II. CƠ CHẾ THỰC HIỆN VÔ HIỆU HÓA CỦA TRUNG QUỐC
6. Tính bền vững trong chính sách vô hiệu hóa của Trung Quốc
Có một câu hỏi được đặt ra là liệu vô hiệu hóa có phải là một chính sách khả thi và đem lại lợi ích trong dài hạn?
Ở Trung Quốc hiện nay có hai vấn đề nổi cộm thường xuyên được nhắc tới song song với thành công của việc vô hiệu hóa là lạm phát và dòng tiền “nóng” liên tục tăng cao gây ra nhiều nguy cơ cho nền kinh tế. Chúng ta sẽ lần lượt phân tích hai vấn đề này cùng sự quan hệ của nó với vô hiệu hóa.
6.1. Dòng tiền nóng ở Trung Quốc
Phần dư thừa của tài khoản vốn tăng thêm rất lớn vì sự gia tăng của các dòng vốn trong danh mục đầu tư cũng như những đầu tư khác (ví dụ như nợ ngắn hạn); gần như phản ánh những kỳ vọng thị trường tăng trưởng của việc sắp đánh giá lại tiền tệ Trung Quốc (ví dụ như việc đầu cơ đồng Nhân Dân Tệ cũng là một hình thức thương mại). Prasad và Wei (2005) đã nhấn mạnh rằng “càng nhiều gia tăng hiện tại trong tích lũy dự trữ thì càng có liên quan tới “dòng tiền nóng” hơn là sự gia tăng trong thặng dư thương mại hay các dòng vốn như là FDI, vốn được xem như là đươc dẫn truyền bởi những yếu tố nền tảng vững chắc”. Goldstain và Lardy (2006) cũng nói thêm rằng, cho dù đã loại trừ tác động của dòng tiền nóng, Trung Quốc thực tế vẫn phải đối mặt với mất cân bằng trong thanh toán.
6.1.1. Ước lượng dòng chảy “tiền nóng” của Trung Quốc
Bởi vì “tiền nóng” chảy nhanh và giám sát khó, không có phương pháp trực tiếp, rành mạch cho việc ước lượng lượng “tiền nóng” chảy vào một nước trong một thời kỳ. Thêm vào đó, một khi một sự ước lượng được thực hiện, lượng “tiền nóng” có thể tăng hoặc giảm bất ngờ, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế chèo lái dòng chảy của vốn. Một cách thông thường ước chừng dòng chảy của “tiền nóng” là trừ đi thặng dư (hay thâm hụt) thương mại của quốc gia và dòng chảy ròng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ sự thay đổi trong dự trữ nước ngoài của quốc gia.
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM |
Nửa đầu năm 2008, dự trữ nước ngoài của Trung Quốc tăng đến 280.6 tỷ USD. Cùng thời kỳ, thặng dư thương mại tích lũy của Trung Quốc là 99 tỷ USD và dòng FDI chảy vào là 52 tỷ USD. Dùng phương pháp trình bày phía trên, Trung Quốc nhận được dòng chảy vào 129.6 tỷ USD “tiền nóng” suốt nữa đầu năm 2008. Theo giám đốc chính thức của “China’s national Bureau of Statistics” Li Deshui, các tổ chức nghiên cứu của Trung Quốc ước lượng khoảng 500 tỷ USD “tiền nóng” tích lũy ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Zhang minh, nhà kinh tế học ở học viện khoa học xã hội Trung Quốc, ước lượng theo như báo cáo 1.75 ngàn tỷ USD “tiền nóng” có thể tích lũy qua 5 năm trước. Một số chuyên gia dự đoán theo như báo cáo rằng lượng “tiền nóng” đổ vào Trung Quốc sẽ tăng tới 650 tỷ USD cho đến cuối năm 2008. Một số nhà phân tích phương Tây cho là những con số của Trung Quốc đánh giá thấp lượng “tiền nóng” vào Trung Quốc bởi vì họ không tính đến những thay đổi trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc, như là tăng dự trữ bắt buộc và tạo ra quỹ tài sản nhà nước Trung Quốc (China’s sovereign wealth fund – SWF), tổ chức đầu tư Trung Quốc. Tính đến những nhân tố khác này, nhà phân tích tài chính người Mỹ Brad Setser ước lượng rằng Trung Quốc nhận trên 400 tỷ USD dòng chảy “tiền nóng” giữa tháng 4/2007 và tháng 3/2008.
