CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến các chỉ tiêu quang hợp
3.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng diệp lục tổng số giống lạc L14
Diệp lục là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến khả năng quang hợp và sự tích luỹ các chất khô trong cây, vì vậy để tìm hiểu ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra lá đến hàm lượng diệp lục tổng số chúng tôi tiến hành phân tích và kết quả được trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.7.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lƣợng diệp lục tổng số giống lạc L14
Đơn vị: SPAD Công thức
Phun Lần 1 5 ngày
X±m
10 ngày X±m
15 ngày X±m
20 ngày X±m ĐC 37,71 ± 2,22 41,87 ± 1,45 38,20 ± 1,71 41,63 ± 2,10 KTRL 41,87 ± 1,45 45,43 ± 1,64 40,07 ± 1,54 41,87 ± 1,45
% so ĐC 111,0 108,5 104,9 100,6
Công thức Phun Lần 2
ĐC 38,91 ± 1,54 38,20 ± 1,71 37,49 ± 1,30 39,96 ± 3,40 KTRL 42,86 ± 1,82 41,65 ± 1,56 39,58 ± 2,22 42,0 ± 1,72
% so ĐC 110,2 109,0 105,6 105,1
Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 49
Hình 3.7. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lƣợng diệp lục tổng số của giống lạc L14
Phân tích kết quả bảng 3.7 và hình 3.7 chúng tôi thấy: dùng chế phẩm Atonik 1,8DD phun lên lá đã có ảnh hưởng tốt đến khả năng tổng hợp diệp lục trong lá. Tuy nhiên, mức độ tăng hàm lượng diệp lục ở các công thức TN đều giảm dần từ sau khi phun 5 ngày đến 20 ngày.
Ở lần phun 1 hàm lượng diệp lục ở các công thức TN cao hơn ĐC từ 4,9% (sau phun 15 ngày) đến 11% (sau phun 5 ngày). Sau 20 ngày phun giữa công thức TN và ĐC không còn sự khác biệt lớn.
Ở lần phun 2 cũng tương tự như phun lần 1 hàm lượng diệp lục ở công thức thí nghiệm
ngày
Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 50
3.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang của diệp lục
3.2.2.1. Huỳnh quang ổn định F0
Cường độ huỳnh quang ổn định F0 phản ánh sự mất đi năng lượng kích thích bằng bức xạ trong khoảng thời gian vận chuyển chúng về tâm phản ứng PSII ở trạng thái “mở”. Kết quả đo huỳnh quang ổn định (F0) sau hai lần phun được trình bày ở bảng 3.8 và hình 3.8.
Kết quả phân tích bảng 3.8 và hình 3.8 cho thấy, chỉ số của huỳnh quang ổn định biến động giữa công thức thí nghiệm so với đối chứng. Cụ thể trong lần phun 1 huỳnh quang ổn định tăng mạnh nhất ở sau phun 15 ngày (108,3% so với ĐC), giảm ở sau phun 10 ngày và 20 ngày (lần lượt là 97,2%
và 98,7% so với ĐC) và ở sau phun 5 ngày không có sự khác biệt giữa công thức ĐC và TN. Trong phun lần 2 huỳnh quang ổn định tăng sau phun 10 ngày và 15 ngày (lần lượt là 106,2% và 110,2% so với ĐC), giảm ở sau phun 5 ngày và 20 ngày (lần lượt là 98,6% và 99,3% so với ĐC). So sánh giữa hai lần phun ta thấy sự tăng và giảm là không đáng kể. Chứng tỏ chế phẩm kích thích ra lá có ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy quang hợp.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang F0 của giống lạc L14
Công thức
Phun lần 1 5 ngày
X±m
10 ngày X±m
15 ngày X±m
20 ngày X±m ĐC 292,57 ± 1,82 256,71 ± 7,43 249,86 ± 2,74 283,71 ± 2,41 KTRL 292,57 ± 1,82 249,57 ± 9,43 255,60 ± 7,02 280,86 ± 2,74
