Theo công bố mới đây của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), Báo cáo Phát triển con người (HDR) của CT Phát triển LHQ (UNDP), nếu chúng ta không kịp thời có những bước ngăn chặn về sự biến đổi khí hậu thì nhiệt độ trên trái đất có thể sẽ tăng hơn 20C và điều đó có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Trái đất nóng thêm 20C sẽ làm tan biến những núi băng ở Himalaya, sự tan vỡ của các tảng san hô ở Indonesia vốn là chỗ dựa cho cuộc sống của ngư dân địa phương nơi đây và thiệt hại hằng năm lên tới 7% GDP ở các quốc đảo nhỏ như Phi-gi, Sa-moa và Va-nu-a-tu. Nếu nhiệt độ tăng hai độ thì 22 triệu người Việt Nam phải di dời và 45% diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long bị phá hủy khi mực nước biển tiếp tục dâng cao... một số quốc gia có thể mất đi hoàn toàn.
Nguyên nhân và hậu quả
Nếu mỗi người nghèo trên trái đất cũng có thói quen sử dụng nhiều năng lượng như ở Hoa Kỳ hay Canada thì cần tới chín hành tinh! Khi khí hậu biến đổi, người nghèo buộc phải đương đầu với những biến cố ngày càng tăng và những rủi ro dài hạn về mặt khí hậu và cái giá phải trả cho công việc này có thể khiến họ bị mất đi những cơ hội về phát triển con người. Ngay cả khi quy định cắt giảm lượng khí phát thải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, thì nguy cơ 2/3 người nghèo trên thế giới sống ở châu Á phải đối mặt với tình trạng nhiệt độ cao hơn vẫn ngày càng tăng.
Ðơn cử như ở Hà Lan, một nước nằm thấp hơn mực nước biển, các gia đình đang chuẩn bị đối phó với tình trạng lụt lội với sự hỗ trợ của Chính phủ bằng cách xây dựng những ngôi nhà có móng giống như thân tàu biển có thể nổi trên mặt nước, trong khi đó tại các làng quê đông dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, người dân địa phương buộc phải thích nghi bằng cách học bơi và sử dụng áo phao.
Thay đổi khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đối với cuộc sống hằng ngày. Nói ngắn gọn, nếu nhiệt độ trung bình được phép tăng thêm từ hai đến ba độ so với mức hiện nay có thể có thêm 600 triệu người ở tiểu khu vực châu Phi bị đói; hơn 300 triệu người phải rời bỏ nhà cửa do bão lũ và có thêm 400 triệu người bị bệnh truyền nhiễm như bệnh sốt rét, bệnh viêm màng não và bệnh sốt xuất huyết.
Nói một cách khác, thất bại trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu sẽ có hậu quả nghiêm trọng đến con người và sẽ cản trở mọi nỗ lực giảm nghèo của chúng ta. Nhìn chung tại Nam Á và Ðông Á, những thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ và sự sẵn có của nước sạch sẽ tạo ra những thiệt hại to lớn về năng suất lương thực và cản trở các nỗ lực giảm nghèo nông thôn.
Những nước trong khu vực này, nhất là miền duyên hải Trung Quốc, Bangladesh và Việt Nam sẽ chịu nguy cơ bão lụt cao một cách thường xuyên. Việt Nam đang nỗ lực khắc phục những trận thiên tai khắc nghiệt như vậy nhưng những nguy cơ bị thiên tai đang tăng lên. Bão lụt đang xảy ra liên tiếp tại các khu vực miền trung Việt Nam và sự thay đổi khí hậu đang làm cho tình hình xấu hơn. Theo dõi tin tức chúng ta thấy những hình ảnh các ngôi nhà bị trôi dạt và những gia đình bị buộc phải rời bỏ cộng đồng và những sự tàn phá khốc liệt của thời tiết dẫn đến những cái chết đau thương.
Những giải pháp cấp bách
Báo cáo mới đây của Nhóm liên Chính phủ LHQ (LHQ) về Biến đổi khí hậu đã kết luận, biến đổi khí hậu là một thực tế và do loài người gây ra. Trái đất của chúng ta đang nóng lên, tạo ra những thiệt hại không thể bù đắp và chúng ta phải chịu trách nhiệm cho sự ham muốn vô hạn và sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch để tạo điện năng cho các nền kinh tế đang tăng trưởng của chúng ta cũng như sự gia tăng nhu cầu cần có sự tiện lợi về phương tiện giao thông, và mở rộng không gian đô thị.
