Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Xét xử án hành chính qua thực tiễn tỉnh Lào Cai Luận văn ThS. Luật (Trang 33 - 37)

Mô hình tài phán hành chính ở Việt Nam không theo mô hình của các quốc gia thuộc hệ thống Anglo-Saxon, cũng không hoàn toàn giống các quốc gia thuộc hệ thống Châu âu lục địa. Chúng ta thừa nhận cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính bằng thủ tục tố tụng, tuy nhiên không thành lập một hệ thống Tòa án hành chính độc lập mà thành lập các Tòa hành chính với tư cách là tòa chuyên trách thuộc hệ thống Tòa án nhân dân. Hơn nữa vấn đề tài phán hành chính và Toà án hành chính là vấn đề còn mới đối với Việt Nam hiện nay nên việc thiết lập hệ thống các cơ quan tài phán hành chính đặt ra

28

nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn cần nghiên cứu; điều đó đòi hỏi phải tính đến kinh nghiệm của các nước có nền tài phán hành chính phát triển, tuy nhiên quan niệm về tài phán hành chính trên thế giới là quan niệm hêt sức phong phú nhưng đôi khi chưa có sự đồng nhất. Chính vì vậy, việc tìm hiểu kinh nghiệm của các nước cũng cần tham khảo có chọn lọc cho phù hợp với bối cảnh và đặc điểm văn hóa pháp lý truyền thống của Việt Nam.

-Kinh nghiệm về mô hình Tòa hành chính:

Trước đây, chúng ta chịu ảnh hưởng nhiều từ Liên Xô và các nước Đông Âu nên đã không thừa nhận khiếu kiện hành chính cũng đồng nghĩa với việc không thừa nhận việc cá nhân công dân kiện cơ quan công quyền. Từ ngày 01/7/1996 với sự ra đời của Tòa Hành chính nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân đã đánh dấu sự trưởng thành của nền lập pháp Việt Nam. Việc tổ chức Toà án hành chính để xét xử những khiếu kiện hành chính đảm bảo xét xử nhanh chóng, có hiệu quả để củng cố lòng tin của nhân dân đối với chính quyền đồng thời góp phần chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng trong bộ máy hành chính nhà nước. Trong tổ chức hệ thống tòa án, Việt Nam không chọn mô hình Tòa án giống Pháp hay Đức mà chọn mô hình trung gian, nghĩa là thành lập tòa hành chính trong tòa án nhân dân có chức năng xét xử các khiếu kiện hành chính. Bởi đối với mô hình “lưỡng hệ tài phán” [40, tr31]

khó khăn kể đến là việc lựa chọn các Thẩm phán; Thẩm phán phải hiểu biết sâu sắc hoạt động hành chính công nhưng lại phải độc lập với cơ quan hành chính và rất dễ xảy ra tình trạng tranh chấp về thẩm quyền giữa toà án hành chính và toà án tư pháp. Đối với mô hình “nhất hệ tài phán” [40, tr31] thì dễ dẫn đến tính trạng Tòa án tư pháp chỉ lo bảo vệ quyền của cá nhân là không để ý đến nhu cầu và lợi ích chung mà cơ quan hành chính phải thực hiện. Tuy nhiên những ưu điểm của hai mô hình trên cũng được nhà nước ta nghiên cứu và tiếp nhận để hoàn thiện hơn trong việc xây dựng, kiện toàn hệ thống tòa án nói

29

chung và tòa hành chính nói riêng; đó là cần có lộ trình thích hợp đào tạo Thẩm phán có kiến thức chuyên sâu về xét xử hành chính nhưng cũng có sự am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước để đảm bảo việc giải quyết các khiếu kiện hành chính một cách hiệu quả nhất như ở Pháp. Theo ý kiến tác giả, do tính đặc thù về chủ thể của khiếu kiện hành chính nên cần xây dựng mô hình Tòa hành chính độc lập với cơ quan quản lý hành chính nhà nước, có lộ trình đào tạo Thẩm phán chuyên sâu về xét xử hành chính, có cơ chế hữu hiệu đảm bảo tính độc lập cho Tòa án là mục tiêu quan trọng cải cách nền tư pháp Việt Nam.

