Thất bại thị trường

Một phần của tài liệu bài giảng luật môi trường và chính sách kinh tế nâng cao (Trang 79 - 90)

1. Giới thiệu

Giá nước, kim cương và tất cả các hàng hoá và dịch vụ khác phối hợp tạo nên một nền kinh tế thị trường rất phức tạp. Điều này có thể do giá cả phản ánh chi phí cơ hội - bị giới hạn bởi giá cả và thu nhập, tạo ra sự lựa chọn bán hàng và mua hàng. Các công ty cung cấp hàng hoá và dịch vụ trong phạm vi mà họ có thể có lợi, nghĩa là, cho đến khi có thể có được một kết quả tốt hơn từ sản xuất thay thế. Cũng theo cách đó, người tiêu dùng mua trong phạm vi mà họ có thể hài lòng hơn.

Giá của một hàng hoá bao gồm chi phí đền bù cho các nhà cung cấp, nhà sản xuất và đại lý theo chiều dọc tham gia. Ví dụ, giá của một chiếc tách gốm - một trong nhiều sản phẩm được sản xuất và phân phối thông qua thị trường – bao gồm chi phí đền bù cho người đào đất sét, tạo hình, cho vào lò nung, đốt, cấp năng lượng, vận chuyển sản phẩm cuối cùng và bán nó. Trên thực tế, hàng hoá và dịch vụ được sản xuất, phân phối, sử dụng và trả tiền theo thực tiễn mà không cần kiểm soát công khai hay lập kế hoạch. Khả năng của thị trường và hệ thống giá cả giải quyết vấn đề phối hợp phức tạp này với nhiều nhà sản xuất, người tiêu dùng và hàng hoá mà không có sự phối hợp của tất cả các cá thể, tự định hướng là một hiện tượng được gọi là “bàn tay vô hình”.

Tuy nhiên, thị trường không hoàn hảo và giá cả có thể gây sai lệch, có thể gây ra “thất bại thị trường”. Chi phí giao dịch cản trở các thành viên thực hiện hợp đồng và vì thế cản trở điều tiết tất cả các hoạt động theo cách cùng có lợi. Điều này sẽ được thảo luận trong Mục 2, đối phó với các Ngoại ứng. Mục 3 trình bày sự thất bại của thị trường độc quyền, còn Mục 4 sẽ bàn về gánh nặng thuế. Trong Mục 5, chúng ta sẽ áp dụng lý thuyết giá cả và phân tích thất bại thị trường vào chính sách môi trường, với mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc tái chế. Mục 6 là phần kết luận.

2. Ngoại ứng

Thương mại diễn ra khi các bên tin rằng họ sẽ có được một lợi ích từ thương mại - người bán và người mua thường không dễ dàng từ bỏ một cái gì mà không được đền bù về hàng hoá khác hoặc tiền. Vì vậy, thương mại có thể được giả định là cùng có lợi, ít nhất là vào thời điểm các bên đều đồng ý. Điều này cũng đúng khi có nhiều người tham gia vào trao đổi thị trường. Các mức giá cung cấp thông tin về chi phí cơ hội, trong đó bao gồm chi phí đền bù cho tất cả các bên tham gia.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của bàn tay vô hình dựa trên một giả định chủ chốt - đó là tất cả những gì chịu ảnh hưởng bởi thương mại đều được tính toán trong thương mại và phải chấp nhận các điều khoản. Nói cách khác, để phản ánh chi phí cơ hội và phối hợp hành vi của mọi người mua và người bán, giá cả phải bao gồm chi phí đền bù cho tất cả các bên bị ảnh hưởng. Nếu không sẽ có một sự dở dang - một “ngoại ứng” - trong nền kinh tế.

Ngoại ứng có thể tích cực hoặc tiêu cực. Ngoại ứng tích cực (hay “tính chất bên ngoài”) được ưu tiên áp dụng khi lợi ích không cần được cân nhắc trong định giá hàng hoá hoặc dịch vụ. Việc đầu tư, nghiên cứu và kiến thức về ngoại ứng tích cực có thể giúp ích rất nhiều trong xã hội. Trong các hoạt động tìm kiếm thông tin có sự đầu tư không hiệu quả, những người hưởng lợi từ

thông tin mới không phải trả tiền cho thông tin đó. Do đó, sự đầu tư này có thể là mối quan tâm chung nhằm hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm thông tin, ví dụ thông qua tài trợ nghiên cứu công khai hoặc của bằng luật sáng chế để bảo vệ những phát hiện mới.

