II. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
5. Là HS, các em có thể làm được gì để chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu?
a. Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng hiện có. b. Hạn chế trồng cây xanh vì nó gây cản trở giao thông.
c. Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng, tuyên truyền và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
d. Không tham gia vào bất cứ các hoạt động nào vì chỉ cần mình không làm gì ảnh hưởng đến môi trường là được.
Kết quả thực nghiệm được phân tích, tổng hợp bằng cách sử dụng một số công thức toán học để tính toán (có bảng thống kê về số điểm, % kết quả của HS, vẽ đồ thị kết quả đánh giá).
Dựa trên kết quả điều tra có được, tôi đã phân chia các mức độ như sau: - Mức Tốt: Trả lời đúng 5/5 câu hỏi.
- Mức Khá: Trả lời đúng 3 – 4/5 câu hỏi.
- Mức Kém: Không trả lời đúng câu hỏi nào.
Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm:
(Lớp thực nghiệm (11A 1 và 11A 2), lớp đối chứng (11A 3 và 11A 4))
Lớp Số HS Số HS đạt mức Kém Trung bình Khá Tốt Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % HSSố Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % TN 68 1 1,5 14 20,6 40 58,8 13 19,1 ĐC 68 8 11,8 39 57,3 17 25,0 4 5,9 Nhận xét chung:
Sau khi tiến hành thực nghiệm, với những kết quả thu được, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Các em HS đều có hứng thú khi được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá GDPTBV, phần lớn các em đều tích cực tham gia và có những đóng góp vào sự thành công của buổi ngoại khoá.
- Kết quả điều tra cho thấy các em đã có sự tiến bộ rõ rệt sau khi tham gia ngoại khoá, biểu hiện thông qua nhận thức của mình với vấn đề Biến đổi khí hậu toàn cầu nói riêng và các vấn đề của PTBV nói chung. Kết quả đạt ở mức trung bình ít, tuy nhiên số HS đạt loại tốt chưa cao, chủ yếu là loại khá. Điều này một phần là do PTBV là vấn đề mới dược đưa vào CT GD, sự hiểu biết của HS còn ở mức hạn chế trong khi các hình thức tổ chức dạy học
lại chủ yếu là trên lớp học chứ ít khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá với nội dung GDPTBV.
- Qua kết quả thực nghiệm cũng cho thấy với những kiến thức của SGK Địa lí, người GV có thể khai thác được các nội dung của GDPTBV từ đó làm cơ sở để thiết kế và tổ chức hoạt động ngoại khoá GDPTBV góp phần vào đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện nay.
Khả năng áp dụng sáng kiến:
Thực nghiệm sư phạm là một quá trình nghiên cứu thực tiễn nhằm khẳng định tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Một trong những công đoạn quyết định đến sự thành công của quá trình thực nghiệm sư phạm là chọn mẫu thực nghiệm. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải đảm bảo tương đương về sĩ số và khả năng nhận thức. Sau khi chọn được mẫu thực thực nghiệm, GV tiến hành tổ chức thực hiện các nội dung thực nghiệm theo kế hoạch.
- Qua việc tổ chức theo dõi và phân tích diễn biến, hiệu quả của tiến trình dạy học trong các giờ thực nghiệm cho thấy, tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11 cung cấp nguồn thông tin bổ ích, tạo nên hứng thú học tập cho HS.
- Qua kết quả của các bài kiểm tra kết hợp với phân tích số liệu cho thấy rằng việc tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11 đã góp phần nâng cao nhận thức, thái độ của HS.