Kết quả theo kinh nghiệm

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH VÔ HIỆU HÓA (Trang 40 - 43)

II. CƠ CHẾ THỰC HIỆN VÔ HIỆU HÓA CỦA TRUNG QUỐC

5.2.2.Kết quả theo kinh nghiệm

5. Chi phí và lợi ích vô hiệu hóa tiêu biểu ở Trung Quốc

5.2.2.Kết quả theo kinh nghiệm

Kết quả được trình bày trong bảng bên dưới. Phương trình (7) bao gồm những ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái, nhưng loại trừ trong phương trình (8).

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM |

Lãi suất tiền gửi một năm làm chuẩn: Trong phương trình thứ nhất, hệ số depr âm và có ý nghĩa ở mức 5%. CNY sẽ đánh giá cao dựa vào những tiền tệ khác do lợi nhuận trên tài sản CNY tăng. Trong phương trình thứ hai, lãi tiền gửi chính nó không có ý nghĩa, nhưng thành phần chéo nhau của nó với phát hành trái phiếu thì có ý nghĩa. Có nghĩa là sự gia tăng lãi tiền gởi tạo chi phí cho PBC do nó cần phải trả lãi suất cao hơn cho trái phiếu NHTW của nó. Kết quả của chúng tôi cho thấy khi những biến khác được điều chỉnh, tăng lãi suất tiền gửi 1% sẽ làm cho lợi nhuận của PBC so với tiền giảm đi 5%.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì không có ý nghĩa trong hai hàm hồi quy. Ngụ ý rằng chi phí của PBC do gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc xem như rất nhỏ. Mặc dù PBC trả lãi cho ngân hàng thương mại trên dự trữ tiền gửi, chi phí này không đáng kể so với những công cụ chính sách khác. Mặt khác, ngân hàng thương mại có thể mất đi hiệu quả hoạt động do dự trữ bắt buộc tăng. Nói cách khác, PBC có thể

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM |

chuyển dịch chi phí vô hiệu hóa cho ngân hàng thương mại bẳng cách tăng dự trữ bắt buộc.

Lúc đầu, có thể nghi ngờ phần nào khi quan sát hệ số dương đối với phát hành trái phiếu NHTW. Tuy nhiên, một khi chúng tôi sắp thẳng hàng hệ số của cả trái phiếu và sự tác động với lãi suất tiền gửi của nó, thì hình ảnh rõ hơn. Kết quả cho thấy lãi tiền gửi khoảng 1.5% là điểm hòa vốn. Khi lãi tiền gửi dưới 1.5%, phát hành trái phiếu tạo nên lợi nhuận cho PBC, nhưng khi lãi tiền gửi trên 1.5%, trả lãi trở thành gánh nặng cho PBC.

Hình 2.11 - Lãi suất trong 1 năm của NHND Trung Quốc và Kho Bạc Mỹ (%) Mô tả gần đúng các chi phí tài chính của sự vô hiệu hoá trong trường hợp của Trung Quốc, được đưa ra bởi sự khác biệt về lãi suất giữa tín phiếu của Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc và Kho Bạc Mỹ (chênh lệch là sự khác biệt theo chiều dọc giữa hai đường).3 Quan sát cho thấy sự chênh lệch lãi suất là khả quan, nhưng co lại trong năm 2003 và 2004, và thực sự biến động tiêu cực trong năm 2005, tức Trung Quốc sau đó đã kiếm được tiền trên số dư từ các hoạt động vô hiệu hoá của nước này. Việc thu hẹp các khác biệt này trong những quý gần đây (nó thực sự biến động tích cực một lần nữa vào tháng 12 năm 2007); tuy nhiên, hàm ý rằng chi phí vô hiệu

3Lưu ý rằng việc đại diện này đã bỏ qua những tác động của giá trị đối nghịch từ việc tiếp tục đánh giá cao đồng Nhân Dân Tệ và các đồng tiền của các nước khác trong khu vực Châu Á.

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM |

hóa của Trung Quốc đã tăng lên. Biểu đồ trên mô tả sự thay đổi trong chênh lệch lãi suất của năm quốc gia Châu Á từ tháng 6 năm 2004 và tháng 5 năm 2007, cho thấy rằng chi phí vô hiệu hoá gia tăng ở tất cả các nước này.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH VÔ HIỆU HÓA (Trang 40 - 43)