Nhạc hay hoặc hoa đẹp trong vườn có thể đem lại niềm vui cho hàng xóm mà không được trả tiền. Do đó cũng có thể có sự đầu tư không hiệu quả vào âm nhạc hoặc làm vườn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mặc dù không có chi phí đền bù rõ ràng cho nỗ lực làm vườn, vẫn có thể có một giao kèo tiềm ẩn bao gồm hình thức đền bù nào đó, hoặc một sự cam kết ngầm rằng tất cả các chủ nhà sẽ duy trì các khu vườn của họ để làm cộng đồng hài lòng.

Ngoại ứng tiêu cực” chiếm ưu thế khi ai đó gây tác hại mà không cân nhắc tới hậu quả cho người khác. Âm nhạc có thể làm phiền hoặc mang lại sự thích thú cho hàng xóm. Tuy nhiên, nếu tiếng ồn có thể được chấp nhận do một số sự quy ước ngầm (có thể chấp nhận nghe nhạc cho đến 11 giờ tối), nó là một phần tích hợp của đời sống xã hội và kinh tế và do đó không có tác động bên ngoài tiêu cực.

Ngoại ứng khiến các nhà ra quyết định trong nền kinh tế bị nhầm lẫn vì giá cả không phản ánh đầy đủ chi phí cơ hội. Ví dụ, giả thiết rằng giá của một chiếc tách nhựa thấp hơn chi phí sản xuất đầy đủ vì có người trong dây chuyền sản xuất đã gây ra thiệt hại mà không phải trả tiền bồi thường. Vì vậy, giá không phản ánh chi phí cơ hội trong việc sử dụng cái tách. Giá thấp sẽ tạo ra sự tiêu thụ tách nhựa nhiều hơn và tách gốm ít hơn so với lượng mà người tiêu dùng sẽ mua ở mức giá chi phí cơ hội.

Ở một mức giá cao hơn chi phí cơ hội, một hàng hoá, tương ứng, có thể được tiêu thụ quá ít, có nghĩa là thặng dư của người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất có thể sẽ mất. Lý do cho mức giá cao có thể là khi đặt giá, không xem xét tới một số tác động tích cực bên ngoài. Ví dụ, công nghệ sản xuất cao, nói chung có thể nâng cao trình độ kiến thức, mà thuận lợi là ngoài kinh doanh còn sản xuất ra kiến thức. Nếu không trợ cấp doanh nghiệp, không điều chỉnh các quyết định sản xuất theo những ngoại ứng tích cực thì hàng hoá sản xuất được sẽ trở nên khá đắt đỏ. Giá cao sẽ hạn chế những tác động tích cực là mang lại kiến thức, bởi vì giá không phản ánh giá trị của hàng hoá có liên quan tới các hàng hoá khác được định đúng giá.

Các cá nhân và các doanh nghiệp gây ra những tác động tiêu cực bên ngoài theo nhiều cách khác nhau. Một minh hoạ là trường hợp ùn tắc giao thông, Bảng 3.1, nơi mà các tài xế riêng lẻ làm tăng thời gian đi lại của tất cả mọi người trên đường. Nói cách khác, những tay lái tự do gây ra các vấn đề ngoại ứng. Tương tự, có thể xử lý những thảm kịch chung như một vấn đề ngoại ứng. Ở đây, các thành viên trong một ngành công nghiệp, ví dụ như nghề cá, làm hại nhau theo một cách mà có thể gây ra sự cạn kiệt.

HỘP 6.1. NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN

Pháp luật bảo vệ một ngành công nghiệp nhất định có thể dẫn đến giá cả của một sản phẩm có hại tương đối thấp. Mức giá thấp này sẽ dẫn đến một nhu cầu quá cao và vì thế tạo ra một nguồn cung cấp lớn loại sản phẩm có hại này. Có thể tìm thấy một ví dụ trong

lĩnh vực luật tai nạn, nơi mà người điều khiển nhà máy điện hạt nhân được bảo vệ thông qua khuôn khổ tài chính khống chế anh ta công bố rộng rãi trách nhiệm của mình. Ở một số chế độ, giới hạn được đặt ở một mức thấp hơn nhiều so với tổn thất của một vụ tai nạn hạt nhân trung bình. Trong trường hợp đó, không chỉ có quyền của nạn nhân được bồi thường bị hạn chế nghiêm trọng mà còn sẽ không có một sự xác định chi phí đầy đủ nào do nguy cơ hạt nhân. Thật vậy, nếu nhà lập pháp giới hạn bồi thường cho nạn nhân, giá năng lượng điện hạt nhân sẽ không phản ánh các chi phí xã hội thực sự của năng lượng hạt nhân, sẽ dẫn đến một sự tiêu dùng quá mức nguồn năng lượng này. Vấn đề này cũng đã được nêu ra tại Hà Lan trong cuộc tranh luận nghị viện trước sự thay đổi của quy chế trách nhiệm pháp lý về hạt nhân. Số tiền bảo lãnh do Nhà nước Hà Lan cung cấp đã tăng lên đến con số ngoại lệ 5 triệu Gu-đơn Hà Lan. Trong pháp chế có đề cập rằng Bộ Tài chính sẽ phải tính phí giấy phép của một nhà máy điện hạt nhân cho bảo lãnh này. Nếu không phải trường hợp này, năng lượng hạt nhân sẽ vẫn còn quá rẻ vì giá năng lượng không phản ánh chi phí thực của rủi ro hạt nhân.

