Những điểm chưa rõ: Không 5 Đánh giá tiêu chí : Đạt

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 38 - 43)

5. Đánh giá tiêu chí : Đạt

Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.

a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;

b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiên và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi;

c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiên tượng xung quanh và một số khái niêm phù hợp với độ tuổi.

1. Điểm mạnh:

Thống nhất với điểm mạnh: Nhà trường có 100% trẻ thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. 325/357 tỷ lệ 91,03% trẻ có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán tốt, biết giải quyết các vấn đề phù hợp với độ tuổi. Đa số trẻ có hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật xung quanh.

Đề xuất: Không

2. Điểm yếu:

Thống nhất với điểm yếu: Nhà trường còn 32 trẻ 24-36 tháng còn thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động, hay rụt rè đứng trước tập thể, khả năng hiểu biết về hiện tượng xung quanh còn hạn chế.

Đề xuất: Không

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục: Nhà trường tăng cường kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất để phát hiện sớm trẻ còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng từ đó có kế hoạch chỉ đạo giáo viên lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp để kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tìm hiểu thế giới xung

quanh. Tạo không gian thân thiện trong lớp học và hoạt động ngoài trời để trẻ tiếp xúc với các hiện tượng gần gũi xung quanh để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn.

Đề xuất: Nhà trường cần đưa ra được thời gian cải tiến cụ thể và người chỉ đạo thực hiện.

4. Những điểm chưa rõ: Không5. Đánh giá tiêu chí: Đạt 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.

a) Nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp phù hợp với độ tuổi;

b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi;

c) Biết sử dụng lời nói để giao tiếp; có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi.

1. Điểm mạnh:

Thống nhất với điểm mạnh nhà trường có 100% trẻ nghe và hiểu lời nói, biết sử dụng lời nói để giao tiếp. 90% trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói, cử chỉ phù hợp với độ tuổi; biết sử dụng lời nói để giao tiếp. Có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi.

Đề xuất: Không

2. Điểm yếu:

Thống nhất với điểm yếu nhà trường còn 10% khả năng diễn đạt của trẻ còn hạn chế như còn lúng túng khi diễn đạt, nói còn nhỏ, chưa rõ ràng, mạch lạc.

Đề xuất: Không

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục. Nhà trường chỉ đạo giáo viên giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Tận dụng mọi cơ hội để trò chuyện với trẻ. Quan tâm nhiều hơn đến các cháu nhút nhát, diễn đạt kém. Thường xuyên giao tiếp với trẻ nhằm phát triển tốt ngôn ngữ của trẻ.

Đề xuất: Nhà trường cần đưa ra được thời gian cải tiến cụ thể và người chỉ đạo thực hiện.

4. Những điểm chưa rõ: Không5. Đánh giá tiêu chí: Đạt 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 4: Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghê, có một số kỹ năng cơ bản và có khả năng cảm nhận, thể hiên cảm xúc về âm nhạc và tạo hình.

a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghê phù hợp với độ tuổi;

b) Có một số kỹ năng cơ bản về âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi; c) Có khả năng cảm nhận và thể hiên cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi.

1. Điểm mạnh:

Thống nhất với điểm mạnh nhà trường là trẻ rất hào hứng, chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ. Có một số kỹ năng cơ bản về âm nhạc và tạo hình. Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi.

Đề xuất: Không

2. Điểm yếu:

Thống nhất với điểm yếu nhà trường còn một số trẻ có kỹ năng âm nhạc và tạo hình chưa tốt như: Hát chưa đúng nhịp, kỹ năng vận động chưa đúng; kỹ năng tô màu chưa đẹp, bố cục tranh chưa cân đối.

Đề xuất: Không

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục. Nhà trường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên về mặt âm nhạc, mở rộng các hình thức tổ chức cho trẻ nghe nhạc. Tăng cường rèn cho trẻ những kỹ năng tạo hình thông qua các hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời.

Đề xuất: Nhà trường cần đưa ra được thời gian cải tiến cụ thể và người chỉ đạo thực hiện.

4. Những điểm chưa rõ: Không5. Đánh giá tiêu chí : Đạt 5. Đánh giá tiêu chí : Đạt

Tiêu chí 5: Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn.

a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi;

b) Thân thiên, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi;

c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi.

