1. Giới thiệu
Những vấn đề môi trường nghiêm trọng đều liên quan đến việc khai thác quá mức tài sản chung của trái đất như không khí và nước biển sâu và liên quan đến nguy cơ tuyệt chủng các loài quý hiếm. Các nhà kinh tế và các nhà khoa học như Hardin trong đoạn trích dẫn ở trên khẳng định rằng, sự thiếu thi hành “quyền sở hữu” có thể là nguyên nhân của những vấn đề cơ bản này. Nói cách khác, bằng sự kiểm soát độc quyền một nguồn tài nguyên khan hiếm của người giữ quyền sở hữu, “quyền sở hữu” là cơ sở cho việc bảo vệ môi trường. Tính hợp pháp và bảo vệ công cộng của quyền độc quyền này không phải là mối quan tâm tức thời, nhưng nó được đảm bảo. Trong chương này, chúng tôi tự giới hạn cách tiếp cận kinh tế này đối với “quyền sở hữu” độc quyền. Tính hợp pháp của quyền sẽ được thảo luận trong chương kế tiếp. Chúng tôi bắt đầu ở Mục 2, với các ví dụ mô tả tầm quan trọng của kiểm soát độc quyền các nguồn tài nguyên để tránh sự suy giảm. Trong Mục 3, chúng tôi xem xét vấn đề lãng phí nói chung. “Bi kịch của dân chúng”, dưới các điều kiện kinh tế và chính trị nhất định, kết hợp với một số hiện tượng sinh học, có thể dẫn tới sự tuyệt chủng, các vấn đề này sẽ được phân tích trong Mục 4 và 5. Kết luận được trình bày trong Mục 6.
2. Loại trừ hoặc tuyệt chủng
Để có thể đưa ra những hiểu biết trực quan về tầm quan trọng của kiểm soát độc quyền nguồn tài nguyên, việc trình bày một số ví dụ có thể là rất có ích. Ví dụ đầu tiên được lấy từ một bài báo của Harold Demsetz (1967), trong đó ông có ý kiến về một cuộc điều tra nhân loại học của nền kinh tế về việc săn bắn của dân da đỏ ở Bắc Mỹ trong suốt thời kỳ đầu. Vào thời kỳ đó, sự hiện diện của người da trắng đã làm thay đổi tình hình đối với thổ dân da đỏ. Nhu cầu về thịt và da động vật tăng lên, đồng thời các phương pháp săn bắn càng trở nên cải tiến. Hậu quả là, những con trâu vốn lang thang tự do từ nhiều thế kỷ qua gần như đã trở thành tuyệt chủng. Tuy vậy, loài hải ly ở Canada vẫn sống sót mặc dù nhu cầu săn bắn gia tăng. Cho đến nay, chưa hề có một nghiên cứu nhân loại đã tiến hành nào đưa ra lý giải chi tiết về nguyên nhân của hiện tượng trên. Những đóng góp của Demsetz đã đưa ra một lời giải thích cho hiện tượng này: loài hải ly sống sót bởi vì các bộ tộc da đỏ ở Canada đã phân chia lãnh thổ săn bắn giữa chính họ. Bằng cách này, mối quan tâm của họ không phải là khai thác tài nguyên. “Quyền” của loài hải ly có thể được ủng hộ bởi vì lãnh địa của loài này tương đối cố định. Những người dân da đỏ cũng sống cuộc sống cố định và tự chu cấp cho mình trong vùng biên giới xác định và họ có thể làm thế nào đó để đảm bảo rằng “người ngoài” không bẫy được động vật của họ. Tuy nhiên, tình thế hoàn toàn khác đối với những con trâu. Chúng đi lang thang trên các khu vực rộng lớn, đã bị săn bắn bởi các bộ tộc và những người định cư khác nhau. Bởi vì không nhóm/cộng đồng nào có thể ngăn cản người khác săn bắn trâu trong vùng người đó kiểm soát để lấy thịt và da vì trâu là con mồi dễ dàng, số phận của nó đã được định đoạt.