Nguồn: Dựa theo Tài liệu Nghị viện của Phiên họp Đại diện lần thứ 2,

23/4/1991, 72-4054. Xem thêm Faure (1995b).

Ô nhiễm là một loại khác của ngoại ứng. Tuy nhiên, các hoạt động có thể có lợi cho xã hội vẫn có thể gây ra tác dụng phụ tiêu cực cho các bên thứ ba. Những tác động này ở bên ngoài đối với ngành công nghiệp vì các công ty có cam kết về mức ô nhiễm không bị ảnh hưởng.

Điểm khởi đầu của phân tích kinh tế truyền thống đối với ô nhiễm môi trường là một người ra quyết định sẽ không tính đến một ngoại ứng khi ra quyết định. Một phần lớn về kinh tế môi trường được nối liền với câu hỏi có thể tiếp thu các tác động tiêu cực bên ngoài như thế nào trong các quyết định kinh tế. Ví dụ về các biện pháp đó là quy định hợp pháp về quyền sở hữu được thảo luận trong Chương 4 và phí ô nhiễm được thảo luận trong Chương 13.

3. Độc quyền

Trong lý thuyết giá, ngoại ứng được coi là “sự không hoàn hảo” so với nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo mà giá cả phản ánh được chi phí cơ hội. Một sự không hoàn hảo nữa, hay nguyên nhân giá khác với chi phí cơ hội, là sự độc quyền. Tác động nhiễu lên nền kinh tế là do một mức giá độc quyền cao trên cả chi phí cơ hội. Hơn nữa, giá cao sẽ phân phối lại sự giàu có theo hướng có lợi cho các nhà độc quyền.

Trong một thị trường độc quyền chỉ có một người bán, hoặc trong trường hợp có một hiệp hội người bán phối hợp hoạt động chung. Có 3 cách khiến cho một sự độc quyền hoặc một hiệp hội có thể tồn tại: thứ nhất là trên thị trường chỉ có chỗ cho một doanh nghiệp; thứ hai là nhà độc quyền có một số kỹ năng mà người khác không thể sao chép được, ví dụ như một nghệ sĩ có thể sáng tác ra một tác phẩm độc nhất; thứ ba là người bán trong một thị trường tham gia vào hiệp hội để giảm cung và do đó, tăng giá và lợi nhuận. Hiệp hội có thể được thành lập bởi chính các doanh nghiệp hoặc do sự hạn chế việc gia nhập vào thị trường của chính quyền công.

Trường hợp hiệp hội được minh hoạ trong Hình 6.1. Đường cầu hàng hoá (D), nghiêng xuống. Trong cạnh tranh, chúng ta giả thiết rằng có thể minh hoạ cung bằng một đường thẳng ngang (S), cho biết một số lượng vô hạn hàng hoá được chào bán ở một mức giá cho trước (pc). Ví

dụ, Hình 6.1 minh hoạ một thị trường nội địa cho nhập khẩu dầu. Dầu được mua lại bởi các nhà nhập khẩu độc lập từ một thị trường quốc tế ở mức giá nhất định (pc), cũng là chi phí cận biên (cơ hội) cho các nhà nhập khẩu. Trong cạnh tranh, các doanh nghiệp nhập khẩu độc lập sẽ bán ra một lượng cân bằng qc, với giá pc.

Hình 6.1. Lợi nhuận của một nhà độc quyền hay hiệp hội

Trong trường hợp có sự thông đồng, các doanh nghiệp cùng quyết định bán ra bao nhiêu. Đường cầu dốc xuống dưới, có nghĩa là chỉ được bán một số lượng nhỏ hơn qcgây ra giá cao hơn. Nếu xác định số lượng là qm, hiệp hội sẽ tối đa hoá lợi nhuận chung của các công ty thành viên. Ở đây, chi phí cận biên của việc nhập khẩu thêm một đơn vị dầu trên thị trường thế giới (pc), bằng với doanh thu cận biên (MR). Giá sẽ đạt pm. Lợi nhuận độc quyền sẽ là (pm - pc)qm.