6.1.2. Nguyên nhân của dòng “tiền nóng” chảy vào của Trung Quốc Trong khi có một số điều không chắc chắn về lượng “tiền nóng” chính xác chảy Trong khi có một số điều không chắc chắn về lượng “tiền nóng” chính xác chảy vào Trung Quốc, xuất hiện một sự tán thành chung tại sao những nhà đầu cơ chu chuyển vốn vào Trung Quốc. Những nhà phân tích lưu ý hai nhân tố chính; (1) lãi suất tương đối ở Trung Quốc và US; và (2) sự mong đợi của sự đánh giá cao trong tương lai giá trị tiền Trung Quốc, Nhân Dân tệ (RMB).
Năm 2007, lãi suất ở Trung Quốc và US di chuyển theo hường ngược chiều nhau. Dự trữ liên bang US (The U.S. Federal Reserve) hạ thấp tỷ lệ các quỹ liên bang từ mức cao 5.25% trong tháng 6/2007 đến mức thấp hiện tại 2%. Cùng thời kỳ, ngân hàng Nhân Dân Trung Hoa tăng lãi suất một năm làm chuẩn lên tiền gửi từ 2.52% đến 4.14%. Sự đảo chiều trong lãi suất tương đối của hai quốc gia đã tạo nên một sự khuyến khích cho nhà đầu tư di chuyển tiền gửi của họ từ US sang Trung Quốc để hưởng lợi nhuận của lãi suất cao hơn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM |
Thêm vào sự hấp dẫn của chêch lệch lãi suất, nhà đầu cơ di chuyển “tiền nóng” vào Trung Quốc do điều mong đợi chung rằng RMB sẽ tiếp tục đánh giá cao giá trị dựa vào USD và những tiền tệ khác. Ngày 21/7/2005, Trung Quốc thông báo nó ngừng chính sách tỷ giá hối đoái cố định để thực hiện chính sách thả nổi có quản lý cho phép giá trị của RMB dao động trong biên độ được chỉ rõ trên cơ sở hàng ngày. Kể từ đó, cho đến hết ngày 15/7/2008, RMB đánh giá cao giá trị khoảng 21.6%. Hầu hết các nhà phân tích mong đợi Chính phủ Trung Quốc tiếp tục đánh giá cao RMB.
Những ảnh hưởng kết hợp giữa chêch lệch lãi suất và sự đánh giá cao như mong đợi của RMB cung cấp một khuyến khích mạnh mẽ lên dòng “tiền nóng” chảy vào Trung Quốc. Li Yang, một nhà nghiên cứu tài chính ở Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho là “tiền nóng” của nhà đầu cơ có thể thu được tỷ lệ lợi nhuận trên 10% mỗi năm với rủi ro đầu tư nhỏ.
Theo lý thuyết, mặc dù sự mở rộng tự do thị trường vốn gần đây, Trung Quốc vẫn duy trì một số giới hạn đối với dòng ngoại hối và vốn quốc tế, cung cấp cho nó những công cụ khác nhau để ngăn dòng “tiền nóng” không mong muốn chảy vào. Tuy nhiên, nguồn thông tin báo cáo rằng những nhà đầu cơ đang dùng những phương pháp khác nhau để lách luật và quy tắc của Trung Quốc. Theo cuộc khảo sát 200 công ty và 60 cá nhân có thu nhập cao của ngân hàng Deutsche, hơn một nửa “tiền nóng” đến Trung Quốc dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài được kê khai dư hay sai lệch. 11% “tiền nóng” cộng thêm được tạo ra từ kê khai thiếu giá trị nhập khẩu, 10% khác đến từ đánh giá cao xuất khẩu. Nghiên cứu của ngân hàng Deutsche cũng trình báo rằng 5% “tiền nóng” vào Trung Quốc theo đường “người nhận trao đổi tiền ngầm” (dixia qianzhuang). Khoảng bồi thường cho người làm công (lương được gởi đến Trung Quốc từ những người lao động ở nước ngoài và tiền thù lao được trả bởi doanh nghiệp Trung Quốc cho nhân viên nước ngoài làm việc ở Trung Quốc) và chuyển giao vãng lai (gửi tiền di cư, quà, và biếu tặng) có thể là nguồn chính khác của “tiền nóng”.
