Quyền sở hữu

Một phần của tài liệu bài giảng luật môi trường và chính sách kinh tế nâng cao (Trang 48 - 64)

1. Giới thiệu

Trong chương trước, chúng ta đã nghiên cứu vấn đề về kẻ ăn không và tiềm năng khai thác quá mức nếu các nguồn tài nguyên không thể được kiểm soát độc quyền. Sự độc quyền này trong trong tài liệu kinh tế được gọi là “quyền sở hữu”, trên cơ sở giả thiết rằng nó được thi hành không chỉ bằng phương tiện tư nhân mà còn bằng hệ thống phát luật chung của toàn xã hội. Trong chương này, Mục 2 đề cập tới sự thi hành (pháp lý) đối với quyền của tư nhân và công cộng. Quyền sở hữu chung và tập thể sở hữu so với quyền sở hữu tư nhân được nghiên cứu trong các Mục 3-7. Trong Mục 8, chúng ta lưu ý rằng quyền sở hữu gồm nhiều loại quyền. Ví dụ minh hoạ thêm cho các vấn đề môi trường được trình bày trong Mục 9 và 10, trong đó chúng tôi thảo luận về tầm quan trọng của quyền sở hữu đối với môi trường, cũng như những hạn chế chủ yếu của quyền sở hữu như một công cụ bảo vệ môi trường. Mục 11 là kết luận.

2. Quyền pháp lý

Ví dụ trong Chương 3 cho biết làm thế nào các nhóm người có thể chiếm hữu nguồn tài nguyên mong muốn. Nghĩa là, con người ta tạo ra “quyền” độc quyền riêng đối với hải ly, tuần lộc và ngư trường. Sau đó, tính độc quyền có thể được lồng ghép vào hệ thống pháp luật và do đó được chỉ định là một quyền hợp pháp. Ví dụ, sự hình thành của các làng Sami và quyền chăn thả tuần lộc ngày nay được đưa vào pháp luật Scandinavia, hay việc người Iceland mở rộng giới hạn đánh bắt cá đã được chấp nhận trong các công ước quốc tế và thực tế, đã trở thành thực tiễn trên toàn thế giới.

Quyền và nghĩa vụ pháp lý có thể được cho là tồn tại nếu chúng được tìm thấy trong pháp luật hiện hành và nếu chúng có quy định về xử phạt trong hệ thống tư pháp công cộng. Thực tế, quyền có cơ sở trong luật pháp có ít nhất hai kết quả quan trọng: thứ nhất, kết thúc cuộc xung đột và đấu tranh giữa các bên; và thứ hai, ngăn chặn sự suy giảm các kịch bản được mô tả trong Chương 3. Việc xử phạt công cộng là trung tâm vì hai lý do: Thứ nhất là quyền đó được xác định bằng cách xử phạt, có nghĩa là, chúng ta giám sát quyền thông qua xử phạt (ví dụ lệnh cấm hoặc bắt, thiệt hại hoặc phạt) khi quyền bị vi phạm. Chẳng hạn, sẽ không thể diễn tả tất cả các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu một mảnh đất. Tuy nhiên, nếu có ai đó xâm phạm hoặc phá hoại mảnh đất, hoặc nếu người chủ sở hữu làm hại hàng xóm hoặc không trả tiền thuế tài sản, sẽ có những

biện pháp xử phạt theo quy định của các nguyên tắc pháp lý. Một khía cạnh khác về tầm quan trọng xử phạt dĩ nhiên là các quyền có thể không đủ hiệu lực nếu chúng không gắn liền với hậu quả. Nói cách khác, nếu hành vi vi phạm quyền không bị phát hiện hoặc được bỏ qua, thì các quyền này có thể không có ý nghĩa thiết thực.

Thực tế, quyền pháp lý được thể hiện trong pháp luật hiện hành và đi kèm dưới sự bảo trợ của hệ thống tư pháp công cộng không có nghĩa là chủ sở hữu không bảo vệ quyền lợi của chính mình. Hầu hết mọi sự bảo vệ được thực hiện bởi chính những người nắm quyền. Ví dụ, điều đó là tùy thuộc vào chủ sở hữu có bảo vệ khu nhà, sử dụng hàng rào trong khu đồng cỏ, đất, v.v... Đó chủ yếu là việc sử dụng vũ lực và cưỡng chế bằng các biện pháp trừng phạt và như vậy, định nghĩa và bảo vệ quyền sau cùng do hệ thống tư pháp công cộng độc quyền.

