CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV 1 Mục đích của hoạt động ngoại khóa GDPTB

Một phần của tài liệu SKKN tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa địa lí lớp 11 (Trang 26 - 31)

1. Mục đích của hoạt động ngoại khóa GDPTBV

- Giúp HS hiểu biết về thực trạng văn hóa- xã hội, môi trường và phát triển kinh tế của thế giới, quốc gia và địa phương.

- Xây dựng cho các em tình yêu thiên nhiên, yêu phong cảnh đẹp, từ đó biết yêu quê hương, đất nước và có ý thức gìn giữ các di tích, truyền thống văn hóa, các hệ sinh thái tự nhiên, tôn trọng những thành quả lao động của con người.

- Rèn luyện cho các em một số kĩ năng: suy nghĩ có phê phán, khả năng thuyết phục có hiệu quả, khả năng ứng phó với thử thách của sự bất công, sự không bình đẳng, tôn trọng mọi người, hợp tác và giải quyết đụng độ.

- Giá trị và thái độ : ý thức về tính đồng nhất và ý thức về bản thân mình, thông cảm, cam kết với tính công bằng và bình đẳng xã hôi, giá trị và tôn trọng sự đa dạng, quan tâm đến môi trường và cam kết sự tin tưởng của PTBV mà mọi người có thể thực hiện khác nhau.

2. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa GDPTBV

Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá. Có thể nêu ra các hoạt động sau:

2.1. Báo cáo ngoại khoá về GDPTBV

- Mục tiêu: Giúp cho HS:

+ Mở rộng hiểu biết về văn hoá - xã hội, môi trường (TNTN, sự thay đổi của khí hậu, phát triển nông thôn, đô thị hoá bền vững); kinh tế (giảm nghèo, kinh tế thị trường…)

+ Rèn luyện cho HS phương pháp thu thập tài liệu, khả năng diễn đạt bằng lời nói.

- Nội dung báo cáo:

+ Các vấn đề về văn hoá, môi trường và kinh tế hoặc một trong ba vấn đề của PTBV.

+ Các biện pháp bảo vệ môi trường như bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước sạch, xử lí và phân loại rác thải.

- Cách thức tiến hành

Người báo cáo có thể là các nhà văn hoá, môi trường hoặc các nhà kinh tế; các thầy cô giáo hoặc giao cho HS tự chuẩn bị. Nếu HS báo cáo, GV có thể hướng dẫn các em thu thập tư liệu từ báo chí, ti vi, mạng Internet, từ thực tế địa phương.

Khi tiến hành báo cáo, để hấp dẫn người nghe, báo cáo viên nên chuẩn bị tranh ảnh, băng hình, máy tính, màn chiếu để hỗ trợ cho bài nói.

Sau khi nghe báo cáo, GV nên tổ chức cho HS viết thu hoạch về nhận thức cũng như tình cảm của mình đối với vấn đề được nghe.

2.2. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu môi trường, kinh tế, văn hóacủa địa phương, đất nước của địa phương, đất nước

- Mục tiêu: Giúp cho HS:

+ Quan tâm đến những vấn đề văn hoá - lịch sử, môi trường, phát triển các ngành nghề ở địa phương.

+ Phát triển năng lực tiềm ẩn trong các em như khả năng viết, vẽ, sáng tác, tổ chức các hoạt động tập thể.

- Nội dung thi:

Tìm hiểu danh lam thắng cảnh, các di tích văn hoá - lịch sử của địa phương, thực trạng môi trường và việc phát triển kinh tế ở địa phương. Đây là một hình thức giúp HS thể hiện xúc cảm, thái độ trước những vấn đề văn hoá, môi trường và kinh tế của địa phương.

- Thành phần dự thi: Cá nhân, nhóm, đơn vị lớp (Chi đội Thiếu niên Tiền phong, chi đoàn thanh niên).

- Sản phẩm thi: Thơ ca, nhạc, kịch, tiểu phẩm, tranh vẽ, bài viết… - Thời gian tổ chức thi: Ngày thành lập Đoàn (26/3), Tuần lễ vệ sinh

nước sạch và môi trường( 29/4 – 6/5), ngày môi trường thế giới (5/6). - Lập ban giám khảo đánh giá cuộc thi gồm GV và đại diện các lớp

(các chi đoàn).

