Giá cả và thị trường

Một phần của tài liệu bài giảng luật môi trường và chính sách kinh tế nâng cao (Trang 64 - 79)

1. Giới thiệu

Khi trao đổi về nguyên lý xử lý chất thải tại chỗ ở Chương 2, chúng tôi đã nhận thấy có mâu thuẫn với việc kinh doanh trong chính sách môi trường – về nguyên tắc, chất thải cần được xử lý tại nguồn, tức là không được mang ra buôn bán như hàng hoá và dịch vụ thông thường. Tuy nhiên, nền kinh tế hiện đại lại dựa trên sự phân chia lao động ở phạm vi rộng và nền kinh tế quy mô đòi hỏi hoạt động thương mại trên toàn cầu. Do đó, đối với một số chuyên gia, việc kinh doanh chất thải có thể hiệu quả và kinh tế hơn xử lý chất thải từ nguồn Vậy thì hình thức thương mại như vậy có gây tác hại gì đến môi trường? Rõ ràng là việc kiểm tra các điều kiện về thương mại để đạt lợi ích cho các bên và cho xã hội là rất quan trọng. Tuy nhiên, lợi ích thương mại, chức năng của giá cả, ý nghĩa của “giá trị kinh tế” còn chưa rõ ràng.

Trong chương này, chúng tôi đề cập tới một vài vấn đề cơ bản về giá cả, giá trị kinh tế và mối liên hệ của chúng tới luật và chính sách môi trường. Trong Mục 2, chúng ta bắt đầu bằng sự trao đổi trong một nền kinh tế trao đổi hàng hoá đơn giản. Tiếp sau đó, từ Mục 3 đến Mục 6, chúng ta sẽ làm rõ về chức năng của thị trường và giá cả. Ở các Chương 3 và 4, chúng ta đã nghiên cứu sự tuyệt chủng của những tài nguyên không tái tạo như cá, động vật có vú và các loài sinh vật sống khác. Trong Mục 7 chúng ta sẽ áp dụng học thuyết giá cả vào những tài nguyên có thể cạn kiệt như khoáng sản và nhiên liệu hoá thạch. Quặng thô đang dần suy giảm, dẫn đến kết quả là hình thành chính sách và pháp chế môi trường điều chỉnh lĩnh vực năng lượng có thể tái tạo như năng lượng gió và tái chế.

Trong Mục 8 và 9, chúng tôi trình bày các khái niệm về người tiêu dùng và thặng dư nhà sản xuất và “nghịch lý giá trị”, đó là sự lẫn lộn giữa các giá trị tổng và giá trị cận biên. Sự hiểu lầm thường xảy ra trong các cuộc tranh luận về môi trường. Chúng tôi áp dụng các khái niệm kinh tế vào nước, là một tài nguyên khan hiếm về số lượng (ở mức toàn cầu) ở rất nhiều khu vực. Các kết luận được trình bày ở Mục 10.

2. Trao đổi cùng có lợi

Nghiên cứu về hiện tượng phức tạp đòi hỏi phải đơn giản hoá các giả định. Nghiên cứu về thương mại của chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách giả sử rằng: (i) nền kinh tế bao gồm một số lượng hạn chế các đại lý; (ii) mỗi đại lý sở hữu một tập hợp các nguồn lực hoặc tài sản (quyền) có thể sẽ được sử dụng cho tiêu dùng hay buôn bán nhằm tối đa hoá lợi ích của đại lý hoặc nhóm đối tượng mà đại lý đó đại diện; (iii) nền kinh tế trước hết là trao đổi hàng hoá không dùng tiền, nơi chỉ có sản xuất; và (iv) không có chi phí giao dịch, tức là, chi phí tìm đối tác, mặc cả, hoặc quản lý thoả thuận bằng 0. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về chi phí giao dịch trong Chương 9.

Một người trong nền kinh tế mô hình này chuyên đi săn thỏ. Vì thế, ông có một lượng thặng dư những con thỏ mà ông muốn đem trao đổi để lấy bánh mỳ. Ông sẵn sàng đổi một con thỏ để lấy ít nhất Aổ bánh mỳ. Ông gặp một người thợ làm bánh, người này lại sẵn sàng đổi Bổ bánh mỳ để lấy ít nhất một con thỏ. Dễ dàng có thể thấy cả hai bên có thể đạt được mục đích qua trao

đổi nếu như Blớn hơn A, người thợ làm bánh, để có được một con thỏ, sẵn sàng bỏ ra nhiều bánh mỳ hơn cả mức tối thiểu mà người thợ săn yêu cầu. Vì người thợ săn thỏ có nhiều thỏ nhưng chỉ có vài ổ bánh mỳ, trong khi đó người thợ làm bánh cũng có cùng một lý do là có rất nhiều ổ bánh mỳ nhưng không có con thỏ nào. Việc coi Blớn hơn Alà hợp lý; vì thế, một sự trao đổi cùng có lợi có thể diễn ra.