Có nhiều lý do cho quyền được bảo vệ quyền được đưa ra trong luật pháp. Người nắm giữ quyền thường có một sự khích lệ bảo vệ nó. Rõ ràng, nó sẽ không hiệu quả nếu công chúng có trách nhiệm bảo vệ và kiểm soát tài sản tư nhân. Tuy vậy, có thể có một sự đầu tư thiếu hiệu quả khi nói đến hình phạt. Nếu một tài sản cá nhân bị mất cắp, chủ sở hữu sẽ quan tâm đến việc tìm lại chúng, nhưng không phải trong sự ngăn cản trộm cắp nói chung. Điều này có thể giải thích tại sao hình phạt hình sự thường là một vấn đề công cộng. “Công lý” do tư nhân thực hiện cũng có thể tùy tiện và tàn nhẫn, điều này đã trang bị thêm một lý do nữa cho việc thi hành pháp luật công cộng. Lý do chịu trách nhiệm hình sự sẽ được phát triển thêm trong Chương 16.

Bởi vì việc bảo hộ quyền sở hữu là tốn kém, việc bảo vệ thường là một phần và không hoàn chỉnh. Do đó, không có sự bảo vệ quyền hoàn chỉnh bởi Nhà nước, hoặc cá nhân. Chủ sở hữu của một quyền có một động lực kinh tế để bảo vệ quyền đó miễn là lợi ích vượt quá chi phí bảo vệ. Vì vậy, quyền có giá trị thấp sẽ được bảo vệ ít hơn so với những quyền có giá trị và quyền dễ bảo vệ sẽ được bảo vệ nhiều hơn những quyền khác khó bảo vệ. Terry Anderson và Peter Hill (1975) đưa ra ví dụ điển hình: tại các vùng miền Tây nước Mỹ, dây kẽm gai được đưa vào sử dụng thường xuyên từ giữa thế kỷ XIX. Tuy nhiên, cách rào giậu thay đổi theo khả năng tiếp cận khu đất chăn thả. Do đó, việc rào giậu bắt đầu ở phương Đông và đi vào sử dụng sau này ở phương Tây khi đất đai trở nên khan hiếm.

Từ “quyền” trong tài liệu kinh tế thường được sử dụng theo một nghĩa rộng, không chỉ theo nghĩa pháp lý của quyền được thi hành công khai chủ quan. Vì vậy, từ quan điểm kinh tế, chúng ta quy vào một quyền, ngay cả khi quyền không tồn tại trong pháp luật hiện hành. Ví dụ, nếu một bà mẹ hứa hẹn sẽ đưa con đi xem phim, nhưng không giữ lời hứa của mình, chúng sẽ cho rằng chúng có quyền và người mẹ có nghĩa vụ. Lời hứa của bà mẹ đã hình thành nên quyền. Tầm quan trọng của quyền, đến lượt, được xác định nếu việc phá vỡ lời hứa có bị gắn liền với hậu quả hay không. Nếu những đứa trẻ có thể, bằng cách đòi hỏi hoặc với sự hỗ trợ của người cha, buộc bà mẹ phải đưa chúng đi xem phim thì lời hứa và theo cùng nó là quyền, có tầm quan trọng và giá trị rất thực tiễn. Lời hứa và quyền do đó tồn tại giữa các cá nhân mà không đạt được tư cách pháp lý. Kiểm soát xã hội và hậu quả trừng phạt có thể chỉ là thuyết phục như quyền pháp lý. Ví dụ, nhân viên mong có quyền nhất định như tiền lương hoặc thăng tiến tương ứng với những nỗ lực và

thành quả đạt được của mình. Đồng thời, ông chủ cũng có những mong đợi nhất định đối với nhân viên của mình. Loại quyền và nghĩa vụ một phần là câu hỏi của pháp luật và một phần là câu hỏi của những thoả thuận tại nơi làm việc và về những thói quen thịnh hành trong công nghiệp - giả sử rằng quyền pháp lý có thể được thực thi thông qua hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, các quyền và nghĩa vụ thường không chính thức, không xác định và không được hiểu rõ. Do đó, những hành động trừng phạt có thể mang đặc tính thay đổi luân phiên.