-Kinh nghiệm về phạm vi xét xử vụ án hành chính

Tòa án có thể xem xét tính hợp pháp của các quy phạm pháp luật hành chính, như trường hợp ở Pháp, các tòa án có thể phán quyết từ những quyết định nhỏ nhất của chính quyền địa phương đến các Nghị định được ban hành bởi Tổng thống, ngoại trừ những văn bản đặc biệt của Chính phủ [35]. Trước đây pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của Việt Nam quy định 22 loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, việc quy định theo phương pháp liệt kê đã làm hạn chế quyền khởi kiện của người dân, bởi trong thực tế có rất nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính người dân muốn khởi kiện nhưng nếu không thuộc 22 loại việc quy định tại Điều 11 thì họ không thể khởi kiện ra tòa hành chính. Luật TTHC năm 2010 đã sử dụng phương pháp loại trừ để mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án đối với các khiếu kiện hành chính. Việc quy định theo phương pháp loại trừ cũng phù hợp với nguyên tắc được làm tất cả những gì pháp luật không cấm đáp ứng được nhu cầu cải cách tư pháp; bảo đảm tốt hơn các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên trong tương lai, có thể nghiên cứu mở rộng phạm vi xét xử của Tòa hành chính đến những quyết định quy phạm để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

30

-Về quyền hạn của Tòa án khi xét xử hành chính:

Tòa hành chính ở đa số các quốc gia trên thế giới (Pháp, Đức..) thường có thể xem xét tính hợp pháp của các quyết định, hành vi công quyền bất kể khi nào khi có yêu cầu khởi kiện mà không cần trải qua giai đoạn tiền tố tụng [22]. Đây là một điểm tiến bộ rất đáng học tập, trước đây Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của Việt Nam quy định thủ tục khiếu nại trước khi khởi kiện đến Tòa án; quy định này đã trở thành rào cản, gây khó khăn cho người khởi kiện. Luật TTHC 2010 đã sửa đổi nội dung này theo hướng không quy định thủ tục tiền tố tụng như trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, quy định này đã khắc phục những hạn chế, bất cập trước đó, số lượng các vụ án hành chính tăng lên nhanh chóng do những quy định về điều kiện khởi kiện đã thuận lợi hơn trước. Người khởi kiện cũng có quyền lựa chọn khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa để giải quyết vụ án hành chính.

Liên quan đến nội dung bản án hành chính, luật ở Pháp, Đức quy định rõ thẩm quyền Tòa án trong việc giải quyết từng vụ án cụ thể, không chỉ tuyên bố tính trái pháp luật của các quyết định, hành vi bị kiện mà Tòa án Pháp còn có thẩm quyền: hủy, giữ nguyên hay sửa những sai phạm trong các quyết định bị kiện; xác định các quyền được làm và không được làm của các đương sự; quyết định việc bồi thường thiệt hại; giải thích việc áp dụng quyết định phù hợp với thực tiễn pháp lý mặc dù quyết định quy phạm có thể bị tuyên là trái luật; áp đặt mức phạt hoặc bổ sung khoản tiền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản công; áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc đối với đối tượng bị kiện [40]. Có thể nói Tòa hành chính ở các nước này có thẩm quyền rất lớn, việc quy định những nội dung mà Tòa hành chính có quyền như đã nêu trên sẽ đảm bảo tốt nhất công tác thi hành án hành chính. Từ kinh nghiệm xét xử án hành chính ở một số nước trên thế giới, cần nghiên cứu và

31

vận dụng cho phù hợp với hoạt động xét xử án hành chính của Việt Nam trong các lĩnh vực cụ thể như: ban hành bản án, quyết định thi hành án hành chính…bởi đây là những lĩnh vực đang còn khá nhiều bất cập trong thực tiễn. Do đó các nhà lập pháp nên nghiên cứu học tập những ưu điểm trong quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án các nước để hoàn thiện nội dung này.

CHƢƠNG II

Một phần của tài liệu Xét xử án hành chính qua thực tiễn tỉnh Lào Cai Luận văn ThS. Luật (Trang 33 - 37)