Những hạn chế

Một phần của tài liệu thực trạng và tính cấp thiết của việc nâng cao khả năng tin học của sinh viên học viện chính sách và phát triển (Trang 36 - 38)

6. Cấu trúc bài nghiên cứu

2.3.2Những hạn chế

Trên thực tế qua điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn một số sinh viên thu được kết quả là mặc dù kết quả học tập môn Tin học khá cao tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế thì rất nhiều bạn còn có phần lúng túng và chưa thể áp dụng những kiến thức đã được học . Đó cũng chính là lý do tôi đã tiếp tục đưa ra thêm câu hỏi trong phần bảng hỏi cho sinh viên để có thể hiểu rõ được nguyên nhân của tình trạng này và từ đó có thể nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan nhất để đưa ra những giải pháp đề xuất nhằm khắc phục tình trạng này.

Qua việc tổng hợp phản hồi của sinh viên, trong đó có một số những hạn chế còn tồn tại trong cách thức giảng dạy và cơ sở vật chất của Học viện như sau:

 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được so với nhu cầu hiện tại

 Thời lượng giành cho thực hành còn ít

 Giảng viên chưa thực sự hứng thú với việc giảng dạy

 Phần mềm không có bản quyền và lỗi thời

 Bài tập còn mang tính lý thuyết nhiều

 Kiến thức trong giáo trình đã lỗi thời

Về phía sinh viên, trong quá trình học tập tại học Viện, tôi cũng nhận thấy rằng có những sinh viên chưa ý thức được mức độ ý nghĩa của Tin học đối với họ và từ đó thì họ chưa có tinh thần học tập đối với môn học, không chủ động tích cực tìm tòi học

27 hỏi và sáng tạo. Cá biệt có những sinh viên học môn Tin học với thái độ chưa đúng đắn, chỉ học để đối phó, học để có thể đạt mức điểm đạt là đủ.

Bên cạnh đó, là một Học viện mới được thành lập và đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, chúng ta còn đang thiếu những quy định về chuẩn đầu ra đối với sinh viên. Hầu hết những trường đại học lớn trong khối ngành về kinh tế như: Kinh Tế Quốc Dân, Học Viện Tài Chính, Học Viện Ngân Hàng, Đại Học Kinh Tế, Đại Học Thương Mại, Đại Học Ngoại Thương đều đã xây dựng những bộ quy định về chuẩn đầu ra cho sinh viên khá chi tiết và đặc biệt nhấn mạnh đến chuẩn đâu ra về những kĩ năng của sinh viên mà trong đó có bao gồm cả tin học. Những chuẩn đầu ra này đã được nghiên cứu và soạn thảo hết sức gắn liền với thực tế đòi hỏi của thị trường lao động hiện nay. Điều này cũng góp phần rất quan trọng trong việc định hướng cho sinh viên để có thể tạo động lực học tập cũng như tiến gần hơn tới những cánh cửa cơ hội của nhà tuyển dụng. Thêm vào đó thì qua nghiên cứu khung chương trình giảng dạy của Học viện, có thể thấy rằng thời lượng giành cho đào tạo Tin học còn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 2% và chưa có những môn học liên quan tới Tin học ứng dụng cũng như Tin học liên quan đến các kĩ năng, nghiệp vụ công việc của từng ngành nghề được đào tạo.

28

Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP VÀ ỨNG DỤNG CỦA MÔN TIN HỌC

Một phần của tài liệu thực trạng và tính cấp thiết của việc nâng cao khả năng tin học của sinh viên học viện chính sách và phát triển (Trang 36 - 38)