HỘP 3.1. TÁC ĐỘNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU VÀO PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC LÀNG SAMI
Một nghiên cứu thú vị khác về cấu trúc làng Sami của người Scandinavia từ thời Trung Cổ đến thế kỷ XVIII (Lundgren, 1987). Trong suốt thời Trung Cổ, người Sami sống cố định thành các bầy đàn trong các làng gần nơi họ đánh cá và săn bắn. Tuần lộc hoang dã có tầm quan trọng lớn, nhưng người Sami đã không theo tuần lộc đi lang thang như chúng. Tuy nhiên, trong thế kỷ XVII, điều kiện đã đổi thay theo nhiều cách: săn bắn lấy lông thú ở Bắc Mỹ tăng lên, làm giá của da thú giảm đi. Người Sami bán da thú trên thị trường quốc tế cho người Đan Mạch qua Biển Bắc, cho người Thụy Điển ở phía nam và cho người Nga ở phía đông. Thêm vào đó, khí hậu trở nên tồi tệ và các viên chức luật pháp của Thụy Điển đã bắt đầu thu thuế càng ngày càng cao. Sự khan hiếm làm cho nhu cầu truy lùng tuần lộc ngày càng tăng, các con tuần lộc được chú ý và theo dõi trong suốt thời gian lang thang của chúng. Kết quả là, các làng của người Sami dần thay đổi, họ di cư từ sườn núi xuống những vùng rừng theo con đường của tuần lộc - đó là sự xuất hiện làng Sami ở các vùng ngày nay. Lý do các đàn tuần lộc không bị chết hết, có lẽ là, theo lý thuyết của Demsetz, tức là người Sami đã thành công trong sở hữu tuần lộc trong lãnh thổ của họ, nơi chúng có thể được kiểm soát, vì vậy việc khai thác quá mức đã không xảy ra. Người da đỏ không bao giờ có khả năng đi theo những con tuần lộc “của họ” trên các vùng đồng cỏ.
Một lý giải khác liên quan đến những con trâu là người da trắng cố ý giết chúng để làm cho vị trí của người da đỏ thấp hơn. Nếu điều đó đúng, nó càng củng cố thêm lý luận cho rằng việc thiếu kiểm soát tạo nên một lợi thế cho sự khai thác quá mức.
3. Kẻ ăn không
Từ ví dụ trên, rõ ràng là mở cửa tiếp cận tài nguyên chung có thể gây ra sự tuyệt chủng của các loài vật và sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do mức độ nghiêm trọng của vấn đề, nên vấn đề này đã được đặt tên là “thảm kịch của dân chúng”. Tuy nhiên, các ví dụ trên cũng cho thấy rằng có thể, trong một số trường hợp, thoát khỏi bi kịch thông qua loại trừ và kiểm soát.
Sau khi nghiên cứu kỹ hơn thì dễ dàng thấy rằng bi kịch của dân chúng là do một vấn đề tổng quát hơn, thường gọi là “vấn đề ăn bám”. Tức là, nếu các cá nhân trong một nhóm lượm lặt các lợi ích từ chi phí của tập thể, họ trở thành “những kẻ ăn không”. Vấn đề với kẻ ăn không đôi khi còn được gọi là vấn đề 1/N. Tại sao lại như vậy, xem trong ví dụ sau. Một tập thể chứa N cá nhân là chủ sở hữu một nguồn tài nguyên khan hiếm mà có thể tạo ra những lợi ích do sự nỗ lực của các thành viên. Nếu lợi ích được chia trong tập thể, có nghĩa là, nếu tất cả mọi người nhận được
1/Nthành quả, sẽ xảy ra sự tận dụng không hiệu quả do những nỗ lực đang được mở rộng bởi các thành viên không tỷ lệ với lợi ích được chia. Ví dụ, nếu các thành viên tạo nên một nỗ lực tương ứng với 100 và điều này tạo ra một thu nhập cho tập thể là 900, trong lợi ích của tập thể, đó là công việc của cá nhân được thực hiện. Tuy nhiên, nếu tập thể được tạo thành từ 50 cá nhân, thì chỉ 900/50 = 18 là của từng cá nhân đang làm. Do đó, đó không phải là lợi ích khiến cho một cá nhân phải nỗ lực. Hy sinh cá nhân dẫn đến kết quả là thu nhập của tập thể, nhưng chỉ một phần của thu nhập này là của cá nhân. Điều này áp dụng cho mọi người khác trong tập thể. Cái có thể mong đợi
là một kết quả nghèo nàn, nếu không có cơ chế chỉ đạo khuyến khích mọi người làm việc vì lợi ích tốt nhất của tập thể.1
Trong ví dụ trên, lợi ích được chia trong nhóm, trong khi chi phí đã được thực hiện bởi các cá nhân. Tuy nhiên, đó có thể cũng có trường hợp cá nhân là kẻ ăn không và gây hại cho tập thể. Tắc nghẽn giao thông là một trong những ví dụ mà chúng tôi đã chọn để minh hoạ về số lượng. Giả định rằng các cá nhân đồng nhất có một doanh thu lương là 100 một ngày, ngoài đi ô tô con ra thì không có sự lựa chọn phương tiện giao thông nào khác để đi làm. Hơn nữa, giả sử thời gian đi lại rất có giá trị đối với cá nhân, ví dụ, doanh thu từ công việc bị giảm đi bởi thời gian sử dụng để lái xe tới nơi làm việc. Lái xe mất 20 phút, không có tắc nghẽn giao thông. Chi phí thời gian được giả định là 1 phút, có nghĩa là chi phí thời gian lái xe khi không có tắc nghẽn giao thông là 20. Do đó, lợi nhuận ròng cá nhân, PP, là 100 - 20 = 80. Tuy nhiên, nếu hơn 200 chiếc xe ô tô con đang trên đường cùng một lúc, tắc nghẽn xảy ra và thời gian đi lại tăng. Thật vậy, nếu có 700 chiếc xe ô tô trên đường, thời gian đi là 180 phút, điều đó sẽ làm cho mỗi người lái xe bị tổn thất 80.
