5. Những đóng góp mới của đề tài
4.2.5. Cải tiến quá trình tổ chức và điều hành công việc
Quản lý và tổ chức điều hành công việc đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thẩm định dự án đầu tƣ. Dù có một quy trình hoàn thiện với phƣơng pháp thẩm định phù hợp, nhƣng nếu nhƣ sự phân công công việc, phối hợp giữa các phòng ban không đƣợc tốt thì điều đó sẽ dẫn tới kết quả của công việc không cao. Nếu phân công chồng chéo thì sẽ dẫn tới lãng phí nguồn lực, ngƣợc lại nếu phân công rời rạc thì sẽ dẫn tới sự thiếu thống nhất, không tập trung đƣợc ý kiến của tất cả tập thể. Do đó để công tác thẩm định đạt đƣợc hiệu quả cao thì ngân hàng MHB Phú Thọ cần phải thực hiện một số biện pháp nhƣ:
- Tổ chức đội ngũ cán bộ thẩm định phải bố trí hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp các cán bộ có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, trách nhiệm làm công việc này. Trong phân công công tác cũng phải căn cứ vào trình độ kinh nghiệm, thế mạnh của từng ngƣời để công tác thẩm định đạt kết quả cao nhất. Nên phân công CBKD giỏi, có kinh nghiệm kèm cặp hƣớng dẫn những cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm từ đó nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên.Nên phân công các CBKD phụ trách khối doanh nghiệp theo ngành nghề, cho cán bộ đi tìm hiểu, học tập về loại ngành nghề đó nhằm tiến tới chuyên môn hoá công tác thẩm định.
- Khi phân công việc cho cán bộ thẩm định cũng phải gắn quyền hạn và trách nhiệm trực tiếp của cán bộ đối với kết quả, chất lƣợng thẩm định. Chi nhánh phải có biện pháp kiểm tra thƣờng xuyên tránh những sai sót và ngăn ngừa những hành vi cố tình làm sai, tránh rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Phải có chính sách ƣu đãi, khen thƣởng thoả đáng đối với cán bộ giỏi, có trách nhiệm, hiệu quả công việc cao và kỷ luật hành vi tiêu cực.
- Đối với những dự án có vốn đầu tƣ lớn, phức tạp chi nhánh nên tổ chức cho nhiều cán bộ cùng thẩm định, có thể hợp tác với các tổ chức kinh tế, cộng tác với các chuyên gia về kỹ thuật, hoặc thuê tƣ vấn. Họ là những ngƣời có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật do đó sẽ đảm bảo cho hoạt động thẩm định có chất lƣợng hơn, từ đó có quyết định đúng đắn cho việc tài trợ.
- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các phòng trong chi nhánh, giữa phòng rủi ro, phòng kinh doanh, phòng marketing và nguồn vốn, để tận dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đƣợc lợi thế của mỗi phòng trong việc thẩm định khách hàng vay vốn. Qua đó, cũng giảm thiểu đƣợc những rủi ro có thể xảy ra do sự cấu kết giữa cán bộ thẩm định với khách hàng.
- Ngoài sự đôn đốc kiểm tra của trƣởng phòng đối với các cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định dự án, cũng cần phải có sự đôn đốc kiểm tra của Ban lãnh đạo, và của tổ kiểm tra trong chi nhánh để từ đó kịp thời phát hiện những sai sót, và có biện pháp phù hợp.
4.2.6. Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro của dự án
Hoạt động thẩm định không thể nói là có chất lƣợng khi dự án sau một thời gian đi vào hoạt động không trả đƣợc nợ. Do đó, công tác thẩm định không chỉ dừng lại ở việc thẩm định dự án và đi đến các quyết định tín dụng, mà cón kéo dài đến giai đoạn sau khi dự án đi vào sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn hiện nay số lƣợng dự án vay vốn ngày càng nhiều, quy mô của dự án ngày càng lớn, tính phức tạp của dự án ngày một tăng, nên khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn. Một thực tế hiện nay phần lớn các thua lỗ của các ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, đứng trƣớc quyết định cho vay cần phải cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro. Trƣớc thực trạng đó, yêu cầu đối với quản lý rủi ro là rất lớn, để thực hiện đƣợc điều đó Ngân hàng cần phải có những biện pháp đảm bảo cho hoạt động thẩm định, và tín dụng có chất lƣợng, nâng cao công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro. Để hạn chế sự phát sinh các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn nợ khó đòi, ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp nhƣ :
- Rủi ro đối với một dự án cần đƣợc phân tích và đánh giá ngay từ giai đoạn thẩm định dự án. Những phƣơng pháp mà các ngân hàng thƣờng dùng để phân tích rủi ro đó là: phƣơng pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu và phƣơng pháp phân tích độ nhạy. Trong đó phƣơng pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu là cộng thêm vào lãi suất một mức bù rủi ro cần thiết, sau đó tính toán lại các chỉ tiêu tài chính NPV, IRR và đƣa ra quyết định dựa trên những tính toán mới này. Ngoài những phƣơng pháp truyền thống trên, ngân hàng có thể sử dụng thêm phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp hệ số tin cậy. Đây là phƣơng pháp điều chỉnh các giá trị dòng tiền dự kiến bằng cách đƣa vào các hệ số điều chỉnh đặc biệt đối với từng thời kỳ thực hiện dự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
án. Các cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào những dự án tƣơng tự đã thực hiện trƣớc để đƣa một hệ số điều chỉnh cho phù hợp với từng loại dự án.