2.3. Tổ chức nghiên cứu văn hoá, môi trường, kinh tế của địaphương phương

- Mục tiêu:

+ Rèn luyện cho HS kĩ năng bảo vệ môi trường, nghiên cứu - điều tra các vấn đề trên hoặc một trong những vấn đề đó.

- Nội dung nghiên cứu:

Tuỳ theo tình hình thực tế của từng địa phương, GV có thể chọn vấn đề và tổ chức cho HS nghiên cứu. Việc nghiên cứu có thể tiến hành theo nhóm trên tinh thần tự nguyện. Mỗi nhóm nghiên cứu một vấn đề và được tiến hành trong suốt năm hoặc theo học kỳ. Đối với HS miền núi có thể tổ chức cho các em quan sát, điều tra về:

+ Tình hình xói mòn đất ở địa phương (xác định những nơi gây xói mòn, xác định nguyên nhân và biện pháp phòng chống)

+ Tình hình cháy rừng: Diện tích rừng bị cháy, thời gian rừng bị cháy, các nguyên nhân gây cháy rừng, biện pháp phòng chống.

+ Các hệ sinh thái tự nhiên ở vùng đồi - núi: Diện tích, các loài thực vật, các loài động vật, các loại côn trùng và quan hệ giữa chúng với nhau trong hệ sinh thái.

Đối với HS đồng bằng, miền núi có thể tổ chức cho các em tìm hiểu, điều tra:

+ Các di tích văn hoá - lịch sử, truyền thống văn hoá và lễ hội văn hoá của địa phương

+ Tình hình lũ lụt: Ghi chép, theo dõi hàng tuần mực nước của một con sông sau cơn mưa to hay bão, vẽ lược đồ các kênh thoát nước.

+ Ô nhiễm các sông, hồ:

Quan sát tình trạng sông ngòi, hồ về màu sắc, độ đục, mức độ xuyên thấu của ánh sáng, các chất thải từ 2 bờ sông đổ vào sông.

Phân tích các mẫu nước theo các chỉ số đơn giản (chỉ số vô cơ như độ pH, độ đục, chỉ số hữu cơ như vi sinh vật, tảo)

Tìm hiểu xem họ có tắm giặt ở đây không? Có đánh bắt được nhiều cá không? Có đất canh tác ven sông, có các nhà máy xí nghiệp ở gần sông không?

Trên cơ sở quan sát, phân tích và tìm hiểu, rút ra nguyên nhân gây ô nhiễm và các biện pháp phòng chống, các hoạt động của HS tham gia vào việc bảo vệ nguồn nước.

+ Xoá đói, giảm nghèo ở các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa: Có bao nhiêu hộ dân không có đủ lương thực? Nguyên nhân và biện pháp của chính quyền giúp đỡ họ như thay đổi tập quán sản xuất, cung cấp đất

đai sản xuất, tạo ý thức sản xuất gắn với thị trường, tăng thu nhập qua hoạt động dạy nghề, tiếp cận với các dịch vụ y tế, GD, nhà ở và nước sạch.

+ Các mô hình sản xuất có hiệu quả: Vườn – Ao – Chuồng, Vườn - Đồi về cách bố trí các loại cây trồng, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Đối với HS thành phố có thể nghiên cứu các chủ đề sau:

+ Rác thải: Khảo sát các hộ gia đình về việc đổ rác, các loại rác thải, biện pháp giảm thiểu rác thải và tái chế rác thải.

+ Khói ở các nhà máy: Quan sát độ cao cột khói, hướng gió, mùi liên quan tới sản phẩm của nhà máy.

2.4. Tổ chức tham quan về môi trường, văn hoá và kinh tế

- Mục tiêu: Giúp cho HS:

+ Hiểu biết về thiên nhiên, mở rộng tầm nhìn về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, việc phát triển kinh tế của một nơi nào đó.

+ GD cho HS tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước

+ GD cho HS bảo vệ các thành quả văn hoá, môi trường và kinh tế do con người xây dựng và phát triển.

- Nội dung tham quan:

+ Các danh thắng, các khu vực bảo vệ di tích văn hoá - lịch sử, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường tốt.