Ba cột trái của Bảng 3.1 chỉ ra lợi nhuận cá nhân này được giả định biến đổi như thế nào. Số lượng xe ô tô (N) ở trong cột 1 và chi phí thời gian trung bình, ATC ở cột 2. Trong cột 3 chúng ta thấy các lợi nhuận ròng cá nhân của lái xe, PP. Để đơn giản, chúng tôi giả định rằng tất cả các cá nhân trong xã hội này đều là lái xe và không có ảnh hưởng nào khác ngoài tắc nghẽn giao thông. Tổng lợi nhuận của tập thể, TPCdo đó là bằng tổng lợi nhuận của tất cả các cá nhân. Trong cột thứ tư, chúng tôi thể hiện TPC thay đổi như thế nào theo số lượng xe trên đường. TPC có nguồn gốc đơn giản bằng cách nhân số lượng xe ô tô (cột 1) với lợi nhuận riêng của từng lái xe (cột 3). Lợi nhuận cận biên của tập thể, tức là lợi nhuận thêm của một trăm xe cuối, được thể hiện trong cột 5. Lợi nhuận cận biên này của tập thể, MPC100, được tính là sự khác nhau giữa TPC mới và
TPC cũ khi thêm 100 chiếc xe. Cuối cùng, để có thể so sánh lợi nhuận ròng cá nhân của một người lái xe đơn lẻ với lợi nhuận cận biên của tập thể, chúng ta chia MPC100 cho 100, được MPC1 là lợi nhuận cận biên của tập thể bởi thêm một lái xe. MPC1 được thể hiện trong cột 6.
Bảng 3.1. Chi phí tắc nghẽn giao thông
Số lượng xe ôtô
Chi phí thời gian trung bình Lợi nhuận ròng của lái xe Tổng lợi nhuận của tập thể
Lợi nhuận cận biên của tập thể của 100 xe mới Lợi nhuận cận biên của tập thể bằng một lái xe (1) (2) (3) (4) (5) (6) N ATC PP TPC MPC100 MPC1 100 - ATC N × PP TPCN – TPCN-100 MPC100/100 100 20 80 8000 8000 80 200 20 80 16000 8000 80 300 25 75 22500 6500 65 400 35 65 26000 3500 35 500 60 40 20000 -6000 -60 600 90 10 6000 -14000 -140 700 180 -80 -56000 -62000 -620
Nếu không có tắc nghẽn giao thông (lên đến 200 xe ô tô), lợi nhuận cá nhân, PP, và MPC1 sẽ trùng khớp với nhau (80). Do đó sẽ không có xung đột giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Tuy
nhiên, khi có 300 xe hoặc nhiều hơn, lợi nhuận lái xe cá nhân sẽ lớn hơn MPC1. Lý do cho điều này chính là do tắc nghẽn giao thông khi có thêm một chiếc xe ô tô sẽ khiến cho những người khác trên đường phải giảm tốc độ cho mọi chiếc xe. Khi có 500 chiếc xe trên đường, mỗi người lái xe vẫn có một lợi nhuận cá nhân là 40. Những người lái 100 chiếc xe cuối cùng có lợi nhuận cá nhân chung là 4.000 mà phải thêm vào TPC. Tuy nhiên, giá trị bị mất do tăng thời gian mà tất cả mọi người khác sử dụng trên đường cũng phải trở thành nhân tố của TPC. Tổn thất thời gian là 25 phút cho 400 lái xe ban đầu, tương đương với tổng chi phí là 10.000. Từ đó tổn thất ròng cho xã hội là 6.000. Đó là chi phí xã hội để cho phép 100 cá nhân cuối cùng được lái xe.