Năm nay đề cập đến tác động của sự thay đổi khí hậu đối với sự phát triển con người và tác động của nó đối với những người nghèo nhất trên thế giới và Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của sự thay đổi khí hậu, đồng thời là một trong những dân tộc có cơ hội tác động đến các quyết định quốc tế, bao gồm trong Hội nghị toàn cầu LHQ về thay đổi khí hậu được tổ chức tại Bali. Những người ít chịu trách nhiệm nhất đối với sự thay đổi khí hậu, đó là những người nghèo nhất trên thế giới, lại là những người dễ bị tổn thương và ít có khả năng nhất trong việc thích nghi với các tác động của sự thay đổi khí hậu.
Hiện nay, biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và LHQ là tổ chức có đã và đang giải quyết vấn đề này. Công ước Khung của LHQ về Thay đổi khí hậu tạo cơ sở cho các nỗ lực liên chính phủ khắc phục những thách thức do sự thay đổi khí hậu tạo ra.
Theo công ước, hệ thống khí hậu là một nguồn lực chung và sự ổn định của hệ thống này có thể bị ảnh hưởng bởi sự thải khí đi-ô-xít các- bon và các nguồn khí nhà kính khác, hiến chương này đã dẫn đến Nghị định thư Kyoto bao gồm các cam kết giảm khí thải đối với các nước phát triển trong giai đoạn 2008-2012. Sự thay đổi khí hậu không chỉ đơn thuần là một vấn đề kinh tế hoặc môi trường. Ðây là một vấn đề đạo đức và là một vấn đề mà con cháu chúng ta sẽ đánh giá chúng ta trong những thập kỷ tiếp theo. Mặc dù các mục tiêu giảm các-bon cần mang tính ràng buộc đối với những nước giàu và phải có hiệu lực tức thì, các nước đang phát
triển cần bắt đầu hoạch định làm thế nào để họ có thể giảm lượng sản xuất khí nhà kính trong tương lai gần. Ðể làm được điều này, các nước đang phát triển cần tiếp cận được với công nghệ hiệu quả, có hàm lượng các-bon thấp và tránh việc tăng cường sử dụng các công nghệ gây ô nhiễm cao. Ðiều này đòi hỏi phải tăng cường chuyển giao mạnh mẽ công nghệ và tài chính và chúng ta cần có các cơ chế được củng cố và mới mẻ ngoài cơ chế thông qua thị trường các-bon đang hình thành. Mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội hãy làm tốt hơn nữa vì một tương lai tươi đẹp và một hành tinh chung của toàn nhân loại. Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa nguy hiểm đối với toàn cầu và từng quốc gia trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ.
Chùm ảnh về “Thảm hoạ khí hậu thay đổi”
Ảnh 1 Ảnh 2
Ảnh 5 Ảnh 6
Ảnh 7 Ảnh 8
Ảnh 11
sos
sos
HÃY CỨU LẤY TRÁI ĐẤT!
Trên đây là một Mô đun mà tác giả đã thiết kế căn cứ vào những kết quả nghiên cứu ở trên. Khi dạy học Địa lí lớp 11, GV có thể căn cứ vào nội dung bài học và toàn bộ chương trình để thiết kế các hình thức tổ chức dạy học ngoại khoá GDPTBV một cách đa dạng phù hợp với từng đối tượng HS và thực tế nhà trường, địa phương. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá này sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu PTBV đã đặt ra.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Thực nghiệm sư phạm là khâu hết sức quan trọng, có vị trí đặc biệt trong quá trình nghiên cứu đề tài nói riêng và phương pháp dạy học nói chung. Bởi đây là khâu thực hiện toàn bộ nội dung mà đề tài đề cập đến, là khâu kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, hiệu quả và sự đúng đắn của các vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
Kết quả của quá trình thực nghiệm sẽ giúp cho người nghiên cứu có điều kiện so sánh, điều chỉnh nội dung nghiên cứu cho phù hợp với thực tiễn. Nếu sử dụng các hình thức dạy học ngoại khoá GDPTBV cho HS thì kết quả sau khi tiến hành thực nghiệm sẽ cao hơn trước khi thực nghiệm, tức là thực nghiệm thành công.