Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8 DD đến chất lượng hạt lạc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phun chế phẩm atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất và phẩm chất cây Lạc (Arachis hypogaea L.) (LV00771) (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu

2.2.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8 DD đến chất lượng hạt lạc

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 29

a. Hàm lƣợng vitamin C (theo mô tả trong tài liệu của tác giả Phạm Thị Trân Châu, 1997) [2]

Nguyên tắc:

Dựa vào tính chất khử của axit ascorbic đối với các chất màu để định lượng vitamin C trong nguyên liệu.

Hóa chất

Lạc thu thập từ các công thức thí nghiệm, HCl 2%, tinh bột 0,5%, I2 0,01N Dụng cụ, thiết bị:

- Cối chày sứ, cốc thủy tinh, bình định mức, pipet, buret…

Cách tiến hành:

- Cho vào cối sứ 2g nguyên liệu và 10ml HCl 2%, nghiền nhỏ, chắt nước chiết sang cốc (V=50ml). Cho thêm 10ml HCl2% vào cối sứ tiếp tục nghiền, chắt nước trong sang cốc. Lặp lại lần thứ 3, kết thúc quá trình chiết rút. Dùng 10ml HCl 2% tráng lại cối chày sứ.

- Chuyển toàn bộ dịch chiết và dịch tráng cối chày sứ sang bình định mức (V=50ml), dùng nước cất dẫn đến mức của bình.

- Để bình định mức trong bóng tối khoảng 10 phút để cho lượng axit ascorbic có trong nguyên liệu hòa tan hoàn toàn, lọc lấy dịch trong. Lấy 10ml dịch lọc cho vào bình nón (V=100ml), thêm vào đó 10 giọt hồ tinh bột 0,5%, lắc nhẹ.

- Dùng I2 0,01N chuẩn độ đến khi dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh lam nhạt là được.

Cách tính hàm lượng vitamin C:

C f

V .V.0,00088.100

X= (%)

V .g

Trong đó:

X: hàm lượng vitamin C có trong nguyên liệu (%).

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 30

VC: số ml I2 0,01N chuẩn độ.

Vf: số ml dung dịch mẫu đem phản ứng (10ml).

V: dung tích mẫu pha loãng (50ml).

g: số gam nguyên liệu đem phân tích (2g).

0,00088: số gam vitamin C tương đương với 1ml I2 0,01N.

b. Xác định hàm lượng đường khử bằng phương pháp vi phân tích (theo mô tả trong tài liệu của tác giả Nguyễn Văn Mã, 2012) [19]

Nguyên tắc:

Trong môi trường kiềm, đường khử kaliferixianua thành kaliferoxianua. Với sự có mặt của gelatin, kaliferoxianua kết hợp với sắt sunfat axit tạo thành phức chất xanh bền.

Hóa chất

- Dịch chiết từ mẫu hạt lạc: cân 1g mẫu, nghiền kĩ trong 10ml nước cất, li tâm 7.000 vòng/15 phút. Thu dịch trong phía trên để phân tích.

- Dung dịch kaliferixianua: hòa tan 1,65g K3Fe(CN)6 và 10g Na2CO3trong 1000ml nước cất. Bảo quản trong lọ thủy tinh màu nâu.

- Dung dịch sắt sunfat axit: hòa tan 1g Fe2(SO4)3 trong 10ml H2SO4 đặc.

Đổ từ từ dung dịch vào nước cất có sẵn trong bình định mức, pha loãng đến mức 1000ml.

- Gelatin 10%: cân 10g gelatin với 100ml nước cất, để lên máy gia nhiệt ở nhiệt độ 500C để hòa tan gelatin.

- Dung dịch sắt sunfat axit gelatin: trộn lẫn dung dịch sắt sunfat axit với gelatin 10% theo tỉ lệ 20:1. Hỗn hợp chỉ sử dụng trong ngày.

Dụng cụ, thiết bị:

- Cối chày sứ, cốc thủy tinh, bình định mức, pipet…

- Máy li tâm - Máy gia nhiệt

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 31

- Máy quang phổ tử ngoại khả kiến UV-vis Shimadzu 2450 (Nhật Bản),…

Cách tiến hành:

- Cho vào ống nghiệm 2ml dịch chiết đường và 2ml dung dịch kaliferixianua khuấy đều, đun sôi trong 15 phút, vừa đun vừa khuấy.

- Sau đó để nguội, thêm vào ống 4ml dung dịch sắt sunfat axit gelatin, khuấy đều, dẫn nước đến mức 30ml.