Tuy nhiên, từ quan điểm pháp lý, quan trọng là phải phân biệt giữa các quyền bị ràng buộc pháp lý và những quyền không bị ràng buộc. Mặt khác, trong phân tích kinh tế, hiếm khi có sự khác biệt giữa các quyền trong ý thức pháp lý với “quyền” và “nghĩa vụ” duy trì thông qua sự kiểm soát xã hội, thuộc ngoại vi của hệ thống pháp luật chính thức. Lý do cho sự miễn cưỡng này, về phần các nhà kinh tế phải tính đến trình độ pháp lý là họ quan tâm đến những hậu quả kinh tế của quyền và mối quan tâm này lại không phụ thuộc vào quy tắc hay quyền được tôn trọng như thế nào. Khái niệm “quyền” và “hợp đồng” được sử dụng, ngay cả khi một thoả thuận bằng văn bản hoặc lời nói không tồn tại về ý nghĩa pháp lý. Hợp đồng tiềm ẩn và quyền tiềm ẩn là một sự bổ nhiệm kết hợp đối với những kỳ vọng ít nhiều rõ ràng, không chính thức và những hiệp ước làm ảnh hưởng đến hành vi trong nền kinh tế nhiều như là quyền pháp lý.

3. Quyền sở hữu chung

Truy cập mở vào những tài nguyên chung như biển khơi, khí quyển, không gian bên ngoài và đồng cỏ ở thời cổ đại có thể thắng thế mà không có vấn đề gì miễn là các nguồn tài nguyên chung không bị giới hạn. Tuy nhiên, khan hiếm gây ra sự kình địch, ăn bám, và có lẽ “bi kịch của dân chúng” như đã minh hoạ trong Chương 3. Làm thế nào để tránh được thảm hoạ như vậy?

Trước hết, cần lưu ý rằng không có giải pháp đơn giản nào để hạn chế thảm kịch này. Có rất nhiều ví dụ lịch sử về sa mạc hoá và sự tuyệt chủng của các nguồn tài nguyên có giá trị. Tuy nhiên, cũng có những ví dụ về kết quả ngược lại. Một phương án là các bên mạnh chiếm một phần nhất định nguồn tài nguyên và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên đó như mô tả trong Chương 3. Sau đó quyền có thể được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật. Một khả năng khác chính là quy định dựa trên một số hình thức sở hữu chung nguồn lực khan hiếm. Hộp 4.1. minh hoạ cho sự đồng thuận và chống đối đối với sở hữu chung so với sở hữu riêng.

HỘP 4.1. LÀNG CỔ ĐẠI

Ban đầu, bao quanh rừng là một dải đất chung rộng lớn. Việc khai thác gỗ đủ cung cấp cho xây dựng và làm nhiên liệu đầy đủ về số lượng. Nói cách khác, rừng là một hàng hoá miễn phí với sự khai thác mở. Nó được “sở hữu” tập thể, nhưng vấn đề về quyền sở hữu thì không đáng quan tâm vì khi đó không có sự khan hiếm. Tuy nhiên, do điều kiện thay đổi, ví dụ, khi thời tiết xấu đi hoặc dân số gia tăng, dẫn tới nhu cầu về gỗ tăng, đặc biệt là ở gần dân cư, việc đốn cây diễn ra với tốc độ mà cây không kịp mọc. Người làng cần phải đi một khoảng cách xa hơn nữa để tìm được nguồn cung cấp gỗ. Sự khan hiếm đó tạo nên xung đột giữa người làng với nhau. Làm thế nào để có thể tránh được tranh chấp giữa người

làng, sự cướp phá rừng và cuối cùng là sự suy giảm dân số? Chúng ta giả định rằng có một quyền lực chủ đạo trong làng đủ mạnh để tổ chức sử dụng đất. Cơ quan quyết định lựa chọn giải quyết vấn đề trực thuộc Trung ương bằng quyết định xem bao nhiêu rừng có thể được khai thác, thực hiện giải phóng mặt bằng và di dân như thế nào, ai sẽ khai thác và phải phân phối lợi ích thu được ra sao. Tất cả điều này là có thể đạt được, nhưng vấn đề trở nên phức tạp hơn khi việc tận dụng rừng hiệu quả đòi hỏi phải có kiến thức tốt về tài nguyên rừng, về năng suất và tính phù hợp của nhân lực. Phải đưa ra quyết định trên cơ sở công việc được thực hiện như thế nào và ai sẽ làm kiểm lâm, bảo dưỡng, chăm sóc cây non, v.v…

Quyền sở hữu chung gây ra nhiều vấn đề cần cân nhắc về kiểm soát, đặc biệt là trong trường hợp thành tích cá nhân và kết quả không liên quan đến nhau một cách tích cực. Vấn đề về kẻ ăn không nảy sinh và trực tiếp gây bất lợi nếu tỷ lệ phân chia cho các thành viên trong tập thể không tương ứng. Lợi ích cá nhân sẽ bị chi phối, chế diễu phá hỏng, nếu lợi ích được phân phối bất chấp kết quả đạt được của họ. Do đó hành vi phải được kiểm soát thông qua lực lượng thuộc các hệ thống hành chính được gọi là hệ thống “lệnh-và-kiểm soát”.

