mới.
Điều này mang chúng ta đến với một yếu tố thứ tư – vốn con người - dựa trên sự đầu tư vào giáo dục và năng lực cá nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ngày nay, kiến thức và kỹ năng của con người thường được xem là yếu tố quan trọng nhất trong việc lý giải về sự phát triển kinh tế.
Tuy vậy vẫn còn thiếu các yếu tố thể chế cơ bản quan trọng. Các lý giải về thể chế được nhấn mạnh trong nhiều nghiên cứu gần đây. Một thành phần thể chế quan trọng là hệ thống quyền sở hữu được đã thảo luận trong Chương 3 và 4. Điểm mấu chốt là những lực lượng chỉ đạo hướng tới sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như hiệu quả đầu tư vào vốn vật chất, vốn con người và sự đổi mới, là các động cơ kinh tế, tức là, khả năng để đạt được lợi nhuận từ những nỗ lực và đầu tư. Nói cách khác, một cá nhân có thể tiếp cận các nguồn tài nguyên vật chất và kiến thức để nỗ lực mang lại lợi ích xã hội, nhưng vẫn không hành động bởi vì cá nhân đó không được trả tiền. Tương tự, sự ăn không có thể gây thiếu hiệu quả và cản trở sự phát triển kinh tế, cũng như kết quả của việc sử dụng sai các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các thể chế cơ bản như hệ thống tư pháp công cộng của một quốc gia là một phần của vốn xã hội của quốc gia đó. Tính chắc chắn về pháp lý và quyền sở hữu được tôn trọng bao gồm quyền thương mại, hợp đồng và liên kết ở đây có tầm quan trọng sống còn. Những quyền không được định rõ, phạm tội kinh tế và tham nhũng có thể kìm hãm sự phát triển của một quốc gia cũng như sự phát triển toàn cầu. Các thể chế chính trị dân chủ và thị trường là quan trọng nhất để tránh sự phát triển như trong mô hình của Meadows và các tác giả khác được mô tả bởi những phản ứng của các vi khuẩn đối với sự khan hiếm trước khi thảm hoạ xảy ra. Ngay khi một số nguồn tài nguyên nào đó bị thiếu hụt, sự thay đổi về giá và đầu tư vào các lựa chọn thay thế sẽ xuất hiện. Tương tự như vậy, thái độ sẽ thay đổi và dẫn đến những thay đổi chính trị và pháp lý. Trong thực tế, sự biến đổi môi trường đương đại là một phản ứng mà thông qua hệ thống chính chị và giá cả, tự nó có thể đóng góp ngăn ngừa thảm hoạ trong tương lai.
4. Phân chia lao động và Hiệu quả kinh tế quy mô
Các nghiên cứu về đổi mới sự phát triển kinh tế có truyền thống tập trung vào khoa học tự nhiên và cải tiến công nghệ. Như đã nêu ở trên, tổ chức sản xuất và phần thưởng cũng không kém