Theo một số nhà phân tích, chính sách kinh tế của US (và nền kinh tế đình trệ của US) có thể làm thêm trầm trọng vấn đề “tiền nóng” của Trung Quốc, tạo ra tình trạng “tiến thoái lưỡng nan – Catch-22” cho thủ đô Bắc Kinh. Những năm thâm hụt liên bang và lãi suất US tương đối thấp đã góp phần làm suy yếu USD so với nhiều tiền tệ
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM |
(bao gồm RMB) và dòng “tiền nóng” chảy ra từ US. Một công chức của Trung Quốc chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng dười chuẩn của US cũng gây ra dòng “tiền nóng”.
6.1.3. Tác động của “tiền nóng” lên nền kinh tế Trung Quốc
Mối quan tâm chủ yếu ở Trung Quốc đối với sự chảy vào của “tiền nóng” là nó có thể tăng thêm áp lực lạm phát cho Trung Quốc. Tháng 7/2008, Chính phủ báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng đến 7.9% nửa đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 (phần lớn giá cả lương thực), cao hơn nhiều so với mức trần mục tiêu của Chính phủ là 4.8%, và chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng đến 7.6%. Lạm phát cao là vấn đề nghiêm trọng đối với Chính phủ bởi vì mối quan tâm lạm phát nhanh có thể gây nên những phản kháng và sự bất ổn chính trị. Cùng lúc, Chính phủ cần tăng trưởng nhanh để đẩy mạnh việc dùng 27 triệu người tìm việc mới mỗi năm.
Dưới sự kiểm soát của luật Trung Quốc, hầu hết ngoại tệ vào trong nước cần được chuyển đổi thành RMB. Lượng lớn “tiền nóng” gây ra sự tăng nhanh trong cung tiền của Trung Quốc, dẫn đến lạm phát. Chính phủ Trung Quốc nổ lực vô hiệu hóa ngoại tệ bằng cách bán trái phiếu để hút RMB vào lưu thông, nhưng dẫn tới kết quả lãi suất cao hơn thu hút “tiền nóng” nhiều hơn. Trung Quốc cố gắng vô hiệu hóa tác động lạm phát của “tiền nóng” theo nghĩa khác, như đánh thuế hạn ngạch cho vay kênh ngân hàng, tăng tỷ lệ dự trữ của ngân hàng thương mại được yêu cầu duy trì (nó tăng đến 17.5% trong tháng 7/2008 so với 9% trong tháng 1/2007), tăng lãi suất, Chính phủ tiến hành điều chỉnh để giới hạn đầu tư trong lĩnh vực nóng quá mức (như bất động sản và công nghiệp thép), và ấn định giá điều chỉnh lên những sản phẩm chắc chắn (chủ yếu lương thực và năng lượng). Mối quan tâm lớn từ những nhà phân tích Trung Quốc là “tiền nóng” có thể gây ra hiện tượng bong bóng trong thị trường chứng khoán và bất động sản, mặc dù bằng chứng gần đây nói lên “tiền nóng” phần lớn được đưa vào tài khoản ngân hàng.
6.2. Diễn biến thực tiễn
Chính phủ Trung Quốc cuối cùng cũng phải nới lòng việc ghìm giữ Đôla Mỹ và chấp nhận đánh giá lại từ 8.28 thành 8.11 CNY cho 1 USD vào 21-07-2005, và thông báo rằng tiền tệ sẽ được neo giữ theo một rổ tiền tệ. Điều thú vị là Trung Quốc đã trải qua một sự gia tăng mạnh trong thặng dư thương mại liên quan tới tài khoản vốn bất
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM |
chấp việc những kỳ vọng gây áp lực lên đồng CNY vẫn tiếp tục (ví dụ như theo logic, những dòng tiền đầu cơ được kỳ vọng sẽ tăng cao). Mặt khác, sụt giảm thặng dư tài khoản vốn sẽ phát sinh thêm chính sách trong một chừng mực nào đó. Chính phủ đã và đang đẩy mạnh đầu tư xa hơn ở các doanh nghiệp Trung Quốc và nhà đầu tư thuộc cơ quan nội địa và nới lỏng giới hạn đặt lên dòng vốn chảy ra để làm giảm đi áp lực đánh giá cao đồng tiền vì tích lũy dự trữ khổng lồ; đồng thời thắt chặt giới hạn với dòng vốn đi vào chẳng hạn như đánh thuế hạn ngạch với việc vay mượn từ những ngân hàng nước ngoài nằm ở Trung Quốc. Mặt khác, sự gia tăng mạnh trong cán cân tài khoản vãng lai của quốc gia ở một chừng mực nào đó, rất khó để hợp lý hóa.
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM |
CHƯƠNG 3: THỰC TẾ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VÔ HIỆU
HOÁ TẠI VIỆT NAM