Nếu họ gặp những đại lý khác sẵn sàng trao đổi với tỷ giá có lợi cho cả hai, việc trao đổi có thể vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, vì các đại lý nhận được ngày càng nhiều hàng hoá mà họ có nhu cầu, sự sẵn sàng trao đổi sẽ giảm bớt. Việc trao đổi sẽ chấm dứt khi tất cả các bên yêu cầu cùng một số lượng để chấp nhận trao đổi. Khi không có ai sẵn sàng trao đổi nữa, “thị trường” ở trạng thái cân bằng.

Ở trạng thái cân bằng sẽ có một tỷ giá trao đổi chung, chẳng hạn như, đổi C ổ bánh mỳ lấy D con thỏ, lấy E quả trứng v.v...; có nghĩa là, giá cả tương đối được thiết lập. Giá cả là chi phí cơ hộicủa bánh mỳ, trứng dưới dạng con thỏ, v.v... Nhìn chung, giá cả cho biết phải từ bỏ một lượng hàng hoá là bao nhiêu để nhận lại một đơn vị hàng hoá khác. Giá cả bằng với giá trị kinh tế. Do đó, giá trị kinh tế là một khái niệm tương đối - giá trị kinh tế của một hàng hoá chỉ tồn tại trong quan hệ với các nguồn lực, hàng hoá hoặc dịch vụ bị từ bỏ để nhận được hàng hoá.

3. Thuyết giá cả

Bây giờ, chúng ta hãy chuyển đến một thị trường có nhiều người mua và người bán. Chức năng của thị trường đã được phân tích kỹ lưỡng trong kinh tế học. Học thuyết cung - cầu trong thị trường về căn bản chính là học thuyết về giá cả. Mục đích của học thuyết này là để giải đáp những câu hỏi như: điều gì sẽ xảy ra với giá của một hàng hoá khi có thay đổi về thu nhập, chi phí hoặc công nghệ? Những loại câu hỏi như thế này nằm trong mối quan tâm chung và cũng có liên quan tới luật môi trường.

Ví dụ, nếu chính quyền cấm buôn bán một loại thuốc trừ sâu, điều gì sẽ xảy ra với giá cả và số lượng giao dịch mua bán các loại thuốc trừ sâu khác? Nhu cầu vận tải công cộng chịu ảnh hưởng như thế nào bởi một đạo luật quy định vận tải tư nhân trong thành phố? Thuế năng lượng sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng năng lượng và ngân sách công có thể gây ra tác động gì?

HỘP 5.1. VAI TRÒ CỦA MÔI GIỚI

Giả định rằng người thợ săn sẵn sàng đổi một thỏ để lấy một ổ bánh mỳ, còn người thợ bánh lại sẵn sàng bỏ ra bốn ổ bánh mỳ để lấy một con thỏ. Vì người thợ săn chỉ yêu cầu một ổ bánh mỳ để cho đi con thỏ, trong khi người thợ bánh sẵn sàng trả bốn. Lẽ ra, ta phải có một cơ sở cho việc trao đổi hàng lấy hàng. Tuy nhiên, trao đổi hàng lấy hàng không thể diễn ra nếu họ không thể tìm ra sự thoả thuận. Trong phần văn bản chính, chúng ta đã giả định rằng không có các chi phí liên quan đến tìm kiếm và tìm được đối tác trao đổi hàng hoá. Bây giờ, chúng ta giả định chi phí giao dịch và giới thiệu một môi giới trung gian.

Vai trò của người môi giới là để giảm chi phí giao dịch. Người này chuyên về thương mại cũng giống như người thợ săn chuyên săn bắn và người thợ bánh chuyên nướng bánh. Người môi giới hiểu được người mua và người bán ở đâu và người này cũng đã tạo dựng được danh tiếng và uy tín cho mình để làm cho lời chào hàng đáng tin cậy.