- Ngân hàng có thể nghiên cứu để ban hành các quy định, cẩm nang tín dụng, cẩm nang quản lý rủi ro, để tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ thẩm định, tín dụng khi thực hiện thẩm định cũng nhƣ quản lý dự án. Quy trình phân tích tín dụng, quán lý rủi ro cần đƣợc xây dựng một cách chi tiết và quán triệt xuống từng cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng. Đồng thời cũng cần phải giám sát sự tuân thủ các quy định đó để đảm bảo tính nghiêm minh, cũng nhƣ tính phù hợp của các quy định.
- Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng đƣợc ghi trong các nghị định của Ngân hàng Nhà nƣớc.
- Cần xác định trƣớc những loại rủi ro có thể xảy ra đối với từng nhóm khách hàng, để có sự nghiên cứu phân tích ngay từ khi tiến hành thẩm định và đi đến quyết định cho vay. Đối với các doanh nghiệp, rủi ro chủ yếu xảy ra là do những tác động của thị trƣờng nhƣ: giá hàng bán giảm sút, giá nguyên vật liệu tăng, thiên tai, cạnh tranh. Ngân hàng cần thu thập thông tin cả trong quá khứ lẫn tƣơng lai về doanh nghiệp, đồng thời cũng luôn tìm hiểu về thị trƣờng của doanh nghiệp để có những đánh giá phù hợp. Cần xem xét tới những tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng khi cho vay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Trong quá trình hình thành và phát triển của các Ngân hàng thƣơng mại nói chung và Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) Chi nhánh Phú Thọ nói riêng, chất lƣợng của các khoản vay luôn là vấn đề quan trọng đặt ra và đƣợc sự quan tâm đặc biệt của ban lãnh đạo và những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng. Để có đƣợc chất lƣợng các khoản vay tốt nhất chúng ta cần tìm ra các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tƣ cho vay để lựa chọn đƣợc những dự án đầu tƣ có hiệu quả cao nhất.Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện chất lƣợng thẩm định các dự án đầu tƣ của khách hàng để phát huy chất lƣợng các khoản vay là hết sức cần thiết đối với các Ngân hàng thƣơng mại nói chung và Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) Chi nhánh Phú Thọ nói riêng
Luận văn đã làm rõ một số nội dung cơ bản:
- Nêu những vấn đề cơ bản về công tác thẩm định các dự án đầu tƣ cho vay. - Luận văn đã phân tích làm rõ đƣợc thực trạng chất lƣợng các khoản vay có hiệu quả hay chƣa hiệu quả thông qua công tác thẩm định các dự án đầu tƣ trƣớc khi cho vay tại Ngân hàng MHB Chi nhánh Phú Thọ.Từ đó rút ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc, tồn tại, và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó.
- Trên cơ sở phân tích các thực trạng đó để khắc phục những tồn tại đó, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tƣ trƣớc khi cho vay giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt đƣợc chất lƣợng cao.
Trong quá trình nghiên cứu mặc dù cố gắng rất nhiều nhƣng do trình độ nhận thức còn hạn chế, tác giả mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp các thầy cô, đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn và sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô hƣớng dẫn đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn ./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thƣờng niên của một số ngân hàng thƣơng mại cổ phần các năm 2009, 2010, 2011, 2012,2013.
2. Chƣơng trình kinh tế FULBRIGHT (2005), Thẩm định dự án đầu tƣ, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Thái Bá Cẩn (2009), Giáo trình dự án đầu tư, NXB Giáo dục
4. Phạm Xuân Giang (2010), Lập thẩm định và quản trị dự án đầu tư, Nxb Tài chính, Hà Nội
5. Đinh Thế Hiển (2008), Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Tô Ngọc Hƣng, Nguyễn Nhƣ Minh (2006), Tài trợ dự án, Nxb Thống kê, Hà Nội. 7. Lƣu Thị Hƣơng (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nxb Tài chính, Hà Nội. 8. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
9. Mishkin, S. F. (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
10.Nguyễn Bạch Nguyệt(2012), Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
11. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2002 ), Cẩm nang tín dụng.
12. Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
13. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP Ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
14. Quy chế cho vay đối với khách hàng của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng ngoại thƣơng, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng đầu tƣ và phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16. Tạp chí thị trƣờng tài chính tiền tệ.
17. Thông tƣ 03/2009/TT-BXDngày 26 tháng 03 năm 2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
18. Trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân(2012), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội.
19. Tập thể tác giả giáo trình, Tín dụng ngân hàng (2001), Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 20. Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam (2010), hƣớng dẫn nghiệp vụ cho
cán bộ tín dụng.
21. Phạm Thanh Tuấn (2012), Thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Trƣờng Đại học Kinh tế, Luận văn Thạc sĩ ngành Tài chính và Ngân hàng.
22. http://dl.vnu.edu.vn
23. www.mof.gov.vn