Giả định rằng mục đích là tối đa hoá lợi nhuận xã hội, TPC, Bảng 3.1 cho thấy rằng đó là lợi ích của tập thể hạn chế số lượng xe ô tô là 400 xe.4 Với số lượng này, TPCđạt giá trị lớn nhất là 26.000. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng là 600 xe ô tô vì đây là mức đạt được khi mọi người bắt đầu lái xe khi đạt lợi nhuận cá nhân, PP dương. Khi có 600 chiếc xe ô tô trên đường, Bảng 3.1 cho thấy lợi ích cá nhân mà mỗi lái xe nhận được là 10e, tạo ra TPC là 6.000. Vì vậy, tổn thất cho xã hội khi có 600 xe thay vì 400 là 20.000.
Hình 3.1. Xe ôtô và lợi nhuận xã hội, TPC
Bây giờ, chúng ta cùng nhau phân tích một đường cong bằng cách sử dụng số gia 1 như trong Hình 3.1, thay cho Bảng 3.1. Trục ngang là số lượng xe ô tô tính theo đơn vị hàng trăm, trục đứng cho biết tổng lợi nhuận xã hội, TPC, tính theo đơn vị hàng nghìn. Qua hình vẽ, ta thấy TPC là khoảng cách giữa đường cong và trục ngang.
HỘP 3.2. CHI PHÍ TẮC NGHẼN GIAO THÔNG
Theo The Economist, ngày 6 tháng 12 năm 1997, Ủy ban châu Âu tính toán chi phí bên ngoài của vận tải đường bộ, trong đó có tai nạn, cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường và tắc nghẽn giao thông là 308 tỷ USD một năm, tương đương với 4% GDP của EU. Một nửa chi phí này là do tắc nghẽn giao thông.
Rõ ràng là cần phải kiểm soát tắc nghẽn giao thông. Một phương án là xây dựng thêm hoặc mở rộng đường, hoặc phương án khác là đánh thuế xe ô tô, hoặc đưa vào lệ phí cầu đường vào giờ cao điểm hoặc trợ cấp cho giao thông công cộng, cũng có thể xây dựng hạn ngạch cho giao thông. Tuy nhiên, có rất nhiều thành phố lớn vẫn xảy ra tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm, điều đó tác động trước hết đến chính người dân ở đó. Như trên, số xe tối ưu cho xã hội là 400 xe. Tuy nhiên, các cá nhân sẽ lái xe đi làm đến chừng nào họ đạt được lợi ích cá nhân, dù là rất nhỏ. Điều này sẽ tiếp tục cho đến khi số lượng các chuyến đi lớn hơn 600, mà lúc đó sẽ không có lợi ích cá nhân. Vì tất cả các lái xe đều rơi vào
tình huống giống nhau, không một ai trong tập thể đó có lợi từ việc lái xe. Đây là kết quả tồi tệ nhất của vấn đề kẻ ăn không.
4. Đánh cạn cá
Việc khai thác cá đã thường xuyên được sử dụng như là một ví dụ về bi kịch của dân chúng. Ở đây, chúng tôi sẽ giải thích “vấn đề đánh cạn cá” và nó có thể dẫn đến sự tuyệt chủng như thế nào, hoặc không tuyệt chủng của các loài cá.
Một nguồn tài nguyên tái tạo như cá có thể thu hoạch được theo một lưu lượng ổn định mãi mãi. Nhưng nếu đánh bắt quá nhiều trong một thời điểm, nguồn cung cấp dự trữ có thể trở nên cạn kiệt và có thể không còn cá để bắt nữa. Quy mô của vùng đánh bắt xác định sự tăng trưởng của vùng, là lưu lượng có thể bị đánh bắt mà không làm giảm bớt kho cá. Sự tăng trưởng phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố sinh học: (i) việc cung cấp thực phẩm và (ii) mật độ cá. Việc cung cấp thực phẩm có tương quan giảm xuống, còn mật độ có tương quan tăng lên, cùng với sự tăng trưởng vùng đánh bắt. Nếu là khu vực nhỏ, việc cung cấp thức ăn sẽ phong phú; tuy nhiên, mật độ thấp làm cho cá khó khăn hơn giao phối. Mặt khác, nếu khu vực lớn, sẽ có ít thức ăn, nhưng cá dễ dàng tìm thấy sự giao phối hơn.
Cho trước các sự kiện sinh học của một loài cụ thể, như trong Hình 3.2, chúng ta có thể rút ra