Bây giờ, giả thiết rằng người môi giới đề nghị sẽ trả cho người thợ săn 2 ổ bánh mỳ tại một thời gian cụ thể nào đó trong tương lai để lấy một trong số những con thỏ của anh ta. Người thợ săn tin tưởng người môi giới và chấp nhận cho đi con thỏ của mình mà không được giao ngay ổ bánh mỳ nào cả. Lý do của sự chấp thuận trao đổi hàng - hàng là mong muốn có được nhiều hơn mức yêu cầu tối thiểu 1 ổ bánh mỳ. Người môi giới lại mang con thỏ đến chỗ người làm bánh và đề nghị đổi lấy 3 ổ bánh mỳ. Người thợ bánh chấp nhận vì thực ra ông sẵn sàng trả bằng 4 ổ nhưng bây giờ chỉ cần trả 3 (và do đó “một còn hơn không”). Người môi giới sau đó mang 2 ổ bánh mỳ về trả cho người thợ săn, cũng cho rằng “một còn hơn không”. Người môi giới lúc này còn lại 1 ổ bánh mỳ, coi như là sự chi trả cho công việc của mình.

Lưu ý rằng người môi giới, cũng như người thợ săn và thợ làm bánh, đều đang tạo giá trị. Hàng hoá chỉ có giá trị kinh tế khi – cuối cùng – chúng đáp ứng nhu cầu của con người. Thành quả việc săn bắn và nướng bánh sẽ không có giá trị gì nếu không được phân phối đến người mua. Tất nhiên, việc hàng hoá và dịch vụ sẽ được trả giá và có giá trị như thế nào trên thị trường lại là một vấn đề khác.

Để đưa ra được những dự đoán như vậy, cần phải xây dựng một học thuyết và mô hình nền kinh tế. Mô hình dựa trên một loạt các giả định đơn giản về những người tham gia trong thị trường, công nghệ và nguồn lực sẵn có. Đưa ra được các giả định này, học thuyết phải chỉ rõ được những giả thuyết nhất định, ví dụ, thuế dầu tăng sẽ làm tăng giá dầu và với điều này, nhu cầu dầu và hàng hoá bổ sung như xe hơi sẽ giảm. Doanh thu thuế Nhà nước tăng vì sự giảm nhu cầu dầu không lớn đến mức bị mất cân bằng do giảm số lượng bán ra. Những dự đoán này hay dự đoán khác đều có thể kiểm nghiệm được theo kinh nghiệm.

Mô hình thuyết giá cả bao gồm những giả định cơ bản sau đây:

1. Có một số lượng nhất định người tiêu dùng tối đa hoá tiện ích là những người được thông báo về tất cả các loại hàng hoá và giá cả.

2. Có một số lượng nhất định các công ty tối đa hoá lợi nhuận cũng được thông báo đầy đủ về hàng hoá và giá cả.

3. Người mua và người bán là những người đặt giá; tức là, trong mỗi nhóm có rất nhiều người đặt giá mà một cá nhân đơn lẻ không làm ảnh hưởng được tới giá cả.

4. Có một tập hợp các nguồn lực và công nghệ mà thông qua đó, các nguồn lực được chuyển hoá thành hàng hoá.

Mô hình này có vẻ không thực tế, nhưng nó đã được chứng minh là rất hữu ích trong lĩnh vực mà nó được phát triển. Như trong tất cả các mô hình, chỉ giống như một tấm bản đồ đường bộ, nhiều chi tiết đã được loại bỏ để làm nổi bật những điểm cần thiết.

Lưu ý rằng mô hình là tích cực (mang tính miêu tả). Nó giải thích về giá cả, nhưng không có gì để nói về chính sách kinh tế. Đối với pháp luật chính sách, chúng ta cần một lý thuyết quy phạm vềcái gì làtốt” hayxấu”. Các chỉ tiêu rõ ràng cho chính sách này sẽ được trình bày sau, trong Chương 9 và 10.

Mặc dù lý thuyết giá cả mang tính tích cực và có “giá trị - tự do”, nhưng vẫn có những nền tảng quy phạm. Mô hình này có tính “thuyết nguyên tử”, tức là được xây dựng trên các giả định

của nhiều thành phần độc lập. Mô hình này có ý thức hệ tương tự như quan điểm cổ điển tự do về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Vai trò của Nhà nước là quy định và thi hành trật tự pháp lý. Có thể xác định được sự phân phối của cải ban đầu thông qua phân chia quyền sở hữu. Quyền hợp đồng bao hàm năng lực ra quyết định và chủ quyền của công dân đủ tuổi pháp nhân và các chủ thể hợp pháp. Quyền không bị ngăn trở hợp đồng, cùng với sự tự do hội họp và nhập cảnh đã mở ra khả năng tham gia vào các thoả thuận cùng có lợi thông qua thương mại trên thị trường cạnh tranh.