% so ĐC 100,0 97,2 102,3 98,7
Công thức Phun lần 2
ĐC 262,00 ± 5,39 338,43 ± 4,98 251,85 ± 6,27 262,14 ± 5,26 KTRL 258,32 ± 4,26 349,25 ± 6,22 252,35 ± 4,13 260,31 ± 7,43
% so ĐC 98,6 103,2 100,2 99,3
Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 51
Hình 3.8. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang F0 của giống lạc L14
3.2.2.2. Huỳnh quang cực đại Fm
Huỳnh quang cực đại Fm là giá trị đo được khi toàn bộ các tâm phản ứng ở trạng thái “đóng”. Kết quả ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra lá đến huỳnh quang cực đại Fm được thể hiện trong bảng 3.9 và hình 3.9
Qua bảng 3.9 và hình 3.9 cho thấy, sau phun lần 1 và 2 thì giá trị huỳnh quang có sự khác biệt rõ rệt giữa công thức TN và ĐC. Cụ thể ở phun lần 1 thì giá trị huỳnh quang Fm đều tăng sau các ngày phun (dao động từ 103,7 đến 106,9% so với ĐC). Trong phun lần 2 thì giá trị huỳnh quang Fm cũng tăng sau các ngày phun (dao động từ 101,7 đến 110,2% so với ĐC). So sánh giữa phun hai lần ta thấy có chung một kết quả là giá trị huỳnh quang Fm tăng mạnh nhất là sau 10 ngày phun.
ngày
Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 52
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang Fm của giống lạc L14
Công thức
Phun lần 1 5 ngày
X±m
10 ngày X±m
15 ngày X±m
20 ngày X±m ĐC 1259,8 ± 9,88 1215,0 ± 16,17 1280,4 ± 21,08 1299,2 ± 20,56 KTRL 1315,2 ± 3,76 1368,7 ± 7,92 1327,7 ± 7,93 1365,4 ± 21,08
% so ĐC 104,4 106,9 103,7 105,1
Công thức Phun lần 2
ĐC 1311,8 ± 14,83 1343,5 ± 25,01 1302,1 ± 18,71 1299,2 ± 20,56 KTRL 1334,1 ± 28,66 1480,5 ± 11,40 1347,6 ± 28,66 1355,1 ± 14,83
% so ĐC 101,7 110,2 103,5 104,3
Hình 3.9. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang Fm của giống lạc L14
ngày
Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 53
3.1.2.3. Hiệu suất huỳnh quang biến đổi Fvm
Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra lá đến huỳnh quang hữu hiệu Fvm giống lạc L14 được thể hiện trong bảng 3.10 và hình 3.10.
Kết quả ở bảng 3.10 và biểu đồ hình 3.10 cho thấy, khi phun chế phẩm kích thích ra lá ở các lần phun khác nhau đều làm hiệu suất huỳnh quang biến đổi tăng. Cụ thể, ở phun lần 1 giá trị huỳnh quang biến đổi tăng (từ 100,1 đến 105,4% so với ĐC), và tăng cao nhất sau phun 10 ngày (105,4% so với ĐC).
Trong phun lần 2 giá trị huỳnh quang cũng tăng sau các ngày phun (dao động từ 101,8% đến 106,3%) và tăng cao nhất sau phun 10 ngày (106,3% so với ĐC).
Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 54
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang hữu hiệu Fvm giống lạc L14
Công thức
Phun lần 1 5 ngày
X±m
10 ngày X±m
15 ngày X±m
20 ngày X±m ĐC 0,771 ± 0,12 0,771 ± 0,04 0,787 ± 0,01 0,782 ± 0,01 KTRL 0,806 ± 0,01 0,811 ± 0,02 0,821 ± 0,02 0,782 ± 0,02
% so ĐC 104,6 105,4 104,4 100,1
Công thức Phun lần 2
ĐC 0,797 ± 0,03 0,767 ± 0,02 0,776 ± 0,02 0,776 ± 0,03 KTRL 0,839 ± 0,03 0,815 ± 0,12 0,804 ± 0,05 0,789 ± 0,06
% so ĐC 105,3 106,3 103,7 101,8
Hình 3.10. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang hữu hiệu Fvm của giống lạc L14
ngày
Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 55