Ảnh hƣởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lạc L

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phun chế phẩm atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất và phẩm chất cây Lạc (Arachis hypogaea L.) (LV00771) (Trang 57 - 59)

- Diện tích lá: được xác định nhờ máy quét lá qua các giai đoạn sinh trưởng,

5 ngày 10 ngày 1 ngày 20 ngày

3.3. Ảnh hƣởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lạc L

năng suất và năng suất giống lạc L14

Năng suất là kết quả tổng hợp các quá trình sinh lí trong cây và chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong (đặc điểm di truyền của giống và các quá trình sinh lí trong cây) cũng như các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, nước…. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phun chế phẩm kích thích ra lá đến số lượng quả/cây, quả chắc/cây, khối lượng quả/cây, khối lượng 100 hạt/ và năng suất thực tế được thể hiện qua bảng 3.12 và hình 3.12.

Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lạc L14

Công thức Phun lần 1 Tổng số quả (1cây) Quả chắc (1cây) KL quả/cây (g) K.L 100 hạt (g) NSTT (kg) (360m2) ĐC 38,8 32,3 103,3 50,0 120,8 KTRL 40,4 36,4 110,1 51,1 129,7 % so ĐC 104,2 112,8 106,6 102,3 107,4 Công thức Phun lần 2 Tổng số quả (1cây) Quả chắc (1cây) KL quả/cây (g) K.L 100 hạt (g) NSTT (kg) (360m2) ĐC 42,0 38,0 100,2 55,0 120,7 KTRL 43,1 39,7 105,5 55,0 128,7 % so ĐC 102,5 104,7 105,3 100,0 106,3

Kết quả bảng 3.12 và hình biểu đồ 3.12 cho thấy giữa công thức TN và ĐC đều có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể: Tổng số quả/cây ta thấy ở cả phun lần 1 và 2 đều cao hơn so với ĐC (lần lượt là 104,2% và 102,5% so với ĐC). Số quả chắc/cây ở phun lần 1 đạt 112,8% so với ĐC còn ở phun lần 2 đạt 104,7%. Khối lượng quả/cây ở phun lần 1 là 106,6% so với ĐC còn ở phun

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 58

lần 2 là 105,3% so với ĐC. Khối lượng 100 hạt ở phun lần 1 đạt 102,3% so với ĐC còn ở phun lần 2 không có sự thay đổi so với ĐC.

Năng suất thực thu khi sử dụng chế phẩm Atonik phun lên lá cho giống lạc L14 lần 1 và lần 2 đều cao hơn ĐC. Cụ thể phun lần 1 năng suất tăng 7,4%; phun lần 2 tăng 6,3% so với ĐC. Theo chúng tôi nguyên nhân tăng năng suất ở các công thức thí nghiệm so với ĐC là do chế phẩm Atonik 1,8DD đã giúp cho cây lạc sinh trưởng tốt, tăng khả năng quang hợp, tăng tích lũy sinh khối dẫn đến tăng dòng sản phẩm quang hợp được tích lũy nhiều trong quả, đặc biệt tỷ lệ quả chắc tăng từ 4,7% (phun lần 1) đến 12,8% (phun lần 2).

Hình 3.12. Ảnh hƣởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lạc L14

Việc sử dụng chế phẩm Atonik 1,8DD dùng kích thích ra lá, làm tăng các quá trình sinh lí, tích lũy sinh khối và tăng năng suất cây trồng cũng đã được khẳng định trên các đối tượng là cây ớt, đậu tương... Tuy nhiên, chế

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 59

phẩm có ảnh hưởng đến phẩm chất hạt hay không chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu như hàm lượng lipit; protein tổng số; đường khử và vitamin C.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phun chế phẩm atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất và phẩm chất cây Lạc (Arachis hypogaea L.) (LV00771) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)