+ Qua các đợt tham quan, dã ngoại này, HS có dịp hiểu biết thêm về con người. Nhà GD người Nga K.Đ Usinxki đã có rất có lí khi đưa ra nhận xét sau: “Cảnh đẹp có tác dụng lớn lao đối với tâm hồn trẻ em và lời nói của nhà GD khó có thể cạnh tranh được với những cảnh đẹp đó, rằng: Một ngày trẻ em được băng qua những khu rừng và những cánh đồng có giá trị bằng nhiều tuần lễ ngồi trên ghế nhà trường”.

- Cách tiến hành:

+ GV phải lựa chọn địa điểm tham quan cẩn thận + Thông báo cho HS trước để HS chuẩn bị tư trang

+ Trong khi tham quan, hướng dẫn HS chú ý đến đối tượng tham quan như phát hiện xấu phá hoại môi trường (đốn chặt rừng bừa bãi…). GV cần nhắc nhở HS không thải rác ra nơi tham quan, đốt lửa trại trong rừng, gây huyên náo, ảnh hưởng đến động vật rừng.

+ Sau khi tham quan, GV yêu cầu HS viết báo cáo theo dàn ý cho sẵn:

• Đặc điểm môi trường nơi tham quan

• Những vấn đề cần chú ý phòng chống, bảo vệ

2.5. Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường,giữ gìn các di tích văn hoá - lịch sử ở nhà trường và địa phương giữ gìn các di tích văn hoá - lịch sử ở nhà trường và địa phương

- Mục tiêu:

Giúp cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế, tạo cho các em tình cảm, thái độ đối với môi trường “ Chỉ có hoạt động lao động mới là nguồn chủ yếu tạo nên những tình cảm đạo đức bền vững cho con người” (Nguyễn Đức Minh và các tác giả khác, 1975).

- Nội dung:

Tổ chức trồng cây xanh, phân loại rác thải trước khi đưa vào nơi qui định, tham gia phong trào tuần lễ” Vệ sinh môi trường”, “Chiến dịch làm sạch thế giới”, lập các dự án bảo vệ môi trường ở trường học. Thông qua lập dự án tạo cho HS một thói quen đặt mình vào vị trí của những người luôn quan tâm và có hành động tích cực đối với môi trường. Nó tạo cảm xúc, óc tưởng tượng, phát huy khả năng, kinh nghiệm của HS. Nếu dự án được thực hiện nó sẽ tạo sự thay đổi trong môi trường trường học, địa phương của HS. Qui trình thiết kế một dự án như sau:

+ Bước 1: Phân tích hiện tượng, bối cảnh của dự án. Tính cấp thiết của dự án

+ Bước 2: Mục tiêu của dự án

+ Bước 3: Các sản phẩm dự kiến cần đạt được + Bước 4: Phương thức tiến hành

• Chuẩn bị phương tiện, tài liệu • Chuẩn bị nguồn lực

• Bố trí thời gian, địa điểm + Bước 5: Thực hiện dự án

+ Bước 6: Đánh giá dự án (Đối chiếu với mục tiêu đặt ra)

2.6. Tổ chức câu lạc bộ môi trường, câu lạc bộ phát triển bềnvững vững

Câu lạc bộ môi trường, câu lạc bộ phát triển bền vững với các hoạt động đa dạng: Thảo luận, tranh luận các vấn đề văn hoá, môi trường và phát triển kinh tế; văn nghệ (đố vui, chuyện kể, dạ hội với các chủ đề khác nhau) như hoà bình và an ninh, sức khoẻ; sự thay đổi của khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; giảm nghèo, kinh tế thị trường. Tuỳ

theo lứa tuổi của HS, tương ứng với nội dung học tập của HS, mỗi nhóm HS tham gia phải chuẩn bị tư liệu để thuyết minh về những vấn đề đó, chẳng hạn vấn đề này xảy ra ở đâu? Nguyên nhân xảy ra? Xảy ra vào thời điểm nào? Nội dung của vấn đề đó. Những ai có trách nhiệm giải quyết vấn đề này? Các biện pháp giải quyết chúng.

Tuy có nhiều hình thức ngoại khóa GDPTBV như trên nhưng sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối. Mỗi một hình thức ngoại khóa có nội dung riêng được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp, song giữa các hình thức ngoại khóa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều trường hợp, hình thức ngoại khóa này có thể thực hiện trong hình thức tổ chức khác hoặc được dùng ngay cả trong dạy học nội khóa.

Một phần của tài liệu SKKN tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa địa lí lớp 11 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w