Có thể nói rằng mô hình “tân cổ điển” này đôi khi là một mô hình của nền kinh tế thị trường tự do không được kiểm soát. Tuy nhiên, mô hình ngầm giả định một thị trường không có bất kỳ chi phí giao dịch nào, tức là một hệ thống hoàn chỉnh và không tốn chi phí cho các thể chế và quy định pháp lý. Thương mại hàng hoá và dịch vụ quan tâm tới những nhóm quyền phức tạp (xem Chương 4, Mục 8).

Tương tự như vậy, trong mô hình này, hộ gia đình và các công ty được mô tả như là các đơn vị tiêu dùng và sản xuất, trong thực tế là các chủ thể pháp lý. Chúng ta sẽ trở lại phân tích các thể chế này với trọng tâm là luật môi trường, trong Phần III.

Sự đơn giản hoá gây tranh cãi nhất trong mô hình lý thuyết giá cả là giả định về tiết kiệm nhân lực; có nghĩa là các đại lý thị trường tối đa hoá tiện ích của họ, với sự khan hiếm gần xảy ra. Đại lý kinh tế là một phần tử độc lập. Giả định các đại lý (người mua và người bán) có sở thích cho trước. Nhiều hàng hoá hơn sẽ cung cấp tiện ích lớn hơn, nhưng các tiện ích cận biên giảm, cá nhân được sở hữu càng nhiều. Cũng giả định rằng theo một cách hợp lý, các cá nhân có thể xếp hạng và ưu tiên lựa chọn hàng hoá thay thế có sẵn. Trong Chương 16, chúng ta sẽ thảo luận xem hình thức xử phạt có làm cản trở tội phạm môi trường không. Câu trả lời phụ thuộc vào việc tội phạm có cân nhắc một cách hợp lý tới lợi ích và chi phí, trong đó có nguy cơ bị trừng phạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu ý rằng mô hình không đề cập bất cứ điều gì tới yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội học trong việc xác định những ham muốn của con người. Các khía cạnh xã hội và đạo đức vì vậy cũng không đề cập trong phân tích. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc phân tích là “phi luân lý”. Mô hình này phải có một số khía cạnh đạo đức để giải thích những gì đang diễn ra trên thị trường.

Do đó, nhiều nghiên cứu toán kinh tế cho thấy sự tăng giá dẫn đến giảm nhu cầu, có nghĩa cá nhân là những nhà tối đa hoá tiện ích?

HỘP 5.2. THỜI TRANG VÁY VÀ SẢN XUẤT LEN

Dưới đây là một ví dụ cổ điển về những gì lý thuyết cầu và cung có thể và không thể giải thích: phụ nữ Anh thế kỷ XVIII đã ước ao có những bộ váy dài hơn. Điều này làm tăng nhu cầu về vải. Giá của vải tăng tạo ra một nhu cầu len tăng. Nông dân nuôi cừu tăng số lượng cừu của họ lên và sau đó cung của len cũng tăng lên, làm ảnh hưởng tới giá len. Theo một số giả định nhất định về công nghệ sản xuất và cạnh tranh, cung của len có thể tăng nhiều đến nỗi giá len bị buộc phải giảm xuống mức giá ban đầu của nó.

Ban đầu, việc thay đổi sở thích xuất hiện do ưa chuộng váy dài. Phân tích kinh tế không nói gì đến thị hiếu hay thời trang. Tuy nhiên, giả sử có những sở thích này và có các giả định cơ bản về sự lựa chọn của người tiêu dùng, nhà sản xuất quần áo và nông dân, phân tích kinh tế khi đó có thể làm sáng tỏ thị trường và các hậu quả liên quan đến sản xuất.

Có lẽ câu trả lời phổ biến nhất của các nhà kinh tế học là giả định không cần phải áp dụng cho tất cả các cá nhân, mà chỉ cho một cá nhân phổ biến hoặc điển hình. Một quan điểm khác là nó không tạo ra bất kỳ sự khác biệt về việc một cá nhân đưa ra quyết định của mình như thế nào. Vấn đề quan trọng là kết quả của quyết định là như nhau khicá nhân đó đã ứng xử theo một cách

Một phần của tài liệu bài giảng luật môi trường và chính sách kinh tế nâng cao (Trang 64 - 79)