Đánh giá chung (về Tiêu chuẩn 4):
+ Điểm mạnh cơ bản của nhà trường. Nhà trường làm tốt công tác tham mưu, chủ động phối hợp có hiệu quả với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể của xã nhằm huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường khang trang, đủ tiện nghi, xây dựng nhà trường Xanh - Sạch - Đẹp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
+ Điểm yếu của nhà trường: Công tác xã hội hóa giáo dục chưa tuyên truyền sâu rộng tới các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn.
+ Kiến nghị đối với trường: Cần làm tốt công tác tham mưu và tuyên truyền hơn nữa trong công tác xã hội hóa giáo dục.
Tiêu chuẩn 5: Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ
Tiêu chí 1: Trẻ có sự phát triển về thể chất theo mục của Chương trình Giáo dục mầm non.
a) Chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường theo độ tuổi;
b) Thực hiên được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi;
c) Có khả năng làm được một số viêc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vê sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi.
1. Điểm mạnh:
Thống nhất với điểm mạnh nhà trường: Nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc-nuôi dưỡng. Đến cuối năm học 2013-2014 trẻ cân nặng phát triển bình thường theo độ tuổi đạt 99,4%, chiều cao bình thường theo độ tuổi đạt 98,03%; 328/357 tỷ lệ 91,9% trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi.
Đề xuất: Cần duy trì tỷ lệ trẻ cân nặng phát triển bình thường được đánh giá ở trên.
2. Điểm yếu:
Thống nhất với điểm yếu: Nhà trường còn 2 trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân tỷ lệ 0,6 % và 7 thấp còi độ 1 tỉ lệ 1,96%. 54 trẻ khả năng phối hợp các giác quan chưa tốt, chưa khéo léo trong cắt, dán. 29 trẻ kỹ năng tự phục vụ chưa cao như rửa mặt chưa tốt, khi ăn rơi vãi cơm.
Đề xuất: Không
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục: Nhà trường tăng cường số lượng và chất lượng về nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi độ 1 ở trường. Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc xây dựng kế hoạch nội dung các vận động luyện tập cho trẻ. Tăng cường tuyên tuyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ tới phụ huynh học sinh để nâng cao chất lượng dinh
dưỡng ở gia đình. Kết hợp với trạm y tế xã tổ chức chuyên đề về dinh dưỡng và nấu ăn cho các độ tuổi có sự tham gia của phụ huynh.
Đề xuất: Nhà trường cần đưa ra được thời gian cải tiến chất lượng cụ thể và người chỉ đạo thực hiện.