Do hạn chế thông tin về quy trình sản xuất, nguồn tài nguyên và các cá nhân nên việc quy hoạch từ Trung ương đòi hỏi phải có bộ máy hành chính để thu thập thông tin và phối hợp hoạt động. Bộ máy quản lý, quá trình ra quyết định sử dụng các nguồn tài nguyên phân chia kết quả lại cũng tốn kém. Do đặc tính đó mà hệ thống chỉ đạo hành chính có xu hướng phình ra và trở nên quan liêu.

Một vấn đề chung là các chi phí thông tin và truyền thông tăng đáng kể khi số lượng các bên liên quan tăng lên. Trong một tổ chức với N thành viên, có:

liên kết giao tiếp giữa mỗi cặp. Vì vậy, tăng số lượng các thành viên kéo theo sự gia tăng tỷ lệ (bậc hai) về số lượng các kênh truyền thông 2 chiều, thông tin và ra quyết định. Ví dụ, nếu N = 6, thì 6 ×5/2 = 15 liên kết, như trong Hình 4.1(a).

Nếu có 100 thành viên, số lượng liên kết là 100 × 99/2 = 4950. Do đó, việc phối hợp nội bộ trở nên rất phức tạp.

Người điều phối có thể lựa chọn giữa một tổ chức có tôn ti trật tự với việc quy hoạch, quản lý và chỉ đạo cấp trung ương các hoạt động. Trong trường hợp như vậy, các kênh giao tiếp và thông tin bị giới hạn ở N-1, nghĩa là từ quản lý đối với mỗi một và mọi thành viên; xem Hình 4.1(b). Với một người lãnh đạo có chuyên môn giám sát và đánh giá những nỗ lực của các thành viên, điều kiện tạo ra những kẻ ăn không sẽ giảm đi. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát vẫn còn nếu phải phối hợp quá nhiều, có nghĩa là, nếu Nlà một con số lớn. Hơn nữa, thông tin và kiểm soát có thể bị giảm bớt nếu như không có liên kết trực tiếp giữa các thành viên 2-6.

4. Quyền sở hữu cá nhân

Khi khan hiếm phát sinh, phối hợp có thể không được giải quyết thông qua quy hoạch trung tâm. Một lý do có thể là các quyền hạn không có được thông tin chính xác và không đủ mạnh để thực hiện các biện pháp “lệnh-và-kiểm soát”. Thật vậy, có thể không có quyền lực Trung ương. Thay vào đó, kiểm soát tư nhân có thể tiến triển ít nhiều mang tính tự phát thông qua sự chiếm hữu và kiểm soát các nguồn tài nguyên của các bên nhất định, mà sau đó sự phân nhánh cuối cùng được thừa nhận bởi các nước láng giềng và chính quyền Nhà nước.

Có thể có một hướng phát triển khác là những thành viên của xã hội nhất trí bằng một hợp đồng xã hộiđể đưa vào và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân. Giả định rằng các cơ quan chỉ đạo Trung ương trong làng cổ đại ở trên đưa vào quyền sở hữu tư nhân. Chúng ta có thể hình dung một hệ thống như “mặt trời bao vây” ở Thụy Điển từ thời Trung Cổ, trong đó nông trại trong làng đã được trao quyền tự do sử dụng dưới các loại hình và chất lượng khác nhau để nông trại có thể cung cấp cho các thành viên của nó, điều nghi ngờ quan trọng là phần đất có thể sử dụng cho các nhu cầu khác nhau của các hộ gia đình hay không?

Do đó, giả định rằng tài sản được chia thành N lô, như trong Hình 4.2, mỗi người dân được độc quyền sử dụng tài sản. Khi đó, chi phí và lợi ích được sinh ra bởi cùng một bên và giải quyết được vấn đề về ăn bám. Nói cách khác, nỗ lực và thành quả là tương quan lẫn nhau, đó là lý tại sao chủ sở hữu có động lực để bảo vệ dài hạn cho tài sản của mình. Thật vậy, quyền được hưởng các lợi ích đầu tư của chủ sở hữu tạo ra động lực tận dụng hiệu quả các nguồn lực.

Quyền sở hữu phân chia quyền ra quyết định xuống cấp trang trại cá nhân. Các địa chủ xác

Một phần của tài liệu bài giảng luật môi trường và chính sách kinh tế nâng cao (Trang 48 - 64)