MỘT SÓ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN HÀ NỘ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội chi nhánh cần thơ trần, thị cẩm hoàng (Trang 82 - 83)

DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI

5.1. NHỮNG MẶT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TÒN TẠI, HẠN CHÉ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

5.1.1. Những mặt đã đạt được

Chi nhánh SHB Cần Thơ có các phòng giao dịch tại đặt tại các quận huyện, thị trấn, thị xã lớn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn, thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi trong khu vực dân cư đông đúc.

Ngân hàng có sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong hoạt động đầu tư tín dụng, nhờ đó mà ngân hàng có thể cho vay thuận lợi.

SHB Cần Thơ có định hướng chiến lược rõ ràng cụ thể trong từng giai đoạn

và điều chỉnh linh hoạt kịp thời phù hợp với tình hình kinh tế trong và ngoài

nước, phù hợp với chính sách tài chính của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời điểm.

Cổ phiếu của SHB đã chính thức được niêm yết giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 20/04/2009 đã tạo tiền đề cho hoạt động kinh doanh của SHB ngày càng phát triển, khách hàng tín nhiệm SHB ngày càng cao.

Hoạt động quảng bá hoạt động kinh doanh và giới thiệu sản phẩm của SHB hội sở được phát triển mạnh, các thông tin, tuyên truyền về tình hình hoạt động của SHB được công bố trên các phương tiện đại chúng một cách rộng rãi và kịp thời đã làm cho thương hiệu của SHB càng trở nên thân thuộc với khách hàng trên cả nước

5.1.2. Những tồn tại và hạn chế

Huy động vốn từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 luôn tăng, nhưng

SHB- CT còn gặp nhiều khó khăn do lãi suất thị trường biến động tăng liên tục đặc biệt là cuối năm 2009 đồng thời chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN lãi

suất cơ bản giảm dẫn đến lãi suất trần giảm làm cho công tác huy động của SHB- CT gặp nhiều khó khăn.

Diến biến tình hình kinh tế phước tạp, giá vàng và đồng dola Mỹ biến động

GVHD: Trương Đông Lộc 69 SVTT: Trần Thị Cắm Hoàng

tăng liên tục, do tâm lý lo bị lạm phát mắt giá của đồng tiền nên rất nhiều khách

hàng hạn chế gửi tiết kiệm đồng thời rút tiền gửi tiết kiệm từ ngân hàng chuyển

qua mua vàng, USD.

Mạng lưới các Phòng giao dịch của SHB- CT còn thưa tập trung chủ yếu tại quận Ninh Kiều. Bên cạnh đó, trong các năm gần đây nhiều ngân hàng mới được thành lập nên cạnh tranh rất khốc liệt về lãi suất huy động.

Nguồn vốn huy động nhàn rỗi từ các TCKT luôn có lãi suất thấp, tiềm năng lớn nhưng SHB — CT chưa phát triển mạnh huy động được mảng này, tỷ lệ còn thấp trong tổng vốn huy động nguyên nhân chính do các dịch vụ kèm theo còn hạn chế, phí cao nên chưa thu hút được.

Công tác cho vay phát triển nhanh nhưng còn thiếu nguồn nhân lực quản lý do đó công việc luôn quá tải đối với nhân viên tín dụng, nên công việc thâm định trước khi cho vay và kiểm tra mục đích sử dụng vốn sau khi vay chưa được chặt

chẽ làm ảnh hưởng chất lượng dư nợ.

Nguồn vốn huy động không đủ để cho vay còn phải nhận vốn vay điều chuyên từ Hội Sở với lãi suất cao.

Phòng quản lý nợ rủi ro, nợ xấu của SHB- CT mới được thành lập đi vào hoạt động năm 2009 nên công tác thu hồi nợ quá hạn chưa cao do còn phải xử những nợ tồn đọng trước đó.

5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

5.2.1. Giải pháp nâng cao nguồn vốn huy động

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trước tiên cần phải chủ động được nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản và đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời của khách hàng. Do đó bản thân ngân hàng phải tự huy động, sau đây là một số giải pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội chi nhánh cần thơ trần, thị cẩm hoàng (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)