Công cụ thực hiện

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH VÔ HIỆU HÓA (Trang 51 - 52)

II. CƠ CHẾ THỰC HIỆN VÔ HIỆU HOÁ TẠI VIỆT NAM

1. Công cụ thực hiện

1.1. Các công cụ trên thị trường mở

Công cụ mà Chính phủ Việt Nam, Chính phủ các nước và kể cả Trung Quốc sử dụng nhiều nhất trên thị trường mở là trái phiếu Chính phủ. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là trái phiếu Chính phủ Việt Nam chưa thể được xem là một công cụ hiệu quả để thực hiện vô hiệu hóa. Ta có thể xem xét tình hình phát hành trái phiếu bằng nội tệ của Chính phủ. Kết quả đấu thầu 2,000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, đấu thầu ngày 21/4/2011 cho thấy tình hình huy động trái phiếu vẫn chưa khởi sắc. Cụ thể, mặc dù lãi suất trần đã được đồng loạt nâng lên trên 12%/năm (tăng 0.5-0.8% so với tháng trước), song chỉ có 651 tỷ đồng trái phiếu được huy động, tương đương tỷ lệ đấu thầu thành công là 32.55%. Nguyên nhân chủ yếu là do mức lãi suất trần Chính phủ đưa ra chưa thực sự hấp dẫn người có nhu cầu mua trái phiếu, cụ thể là mức lãi suất trần người mua trái phiếu đòi hỏi phải cao hơn nhiều mức lãi suất tái chiết khấu hiện nay là 12%, nhưng xem ra vấn đề điều chỉnh lãi suất trái phiếu Chính phủ rất khó để thực hiện vì nhiều nguyên do; trong khi với những dự báo khả quan về sự phục hồi trở lại của thị trường chứng khoán trong năm tới và lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng dao động gần mức 14%, là những kênh huy động vốn hấp dẫn hơn hẳn đối với các nhà đầu tư.

1.2. Các công cụ khi thị trường hoạt động yếu

Đây là các công cụ Việt Nam đang áp dụng trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường chưa phục hồi được sau cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát vẫn tăng cao. Điển hình nhất là lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng dao động trong khoảng 14%, tăng hơn hẳn mức 12.7% /năm. Ngoài ra, còn có thể sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc, nhưng Chính phủ hiện nay chưa thể sử dụng công cụ này vì tình trạng của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nếu tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc vô tình lại gây ra sức ép cho các ngân hàng và đẩy các ngân hàng vào tình trạng khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiện giờ Chính phủ đã thực hiện tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ để tránh việc thất thoát thêm ngoại tệ làm tình hình lạm phát ngày càng trầm trọng hơn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM |

Như vậy, mặc dù có đầy đủ các công cụ để thực hiện vô hiệu hóa nhưng trên thực tế do điều kiện ở Việt Nam còn nhiều khó khăn nên vẫn còn hạn chế trong việc sử dụng các công cụ này; ta chỉ mới có thể áp dụng có giới hạn các công cụ này nhằm khắc phục hậu quả kinh tế là chủ yếu.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH VÔ HIỆU HÓA (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)