Tình hình lạm phát

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH VÔ HIỆU HÓA (Trang 29 - 30)

II. CƠ CHẾ THỰC HIỆN VÔ HIỆU HÓA CỦA TRUNG QUỐC

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng vô hiệu hóa của Trung quốc

4.1. Tình hình lạm phát

Ta theo dõi những số liệu thực tế có được:

Nguồn: http://data.worldbank.org

Hình 7 – Chỉ số lạm phát của Trung Quốc (Giá tiêu dùng, %)

Do tác động của cuộc khủng hoảng Châu Á, lạm phát của Trung Quốc tăng cất cao trong giai đoạn từ 1992 đến 1996, đỉnh điểm là vào khoảng năm 1994 (24.24%) , sau đó nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu hạ nhiệt với tỷ lệ lạm phát 16.90% năm 1995; 8.32% năm 1996; giảm xuống mức -0.84% năm 1998 và từ năm 2000 trở về sau thì dao động trong khoảng từ 1% đến 6%. Có một điều đáng chú ý thông qua những số liệu này, đó là sự ổn định của tỷ lệ làm phát cũng đi kèm với việc gia tăng tích lũy dự trữ của Trung Quốc và phản ứng vô hiệu hóa. Và hai nhà nghiên cứu đã

-5.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 %

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM |

kiểm định sự ảnh hưởng của lạm phát đến vô hiệu hóa ở Trung Quốc, cho ta kết quả sau:

Quan sát cột thứ (3) ta thấy hệ số tương quan dương giữa lạm phát và thay đổi trên lượng tiền tín dụng nội địa ròng là 0.350 cho thấy lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với lượng tiền nội địa gia tăng trong nền kinh tế; khi đưa biến lạm phát vào mô hình thì tỷ lệ thay đổi của tài sản nước ngoài so với lượng tiền cơ sở giảm dần về mặt giá trị tuyệt đối; đặc biệt khi vô hiệu hóa xảy ra thì hệ số lạm phát cũng giảm đi từ 0.816 đến 0.795 và 0.791. Như vậy cho thấy rằng lạm phát và vô hiệu hóa có mối tương quan với nhau và thực tế Trung Quốc đã tiến hành mô hình này vô cùng hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát trong nước; đây cũng là một bài học cho các nước đang phát triển trong việc kiểm soát lạm phát.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH VÔ HIỆU HÓA (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)