IV.1 Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam.
Theo cơng bố của WHO năm 1985 cĩ khoảng 30 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, năm 1994 cĩ 98.9 triệu người và năm 2005 lênđến 150 triệu người. Theo ước
Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Singapore năm
1975 là 1.9%, 1985 là 47%, 1992 là 8.6%;ở Pháp là 1.4%; Châu Âu là 3%; Philippin là 4.27%; Thái Lan là 3.58%; Malaysia là 3.01%. Theo cơng bố tại Hội nghị đái tháo đường 12/1997 tại Singapore, số người mắc bệnh đái tháo đường ở một số quốc gia
tiêu biểu như: Ấn Độ cĩ 19.4 triệu người, Nga cĩ 8.9 triệu người, Trung Quốc cĩ 16 triệu người, Mỹ cĩ 13.9 triệu, Nhật cĩ 6.3 triệu người. Giữa những chủng tộc người
khác nhau cũng cĩ sự khác biệt, tỉ lệ người mắc bệnh ở thành thị cao hơn nơng thơn. Riêng ở Châu Á, năm 1995 đã cĩ 62.8 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Dự
báo tới 2010 sẽ cĩ khoảng 132.3 triệu người, trong đĩ đái tháo đường type 2 chiếm
130.1 triệu người.
Ở Việt Nam hiện nay cĩ khoảng 2 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Các tác
giả Lê Huy Liệu, Mai Thế Trạch thống kê tỷ lệ mắc bệnh ở Hà Nội là 1.1% (1990- 1991) lên tới 2.42% (năm 1999), ở Thành phố Hồ Chí Minh là 2.68% (1992-1993), ở
Huế là 0.98% (năm 1994).
IV.2 Bệnh đái tháo đường
Khái niệm
Đái tháođường (Diabetes Mellitus) là hội chứng rối loạn sự thay thế chuyển hĩa
các chất glucose, protein và chất béo do trong cơ thể thiếu insulin hoặc tăng thêm những kích thích chống insulin gây nên.Đặc trưng của nĩ là trong quá trình tuần hoàn máu, nồng độ glucose tăng cao khác thường, dẫn đến lượng đường trong máu và trong nước tiểu quá cao, xuất hiện triệu chứng ba nhiều một ít điển hình, tức uống nhiều,
tiểu nhiều, ăn nhiều và thể trọng giảm nhẹ.
Khi bị bệnh nặng cĩ thể phát sinh ngộ độc cetone (ketoacidosis), bị hơn mê do bệnh đái tháo đường cĩ tính thẩm thấu cao, đồng thời rất dễ kèm theo các loại bệnh
nhiễm trùng. Người bị bệnh kéo dài sẽ gây nên các biến chứng mãn tính về tim, xơ
vữa động mạch, bệnh mạch máu não, suy kiệt cơng năng thận, mù cả hai mắt, hoại thư
chân, cĩ thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế.
Phân loại
Cĩ 2 dạng đái tháo đường chính:
Đái tháo đường type 1: Phụ thuộc hoàn tồn vào insulin. Dạng tiểu đường
này xảy ra khi tuyến tụy sản xuất ra quá ít hay khơng sản xuất ra insulin. Rối loạn này thường phát triển đột ngột ở trẻ em hay ở độ tuổi vị thành niên. Mặc dù các biện pháp ăn uống cũng rất quan trọng, bệnh phải được điều trị bằng việc tiêm insulin.
Đái tháo đường type 2: Khơng phụ thuộc vào insulin.Đây là nhĩm bệnh phổ
biến, chiếm hơn 90% bệnh nhân tiểu đường và cĩ xu hướng tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Trong dạng bệnh này, tuyến tụy vẫn tiếp tục tiết insulin, nhưng các tế
bào của cơ thể trở nên đề kháng với tác dụng của insulin. Dạng đái tháo đường này chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 40 tuổi và thường gặp ở những người bị
thừa cân hơn. Bệnh trạng phát triển chậm và thường khơng được phát hiện trong
những năm đầu. Ở giai đoạn khởi phát, các biện pháp ăn uống cĩ thể đủ để kiểm sốt
bệnh trạng, nhưng khi bệnh tiến triển cần dùng thuốc và đơi khi cũng phải tiêm insulin.