1. Điểm mạnh:

Thống nhất với điểm mạnh nhà trường tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với cô với bạn thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày. Ngoài ra cho trẻ giao lưu với các lớp khác trong trường. Đa số trẻ ngoan, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động, lễ phép, đoàn kết với bạn, biết chia sẻ đồ dùng, đồ chơi cho bạn.

Đề xuất: Không

2. Điểm yếu:

Thống nhất với điểm yếu nhà trường còn 3% số trẻ kỹ năng hợp tác chưa tốt.

Đề xuất: Không

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục. Giáo viên thường xuyên trò chuyện nhiều với trẻ nhút nhát, tổ chức cho các lớp giao lưu với nhau nhiều hơn nữa. Uốn nắn, nhắc nhở những trẻ chưa biết nhường nhịn bạn giúp những trẻ đó tiến bộ.

Đề xuất: Nhà trường cần đưa ra thời gian cải tiến cụ thể và người chỉ đạo thực hiện.

4. Những điểm chưa rõ: Không5. Đánh giá tiêu chí: Đạt 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 6: Trẻ có ý thức giữ gìn vê sinh môi trường; giữ gìn vê sinh cá nhân; quan tâm chăm sóc, bảo vê cây xanh, vật nuôi; có ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông.

a) Có ý thức giữ gìn vê sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vê sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi;

b) Quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vê cây xanh và vật nuôi;

c) Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi.

1. Điểm mạnh:

Thống nhất với điểm mạnh nhà trường trẻ có hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khoẻ. Có hiểu biết sơ đẳng về hành vi và quy tắc ứng xử xã hội đơn giản. Trẻ thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi, có ý thức chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi.

Đề xuất: Không

2. Điểm yếu:

Thống nhất với điểm yếu nhà trường là một số ít trẻ ở khối 3,4 tuổi còn xả rác ra sân trường.

Đề xuất: Không

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục. Nhà trường tăng cường luyện tập các hành vi, thói quen trong sinh hoạt cũng như các quy tắc ứng xử xã hội cho trẻ. Thường xuyên tổ chức cho trẻ quan sát và tạo cơ hội cho trẻ thực hành các quy định về giao thông. Giáo viên cần quan tâm hơn nữa đến các trẻ hiếu động trong các giờ hoạt động ngoài trời. Chú ý nhắc trẻ không được hái hoa, biết bỏ rác vào thùng, không vẽ bậy lên tường.

Đề xuất: Nhà trường cần đưa ra được thời gian cải tiến cụ thể.

4. Những điểm chưa rõ: Không5. Đánh giá tiêu chí : Đạt 5. Đánh giá tiêu chí : Đạt

Tiêu chí 7: Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được chú trọng chăm sóc và có kết quả tiến bộ rõ rêt.

a) Phục hồi dinh dưỡng ít nhất 80% trẻ bị suy dinh dưỡng; có biên pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì;

b) Tỷ lê trẻ mầm non bị suy dinh dưỡng dưới 10%;

c) Có ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ.

1. Điểm mạnh:

Thống nhất với điểm mạnh nhà trường có nhiều biện pháp phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, quan tâm, theo dõi sức khoẻ cho trẻ, phối hợp với cha mẹ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ và giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm.

Đề xuất: Không

2. Điểm yếu:

Thống nhất với điểm yếu nhà trường có tỷ lệ phục hồi trẻ suy dinh dưỡng ở một số năm học còn thấp (nhất là trẻ thấp còi và trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi gắn trong trường Tiểu học).

Đề xuất: Cần đưa cụ thể tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi hằng năm.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục là nhà trường tiếp tục phối hợp với Trung tâm Y tế tổ chức tuyên truyền các nội dung nuôi con theo khoa học. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động Phụ hunh tham gia dự các buổi họp đầy đủ và tích cực thực hiện những yêu cầu của cơ quan y tế và nhà trường trong công tác nuôi dưỡng. Nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra, theo dõi trong giờ ăn của trẻ, phối hợp với cấp dưỡng cải tiến món ăn cho trẻ tốt hơn trong năm học 2014-2015.

Đề xuất: Không

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 38 - 43)