Nguyên nhân doanh thu cận biên của hiệp hội là nhỏ hơn giá phải chịu, pm, là khi doanh số bán hàng tăng, giá sẽ giảm xuống nên lợi nhuận từ hàng hoá bán ra trước đó sẽ thấp hơn. Do đó, số lượng do một hiệp hội bán sẽ ít hơn tổng số lượng lẽ ra bán được (qc) khi thị trường có sự cạnh tranh.

Hình 6.1 chỉ ra rằng một lợi nhuận được tạo ra thông qua một hiệp hội. Tuy nhiên, luôn có một vấn đề giữa hiệp hội với nhau. Lý do là hiệp hội luôn phải đối mặt với vấn đề "tay lái tự do". Một công ty thành viên bất kỳ có thể phá vỡ thoả thuận và bán ra nhiều hơn, trên thị trường, điều này sẽ đẩy giá xuống đối với các thành viên khác. Nếu hiệp hội được nâng đỡ bởi chính bản thân ngành công nghiệp, một phần lợi nhuận có thể sẽ được dùng để nâng đỡ hiệp hội. Thật vậy, hiệp hội có thể sẵn sàng chi toàn bộ lợi nhuận để thành lập và tự bảo vệ mình. Tài nguyên có thể được dành cho cảnh sát hoặc để vận động hành lang Chính phủ nhằm bảo vệ sự độc quyền. Loại vận động hành lang này thường được gọi là tìm kiếm kẽ hở. Chúng ta sẽ trao đổi tiếp về hiện tượng này trong Chương 10, Mục 4-6.

4. Thuế

Trong khi phí bao gồm một khoản thanh toán cho hàng hoá, thuế không có bất kỳ sự thanh toán tương đương trực tiếp nào. Thuế là một sự chuyển giao bắt buộc của một thành viên. Có thể phân biệt giữa thuế và sự sung công là thuế tuân theo các nguyên tắc dự báo của quy định luật, ví dụ như hình thức thuế tài sản, thuế thu nhập hoặc thuế doanh thu.

Thuế tài sản nghĩa là một phần của giá trị tài sản cá nhân được nộp cho Nhà nước. Nó cũng ám chỉ một cắt xén có hệ thống giá trị quyền sở hữu. Tương tự như vậy, thu nhập và thuế giá trị

Số lượng G iá cả/ đơ n vị

gia tăng cũng kéo theo một phần giá trị mà nếu không sẽ rơi vào một trong những đối tác trong một giao dịch tự nguyện.

HỘP 6.2. OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu khí (OPEC) là một ví dụ về hiệp hội trên thế giới. Năm 1973, các thành viên OPEC đã giới hạn sản lượng bằng cách thương thảo về hạn ngạch giữa chính họ. Mặc dù OPEC chỉ chiếm khoảng 70% lượng dầu dự trữ thế giới, nhưng nó vẫn đóng vai trò gần như là độc quyền. Khi OPEC giảm sản lượng, giá tăng lên nhờ đó các thành viên và thậm chí không phải thành viên, thu được lợi nhuận khổng lồ. Sau một vài năm thành công, các vấn đề tiêu biểu của hiệp hội xuất hiện. Kết quả của mức giá cao là sự phát triển các nguồn cung cấp mới và nhu cầu giảm. Xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu đã trở nên rất phổ biến và sự đổi mới công nghệ đã giảm việc sử dụng dầu trong nhiều ngành công nghiệp. Đỉnh điểm năm 1981 đã đạt giá 35$/thùng dầu. Mức sản xuất lúc này chỉ bằng một nửa công suất của OPEC. OPEC không thể duy trì mức thấp này và các nước thành viên tăng sản lượng. Năm 1986, giá giảm đến 11$, 12$/thùng, rất gần với giá cạnh tranh.1 Giá dầu đã tăng trở lại nhờ có thêm những giới hạn trong cung cấp.

Nguồn: Lipsey và Courant (1996), trang 224-5 và 250-51.

Thuế do đó ảnh hưởng không chỉ tới quyền sở hữu và phân phối tài sản trong xã hội mà còn tới cơ cấu khuyến khích. Nếu một phần lợi nhuận của hàng hoá được thu hay tiền lương bị rút ra thông qua thuế, động cơ để mua sẽ giống nhau như khi thuế chưa tồn tại. Thuế bóp méo nền kinh

Một phần của tài liệu bài giảng luật môi trường và chính sách kinh tế nâng cao (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)