Ngồi ra bệnh đái tháo đường cĩ thể phát triển khi mang thai, được gọi là đái tháo đường thai sản và cĩ thể cần được điều trị bằng insulin để duy trì sức khỏe của
mẹ và con.Đái tháo đường thai sản thường biến mất sau khi sinh con, tuy nhiên phụ
nữ nào đã mắc bệnh này cĩ nguy cơ phát triển đái tháo đường type 2 ở giai đoạn về
sau.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường đến nay vẫn làđề tài nghiên cứu của y
học thế giới.
Đái tháo đường type 1 thường là do một phản ứng bất thường trong đĩ hệ miễn
nhiễm của cơ thể hủy diệt các tế bào tiết insulin trong tuyến tụy. Nguyên nhân của
phản ứng này chưa được biết rõ, nhưng nĩ cĩ thể được kích hoạt bởi một lây nhiễm
virus. Trong một vài trường hợp sự phá hủy các mơ tiết insulin xảy ra sau sự sưng viêm tuyến tụy. Di truyền cũng cĩ thể cĩ vai trị trong bệnh này nhưng phức tạp.
Các nguyên nhân của đái tháo đường type 2 ít được hiểu rõ hơn, nhưng di truyền
và béo phì là các yếu tố quan trọng. Ở những người cĩ khả năng mắc bệnh tiểu đường, bệnh cĩ thể được kích hoạt bởi việc sử dụng các thuốc corticosteroid hay bởi
mức hormone corticosteroid tự nhiên quá cao, corticosteroid cĩ tác động đối kháng
với insulin.
IV.3 Hĩa dược trị đái tháo đường
IV.3.1Ức chế α-Glucosidase Các loại thuốc thường dùng:
Acarbose (C25H43NO18) Miglitol (C8H17NO5)
Cơ chế: Acarbose và miglitolức chế men α-glucosidase trong ruột khiến các
polysaccharose (tinh bột, đường mía saccharose …) chậm thủy phân thành glucose, kết quả là glucose vào máu từ từ nên glucose huyết khơng tăng nhiều sau bữa ăn.
IV.3.2 Nhĩm Sulfonylurea Các loại thuốc thường dùng: Thế hệ thứ nhất: Chlorpropamide (C10H13ClN2O3S) Tolazamide (C14H21N3O3S) Tolbutamide (C12H18N2O3S) Thế hệ thứ hai: Glibenclamide (C23H28ClN3O5S) Glipizide (C21H27N5O4S) Glimepiride (C24H34N4O5S) Dùng chođái tháođường type 2
Cơ chế: Nhĩm Sulfonylurea cĩ tác dụng kích thích tế bào beta của tuyến tụy
tiết ra insulin. Sulfonylurea chỉ tăng tiết insulin chứ khơng liên quan đến việc tổng
hợp chất này. IV.3.3 Nhĩm Meglitinide Các loại thuốc thường dùng: Nateglinide (C19H27NO3) Repaglinide (C27H36N2O4) Mitiglinide (C38H48CaN2O6.2H2O) Dùng chođái tháođường type 2
Cơ chế: Tương tự nhĩm Sulfonylurea. So với nhĩm này, nhĩm Meglitinide cĩ tác dụng nhanh hơn nhưng thời gian ngắn hơn.
IV.3.4 Nhĩm Biguanide
Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 màăn kiêng và thayđổi nếp sống
vẫn khơng khống chế được glucose huyết
Cơ chế: Metformin ức chế sự thủy phân glycogen thành glucose ở gan, giảm
hấp thụ glucose ở ruột và tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin. Metformin khơng kích thích tiết insulin mà chỉ tăng khả năng dùng insulin.
IV.3.5 Nhĩm Thiazolidinedione (TZD) Các loại thuốc thường dùng:
Troglitazone (C24H27NO5S) Rosiglitazone (C18H19N3O3S) Pioglitazone (C19H20N2O3S)
Cơ chế: Nhĩm TZD làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, tăng khả
năng hấp thụ glucose của tế bào.
IV.3.6 Insulin
Cĩ nhiều loại chế phẩm insulin cĩ thời gian tác dụng thay đổi khác nhau
Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường type 1 do tế bào beta của tuyến tụy bị
thối hĩa, khơng sản xuất ra insulin. Cũng cĩ thể dùng cho đái tháođường type 2 mãn tính, khi thuốc uống khơng hiệu nghiệm.