- Đo cường độ màu dung dịch trên máy UV-Vis 2450 Shimadzu (Nhật Bản) tại bước sóng 585nm.

- Hàm lượng đường khử trong dung dịch đường suy ra từ đường chuẩn glucoz.

Cách dựng đường chuẩn glucoz:

- Lấy 5 ống nghiệm đánh số thứ tự từ 1 đến 5, cho vào từng ống khối lượng đường tương ứng như sau: 20, 40, 60, 80, 100mg trong 2ml dung dịch.

- Sau đó tiến hành tương tự như ống thí nghiệm, so màu, xác định OD585nm.

- Dựng đồ thị chuẩn - Kết quả đồ thị chuẩn:

Bảng 2.1. Bảng nồng độ glucoz và giá trị OD585nm

OD Nồng độ (àg/ml)

0,98 20

1,03 40

1,04 60

1,11 80

1,13 100

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 32

Hình 2.1 Biểu đồ biểu diễn đường chuẩn đường glucoz - Phương trình đường chuẩn:

Y = 503,9.X - 473,2 (R2 = 0,957)

Trong đó: Y là nồng độ glucoz (mg/ml), X là giá trị OD tương ứng - Hàm lượng đường khử:

Y(mg/ml).V(ml) HLĐK=

W(g)

Trong đó: V là thể tích mẫu (30ml) W là số gam mẫu (1g)

c. Hàm lượng protein được xác định theo phương pháp của Bradford (theo mô tả của tác giả Nguyễn Văn Mã, 2012) [19]

Phương pháp xây dựng đường chuẩn protein

- Chuẩn bị 6 ống nghiệm sạch khô, cho vào lần lượt các ống lượng dung dịch albumin huyết thanh bũ tương đương là: 1; 2,5; 5; 10; 15; 20àl, thờm nước đến 200àl.

- Cho thêm 2ml thuốc thử bradford, lắc đều, sau 2 phút đo OD ở bước sóng λ=595nm.

- Dựng đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa OD và nồng độ protein.

Nồng độ protein và mật độ quang học được trình bày trong bảng 2.

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 33

Bảng 2.2. Bảng nồng độ protein và giá trị OD

Nồng độ (àg/ml) OD

5 0,03

12,5 0,07

25 0,10

50 0,18

75 0,24

100 0,32

Dựng đồ thị biểu diễn và lập đường chuẩn protein bằng phần mềm Excel.

Hình 2.2. Biểu đồ biểu diễn đường chuẩn protein

Trong đú: x là nồng độ protein (àg/ml), y là giỏ trị OD tương ứng với nồng độ x.

 Cách tiến hành:

- Cân 0,1g mẫu nghiền với 5ml dung dịch đệm PBS 1X, li tâm 12000 vòng/phút trong 15 phút ở 40C.

- Lấy 5àl + 195àl + 2àl thuốc nhuộm để 3 phỳt và đem đo mật độ quang học ở bước sóng λ= 595nm trên máy UV - 2450 (Shimadzu, Nhật Bản) - Hàm lượng protein tính toán theo công thức sau:

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 34

X.V.df HL protein (μg/g) =

p

Trong đú: X: nồng độ protein (àg/ml), V: thể tớch dịch chiết (ml), df: hệ số pha loãng, P: trọng lượng mẫu (g).

d. Hàm lƣợng lipit (theo mô tả trong tài liệu của tác giả Nguyễn Văn Mã, 2012) [19]

Thiết bị, vật liệu: cân, tủ lạnh, máy li tâm, tủ sấy, eppendorf, dung dịch petrolium ether, mẫu.

Cách tiến hành:

- Mẫu hạt được sấy khô, bóc vỏ và nghiền mịn.

- Cân 0,5g mẫu cho vào các ống eppendorf, mỗi mẫu được nhắc lại 3 lần.

- Cho 1,5ml petrolium ether vào mỗi ống eppendorf, lắc đều để lạnh 40C trong vòng 24 giờ, đem li tâm 12000 vòng/phút trong 20 phút, chắt bỏ dịch và lặp lại thí nghiệm 3 lần.

- Mẫu sau cùng được sấy khô trong eppendorf ở 700C đến khối lượng không đổi rồi cân mẫu.

Cách tính hàm lượng lipit (X tính theo %):

X(%) = A-B.100%

A

A - khối lượng mẫu ban đầu (0,5g) B - khối lượng mẫu sau khi loại lipit.

Khối lượng mẫu sau khi loại lipit (B)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phun chế phẩm atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất và phẩm chất cây Lạc (Arachis hypogaea L.) (LV00771) (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)